1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Nhớ một kỷ niệm

NHỚ MỘT KỶ NIỆM
NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Thân tặng các anh - những giáo viên đầu tiên
của trường phổ thông cấp 3 Triệu Phong, Quảng Trị.

NGUYỄN VÊ

Tôi đi dạy học tính đến nay đã ba mươi bốn năm. Mỗi năm, khi ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 về trong không khí náo nức, hân hoan của toàn xã hội, tôi lại nhớ về kỷ niệm xưa – ngày Hiến chương các nhà giáo năm 1975.

Hồi ấy tôi mới bước vào nghề chưa đầy một năm. Tuy không phải là ngôi trường đầu đời dạy học, nhưng trường phổ thông cấp 3 Triệu Phong (nay là trường THPT thị xã Quảng Trị) thuở ấy đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm sâu sắc nhất. Sở dĩ thế là vì nhiều lẽ. Trường có một đặc điểm mà các trường học khác không có: Thời gian đầu thành lập, có tên trường mà chưa có địa chỉ, có học sinh, có lớp học, có ban giám hiệu, có chi bộ Đảng, Công đoàn mà chưa có phòng học. Hội đồng trường lúc ấy chỉ có 8 người, tôi và 7 cán bộ, giáo viên chi viện từ các trường THPT miền Bắc được điều động về trường. Thầy trò chúng tôi phải mượn tạm nhà sinh hoạt đội sản xuất của hợp tác xã nông nghiệp làm lớp học. Ngày là lớp học, đêm là nơi xã viên họp hành, sinh hoạt. Giáo viên ăn ở trong nhà dân, sinh hoạt họp hành cũng trong nhà dân. Có lẽ những năm chống Mỹ ở miền Bắc, những  lớp học trong tình trạng sơ tán cũng không khó khăn hơn hoàn cảnh của trường chúng tôi lúc ấy. Giáo viên chúng tôi một buổi lên lớp, một buổi đi mua tre về dựng trường. Phòng học toàn bằng tranh tre, tường trát rơm trộn bùn do anh em giáo viên tự làm lấy.

Một đêm mùa đông 1975, mùa rét lịch sử, trong không gian chật hẹp nhưng ấm cúng trong căn nhà nhỏ của phụ huynh học sinh ở chợ Sãi, chúng tôi tổ chức chào mừng ngày Hiến chương các nhà giáo 20/11. Buổi sinh hoạt không có hoa để trưng bày, không có phông màn, khẩu hiệu; chỉ một cái bàn đơn sơ và mấy chiếc ghế góp nhặt làm chỗ ngồi. Bên ngoài, trời lạnh nhiều, nhưng lòng tôi cảm thấy thật ấm áp, hạnh phúc. Dưới ánh đèn dầu không đủ sáng, những kỷ niệm vui buồn của đời dạy học được các anh kể lại một cách say sưa, xúc động. Chỉ có tôi là người chỉ biết ngồi nghe, bởi vì tôi mới chỉ có một năm dạy học! Và những mẩu chuyện vui buồn của các anh về đời dạy học trong hoàn cảnh đất nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc đã in đậm mãi trong tôi.

Cũng tại buổi sinh hoạt hôm ấy, lần đầu tiên trong đời, tôi được biết rằng tại hội nghị thế giới các Tổ chức Giáo giới lần thứ hai họp tại Vác-xô-vi, Ba Lan vào tháng 8 năm 1957 đã quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày tuyên truyền rộng rãi bản hiến chương. Và từ đó, ngày 20/11 được gọi là “Ngày hiến chương các nhà giáo”.

Đã 33 năm trôi qua, ngôi trường cấp 3 Triệu Phong nhỏ bé, đơn sơ nằm trên vùng đất đầy bom mìn chưa được tháo gỡ, cạnh con đường đầy những hố bom loang lổ chạy từ chợ Sãi về Cửa Việt hồi ấy nay đã chuyển về trung tâm thị xã Quảng Trị. Trường bây giờ khang trang, to đẹp và đạt nhiều thành tích đã được Nhà nước trao tặng huân chương lao động và nhiều bằng khen. Những lớp học sinh năm xưa đi học trong điều kiện thiếu thốn, bây giờ đã có nhiều em thành đạt. Trong số tám anh em giáo viên năm ấy, nay chỉ mình tôi còn lại trong ngành. Những tháng năm qua đi với những kỷ niệm vui buồn của đời dạy học, những niềm vui nho nhỏ mỗi khi học trò của mình thành đạt trong đời, những mùa 20/11 về với những bó hoa tươi thắm của học trò thân yêu đã làm ấm áp lòng tôi. Nhưng có lẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi vẫn là mùa 20/11 năm 1975 ấy - năm đầu tiên trong đời dạy học, tôi được đón ngày Nhà giáo Việt Nam trong một điều kiện sinh hoạt vật chất thật hết sức thiếu thốn, nghèo nàn nhưng đậm tình đồng nghiệp.

Một mùa 20/11 nữa lại về. Trong không khí hân hoan tràn khắp các trường học, tôi lại nhớ về đêm tổ chức kỷ niệm ngày Hiến chương các nhà giáo 33 năm trước ở ngôi trường đầu tiên với những kỷ niệm khó quên; những khuôn mặt thân yêu của đồng nghiệp - những người anh trong nghề - bây giờ tất cả đã qua cái tuổi “xưa nay hiếm”, lại về trong ký ức của tôi.

Thời gian cứ vô tình trôi đi và lòng tôi vẫn giữ mãi một kỷ niệm sâu sắc trong bước đầu đời dạy học của mình.

N.V
   

Các tin khác