1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Những tư liệu chưa thống nhất

 

nhỮng tư liỆu chưa thỐng nhẤt

vỀ bà huyỆn thanh quan

 

 

nguyỄn thúc chuyên

 

 

Trước đây ở bậc phổ thông cũng như bậc đại học có học thơ Bà Huyện Thanh Quan. Thơ bà để lại cho đời sau không nhiều, nhưng bài nào cũng hay... “Đề tài trong thơ bà thường là cảnh thiên nhiên hắt hiu... gợi dậy một niềm thương nhớ cũ..., người đọc không có ý niệm về cảnh trước mắt, mà cảm thấy lặng lẽ một nỗi buồn cô quạnh về cái đã trôi qua”. (Trích Giáo trình Lịch sử văn học trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trang 207, NXB Giáo dục – 1962).

Đã gần hai thế kỷ trôi qua, người ta vẫn chưa tìm ra tên thật của bà, năm sinh và năm mất, bà làm Cung trung giáo tập thời vua nào(?). Đó là bốn chi tiết còn tồn nghi mà giới nghiên cứu văn học và sử học chưa thẩm định được.

Mãi đến năm 1962, giáo sư Bùi Văn Nguyên có viết một bài báo với tiêu đề: “Thử tìm hiểu tên thật Bà Huyện Thanh Quan” đăng trên Tạp chí nghiên cứu văn học số 12 năm 1962, công bố tên bà là Nguyễn Thị Hinh. Bài báo ra đời được giới nghiên cứu văn học, sử học ủng hộ. Từ đó một số từ điển đã lấy tên thật của bà làm mục từ, sắp xếp theo bảng chữ cái như cuốn Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (NXB Văn hóa – 1997, trang 642). Thế nhưng lại có một số cuốn từ điển khác vẫn để mục từ “Bà Huyện Thanh Quan” như Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập I), Từ điển Văn học Việt Nam, rồi ghi:... “Văn, tên thật Nguyễn Thị Hinh, thế kỷ 19”. Cả ba cuốn từ điển nêu trên đều ghi bà được vua Minh Mạng mời vào Kinh đô Huế làm Cung trung giáo tập dạy công chúa và cung nữ (?) v.v... Thế nhưng trong các sách “Quốc Văn trích diễn) của Dương Quảng Hàm (1943), “Thơ văn bình chú” của Ngô Tất Tố (1943) thì chép bà được vua Tự Đức mời vào Huế làm Cung trung giáo tập, vua có ban thơ, bà có họa lại. Ngược lại các sách “Văn học Việt Nam tiền bán thế kỷ XIX” xuất bản ở Hà Nội thời tạm chiến (1947 – 1954) của Nguyễn Tường Phượng và Bùi Hữu Sủng; “Lược thảo lịch sử Văn học Việt Nam” của nhóm Lê Quý Đôn, xuất bản ở Hà Nội năm 1957; cuốn “Giai thoại văn học Việt Nam” của Hoàng Ngọc Phách và Kiều Thu Hoạch, NXB Văn học - Hà Nội 1965 thì đều ghi bà làm Cung trung giáo tập thời Minh Mạng (?). Lại có một số sách khác ra đời hồi đầu thế kỷ XX thì lại ghi không rõ ràng, như cuốn sách “Littérature Annamite” của Cordier xuất bản năm 1914 chỉ viết: “... Bà nữ sĩ hình như sống vào đời Tự Đức, có làm chức Cung trung giáo tập trong triều”, cuốn “Cảo thơm toàn tập” xuất bản năm 1919 của Đoàn Như Khuê, sách “Nữ lưu văn học” của Sở Cuồng Lê Dư xuất bản năm 1929... thì chỉ ghi rằng:... “Bà được vua nghe tiếng mời vào triều làm Cung trung giáo tập”. Tuyệt nhiên không nói rõ triều vua nào?

Gần đây nhất có cuốn “Người đẹp Nghi Tàm, cuộc đời và thơ Bà Huyện Thanh Quan” của Bùi Bội Tỉnh, NXB Giáo dục – 1996 thì chép khá đầy đủ về năm sinh, số năm bà làm Cung trung giáo tập dưới triều vua Tự Đức, năm bà về hưu... (còn năm mất thì không thấy đề cập đến).

Người viết bài này chỉ cung cấp những tư liệu mà hiện nay chưa thống nhất trong một số sách và tạp chí đã xuất bản. Các chi tiết còn lại cần tiếp tục thẩm định là: năm sinh, năm mất và thời gian bà làm Cung trung giáo tập dưới triều đại vua nào? Vì vậy khi nói về tiểu sử của bà, chúng ta nên nói các chi tiết mà hiện nay giới nghiên cứu chưa thẩm định được, để cho học sinh, sinh viên biết. Biết đâu thế hệ trẻ sau này, có người sẽ đi sâu nghiên cứu một chuyên đề thuộc về các chi tiết ở trên nhằm lấp chỗ trống về tư liệu lịch sử của nhân vật nữ sĩ này.

Những thắc mắc về thân thế tiểu sử Bà Huyện Thanh Quan đã đi qua gần hai thế kỷ mà vẫn chưa tìm ra được tư liệu chính xác để giải quyết thỏa đáng. Thật tiếc lắm thay! Mong các đồng nghiệp cùng trao đổi về đề tài này.

N.T.C



Các tin khác