1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Nhiệm vụ CNTT và truyền thông năm học 2008-2009

HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN -
TRUYỀN THÔNG NĂM HỌC 2008-2009

    
I. ĐỊNH HƯỚNG CHỦ YẾU

1. Tiếp tục phổ biến, quán triệt các văn bản của Nhà nước về dạy tin học và ứng dụng CNTT vào dạy học, quản lý giáo dục.

2. Phát triển website của Sở GD&ĐT tại các địa chỉ gốc là  www.thuathienhue.gov.vn và www.thuathienhue.edu.vn.

3. Đẩy mạnh việc giảng dạy môn Tin học trong trường phổ thông các cấp, mở rộng thí điểm các chương trình tin học trong các trường mầm non.

4. Xây dựng hệ thống các công cụ tạo lập và quản lí bài giảng điện tử, qui trình soạn bài giảng, các phần mềm hỗ trợ dạy học, phần mềm thí nghiệm ảo; xây dựng các nguồn tài nguyên giáo dục và học liệu điện tử để chia sẻ dùng chung qua website của Sở, thư viện đề thi, thư viện sách giáo khoa điện tử.

5. Tham gia tích cực chương trình cải cách hành chính điện tử và Chính phủ điện tử. Thực hiện việc chuyển phát công văn, tài liệu qua mạng điện tử từ Sở đến các đơn vị.

6. Thí điểm việc tổ chức họp, hội nghị qua mạng.

7. Thực hiện việc xử lí, phân tích dữ liệu kết quả thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh vào lớp 6, 10 hằng năm để phục vụ triển khai cuộc vận động “Hai không” và điều chỉnh kịp thời việc tổ chức dạy học ở các cấp.

8. Chuẩn hoá chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng về CNTT cho cán bộ quản lí, giáo viên trong quản lí giáo dục và trong giảng dạy.

9. Triển khai công tác chuẩn hoá về CNTT và chuẩn hoá tiếng Việt trên máy tính.

10. Tiếp tục trang bị thí điểm các phần mềm quản lý và dạy học mới, nhân rộng các phần mềm đã được khẳng định.

11. Tiếp tục trang bị hệ thống máy tính, các phương tiện truyền thông phục vụ dạy học và quản lý giáo dục.

 

II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Tổ chức quán triệt và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên trong toàn ngành, trước hết cho lãnh đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục thuộc địa phương về các văn bản pháp qui của Nhà nước thuộc lĩnh vực CNTT. Triển khai thực hiện Nghị định 64 của Chính phủ, triển khai ứng dụng CNTT trong giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về CNTT cũng như các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Triển khai công tác điều tra, khảo sát hiện trạng về CNTT đối với các đơn vị, cơ sở giáo dục theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT.

3. Chỉ đạo các trường đẩy mạnh việc giảng dạy môn Tin học theo qui định và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đưa phần mềm mã nguồn mở, phần mềm có bản quyền hợp pháp vào giảng dạy như King Office, Open Office, Linux,... và triển khai áp dụng chương trình giảng dạy CNTT theo các môđun kiến thức.

a) Bộ phần mềm văn phòng Open Office có thể tải về miễn phí tại địa chỉ www.OpenOffice.Org. Trong đó có các modun Soạn thảo văn bản (Writer), Bảng tính điện tử (Calc), Đồ họa (Draw), Trình chiếu (Impress) và Cơ sở dữ liệu (Base). Các modun này hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu sử dụng trong công tác quản lý và giảng dạy, tương đương với Microsoft Office. Các đơn vị có thể dùng bản Star Office, có thể tải về miễn phí tại địa chỉ của Google http://www.google.com/intl/en/options/

b) Việc mua bản quyền các phần mềm như Microsoft Office sẽ do Cục CNTT làm đầu mối quản lý và triển khai thống nhất trong toàn ngành khi có hướng dẫn cụ thể của Bộ Thông tin và Truyền thông.

c) Bộ gõ tiếng Việt (mã nguồn mở) Unikey. Các đơn vị cần chuyển hẳn sang dùng bộ mã unicode theo TCVN 6909, tuyệt đối không tiếp tục sử dụng các bộ mã khác như ABC, VNI... trong giao dịch điện tử.

d) Trình duyệt web Firefox tải về miễn phí.

4. Hướng dẫn các đơn vị triển khai việc kết nối Internet băng thông rộng và triển khai thử nghiệm hệ thống e-mail của Google cho học sinh, để mỗi học sinh có một địa chỉ e-mail theo tên miền của sở GD&ĐT, giảm chi phí đầu tư máy chủ và quản trị mạng.

Tổ chức phổ biến và động viên giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục tham gia khai thác và đóng góp bài, cập nhật thông tin cho mạng giáo dục và website của Sở qua các địa chỉ nêu trên.

