1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Sự kiện quân thanh thất bại

SỰ KIỆN QUÂN THANH THẤT BẠI
TRONG CUỘC XÂM LƯỢC NƯỚC TA
NHÌN TỪ SỬ LIỆU NHÀ THANH

Th.S. Phan TẤn Tô

Cao tông thực lục (1) nguyên văn chữ Hán, gồm các chỉ dụ của vua Càn Long, Gia Khánh nhà Thanh (Trung Quốc), liên quan đến việc xâm lăng Việt Nam, thời Tây Sơn. Tài liệu này lưu giữ tại thư viện trường Đại học Princeton (Hoa Kì). Hồ Bạch Thảo đã sưu tầm và dịch ra Việt văn, cung cấp cho chúng ta những tư liệu mới về một giai đoạn lịch sử, được nhìn từ chính sử Trung Quốc, với “hi vọng đóng góp một phần nhỏ để các sử gia tương lai hoàn thành một bộ sử Việt Nam đầy đủ và chính xác”. (2)

Đây là tài liệu quí về lịch sử cần tham khảo. Chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin trong Cao tông thực lục.

 

1. Mưu đồ xâm lược

Năm 1788, Nguyễn Huệ đánh chiếm thành nhà Lê (Thăng Long), Lê Duy Kì (tức Lê Chiêu Thống) tháo chạy, nhưng không phải sang Tàu cầu viện. Theo chỉ dụ (CD) ngày 1 tháng 7 năm Càn Long (CL) thứ 53 (Mậu thân) (02-8-1788), thì lúc đó Lê Duy Kì trốn lên vùng Sơn Nam, hiện chưa rõ tin tức, còn một nhóm do viên quan Lê Quýnh và Nguyễn Huy Túc (Đề đồng tỉnh Cao Bằng) bảo hộ mẹ và con Lê Duy Kì, trẻ già 62 người, chạy lên vùng biên giới, vượt qua ải Đầu Áo (giáp Cao Bằng với Long Châu, tỉnh Quảng Tây, TQ) cầu cứu.

 

Nhân cớ này Càn Long thực hiện mưu đồ xâm lược nước ta, với chiêu bài “Hưng diệt, kế tuyệt” (phục hưng nước bị diệt, nối lại dòng kế vị bị đứt) và giọng điệu giả nhân, giả nghĩa: “Trẫm không nỡ thấy nhà Lê bị diệt vong, bèn ra lệnh viên Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị truyền hịch cho dân An Nam bắt sống Nguyễn Huệ, cùng ra lệnh cho viên Đốc này mang quân tiểu trừ”. (CD : 11-10 CL53, 08-11-1788). Việc này trong tờ biểu chương gửi cho Càn Long, vua Quang Trung cũng đã khẳng khái vặn hỏi: “...mẹ của Lê Duy Kì đã sang trước ở ải Đầu Áo gửi thân xin cầu viện. Tôn Sĩ Nghị lấy địa vị đại thần biên cương lại vì tiền và nữ sắc đem tờ biểu của Thần xé ném xuống đất, làm nhục sứ giả, ý muốn động binh, dấy quân.

Không biết việc đó quả do Đại Hoàng đế sai khiến hay do Tôn Sĩ Nghị vì một người đàn bà sai khiến mong lập công nơi biên cương mà cầu lợi lớn?”

Và sau này, khi giải thích lí do tại sao không xuất binh lần thứ hai để rửa hận, chúng ta lại thấy rõ tâm địa của Càn Long: “Nếu bình định đất này, chia đất ra quận huyện, người trong nước (3) không có thể đó lâu để cai trị. Vả lại xứ đó lòng người phản phúc, khó có thể yên ổn lâu ngày mà không xảy ra việc”. (CD 11-3 CL 53, 6-4-1788).