Triển khai thí điểm hệ thống video conference, web conference và audio conference để tổ chức họp, hội nghị qua mạng của Sở.

5. Chỉ đạo, tổ chức triển khai chương trình công nghệ giáo dục, ứng dụng CNTT vào dạy và học trong các trường. Cụ thể là:

a) Tổ chức cho giáo viên soạn bài giảng điện tử, bài giảng e-Learning trực tuyến và đóng góp vào thư viện bài giảng điện tử trên mạng giáo dục cũng như tham gia các cuộc thi soạn bài giảng điện tử, bài giảng e-Learning do Bộ và Sở tổ chức.

b) Triển khai các phần mềm mã nguồn mở.

c) Tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham gia đóng góp nội dung trên các website của Sở và tham gia trao đổi kinh nghiệm trên mục Diễn đàn giáo dục.

d) Khai thác và sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy - học khác.

6. Tiếp tục triển khai phần mềm quản lí trường học và hệ thống thông tin quản lí giáo dục, cơ sở dữ liệu về học sinh, giáo viên…, trong đó có học bạ và bảng điểm điện tử. Mỗi học sinh có một mã số thẻ học sinh riêng, hệ thống này sẽ do Cục CNTT cung cấp.

7. Đẩy mạnh tin học hoá quản lí hành chính của sở GD&ĐT, xây dựng và phát triển website của Sở, thực hiện việc kết nối thông tin điều hành bằng văn bản điện tử giữa Sở và Bộ GD&ĐT, giữa Sở và các trường.

 8. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức và kĩ năng CNTT cho cán bộ quản lí các cấp và giáo viên.

9. Trên cơ sở của kết quả xử lí, phân tích dữ liệu kết quả kì thi năm 2008, Sở GD&ĐT chỉ đạo, tổ chức cho hiệu trưởng các trường THPT nghiên cứu, rút kinh nghiệm cho công tác quản lí và đánh giá kết quả học tập của học sinh của mỗi trường.

10. Tổ chức triển khai các chương trình hợp tác quốc tế về CNTT theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

11. Định hướng thi đua đối với hoạt động CNTT:

a) Mỗi Phòng GD&ĐT, Trường, Trung tâm (gọi tắt là các đơn vị) có tên miền riêng của đơn vị để thiết lập website và hệ thống e mail quản lý. (Việc tạo e mail theo tên miền của đơn vị hiện nay là hoàn toàn miễn phí trên nền gmail, các đơn vị không cần đầu tư mua máy chủ và không mất nhân lực bảo dưỡng hệ thống).

b) Mỗi cán bộ của Phòng, mỗi học sinh THCS và THPT, mỗi giáo viên có một e mail theo tên miền của Phòng, Trường.

c) Các đơn vị có thể tạo trang web riêng như là một trang của mạng giáo dục của Sở. Các đơn vị cần cử cán bộ theo dõi việc cung cấp và cập nhật thông tin cho trang web của đơn vị.

d) Mỗi trường Tiểu học có ít nhất là 1 phòng máy tính (với số lượng ít nhất là 25 máy); THCS có tối thiểu 2 phòng máy tính (với số lượng ít nhất là 25 máy) và trường THPT có ít nhất 3 phòng máy tính (với số lượng ít nhất là 25 máy) tất cả đều phải nối mạng nội bộ và kết nối Internet băng thông rộng ADSL.

đ) Đến cuối năm 2008, cố gắng phấn đấu tất cả các trường đều được kết nối Internet băng thông rộng ADSL. Ở những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, cần sử dụng kết nối Internet băng thông rộng qua chảo vệ tinh VSAT-IP.

e) Công tác biên soạn bài giảng điện tử: Khuyến khích mỗi trường Tiểu học, THCS, THPT tạo mới nhiều thêm bài giảng điện tử của các môn học, đặc biệt cho cả các môn khoa học xã hội như Văn, Sử, Địa, Nhạc, Họa. Khuyến khích giáo viên tham khảo các tài liệu, bài giảng điện tử của đồng nghiệp trong công tác giảng dạy song cần phát huy tính tích cực học tập thông qua thảo luận nhóm, tổ chức cho học sinh tập tự giải quyết vấn đề, khuyến khích cách suy nghĩ độc lập và suy xét, phản biện lại vấn đề. Tránh lạm dụng thái quá CNTT.

f) Sử dụng các phần mềm mã nguồn mở trong công tác quản lý và giảng dạy như Open Office, Unikey, FireFox.

g) Triển khai hệ thống thông tin quản lý giáo dục do Cục CNTT cung cấp.

h) Phấn đấu đến hết năm học 2008 – 2009 có 100% cán bộ quản lý và 70% giáo viên các cấp có chứng chỉ A Tin học; tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng CNTT và áp dụng đổi mới PPDH vào dạy học và quản lý giáo dục.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
   

Các tin khác