 

2. Điều động đại binh xâm lược

Lúc đầu, Càn Long tưởng rằng ở An Nam còn nhiều người theo nhà Lê, nên chưa muốn xuất binh, chỉ động binh vùng biên giới làm thế thanh viện và phao tin sẽ tiến quân, để hà hơi tiếp sức cho lực lượng tại chỗ nổi dậy. Nhưng kế hoạch này thất bại. Càn Long liền điều đại binh xâm lược, gồm quân lực của 4 tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Quảng Đông và Quảng Tây, kể cả đoàn quân vừa thắng trận ở Đài Loan trở về. Tôn Sĩ Nghị, Tổng đốc Lưỡng Quảng chịu trách nhiệm tổng quát, Phú Cương, Tổng đốc Vân Nam, Quí Châu, hành quân vùng biên giới làm thế thanh viện, Tôn Vĩnh Thanh, Tuần phủ Quảng Tây, lo lương thảo hậu cần.

Đại binh ào ạt tiến theo 4 lộ: Lộ 1, hướng Lạng Sơn, do Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị chỉ huy; Lộ 2, hướng Cao Bằng, Tri phủ Sầm Nghi Đống chỉ huy; Lộ 3, hướng Tuyên Quang, Đề đốc Ô Đại Kinh chỉ huy; Lộ 4, hướng Quảng Ninh tiến về Hải Dương

- Ngày 28-10 CL 53 (25-11-1788), Tôn Sĩ Nghị xuất binh vượt quan ải.

- Ngày 07-11 CL 53 (04-12-1788), quân Thanh đến Chi Lâm (Chi Lăng).

Sau khi vượt sông Thọ Xương (sông Thương), chiều 16-11 tiến đến bờ bắc sông Thị Cầu (sông Cầu).

 

- Ngày 18-11 CL 53 (15-12-1788), quân Tôn Sĩ Nghị còn cách thành nhà Lê chưa tới 100 dặm.

 

- Sáng sớm 19-11 CL 53 (16-12-1788), đến bờ bắc sông Phú Lương (sông Hồng) và tìm cách vượt sông bằng chiến thuật “ám độ”. (4)

- Canh năm ngày 20-11 CL 53 (17-12-1788), vượt qua sông Phú Lương. Rạng sáng 20-11 vào thành nhà Lê, rồi phong Lê Duy Kì làm Quốc vương An Nam lần thứ hai.

Thật ra, trước đó, quân Tây Sơn đã được lệnh rút về án ngữ tại phòng tuyến Tam Điệp, chấp nhận để cho quân Thanh vào “ngủ trọ một đêm” như lời Ngô Thời Nhậm (theo Hoàng Lê nhất thống chí).

3. Càn Long trực tiếp chỉ đạo chiến dịch

 

Ngồi tại kinh đô, Càn Long trực tiếp chỉ đạo chiến dịch bằng cách ban hành các chỉ dụ truyền đi xa 500, 600 dặm. Để đối phó với tình hình khẩn trương ngoài mặt trận, các chỉ dụ được ban hành liên tục, có khi từng ngày, có ngày đến 3, 4 chỉ dụ. Tháng 12- 1788: ngày 02 có 2 CD, ngày 21 có 2 CD; tháng 1-1789: các ngày 1, 2, 4, mỗi ngày 2 CD; ngày 20-2 và 27-5, mỗi ngày có 4 CD...

Qua các chỉ dụ, Càn Long chỉ đạo sách lược một cách cụ thể, hướng dẫn cách bày binh bố trận trên chiến trường. Ví dụ trong chỉ dụ ngày 29-11 CL 53 (26-12-1788), chỉ đạo chiến thuật vượt sông: “Theo Trẫm, sông Phú Lương (sông Hồng) dài rộng, Nguyễn Huệ không thể dàn binh khắp nơi. Khi Tôn Sĩ Nghị đem quân đến chốn này, nếu như giặc dàn binh phía bên kia để chống cự, viên Tổng đốc nên đốc suất quân binh làm ra vẻ tấn công, để lôi kéo quân giặc dồn nỗ lực vào. Cùng lúc cho Hứa Thế Hanh mang một đạo binh đi vòng theo hướng hạ lưu hay thượng lưu nhằm chỗ giặc không phòng bị, cấp tốc vượt sông, khiến giặc kinh ngạc coi như quan binh từ trên trời hạ xuống, các đồn giặc dọc bờ sông sẽ tan vỡ bỏ chạy. Chiến thuật này sử sách gọi là “ám độ”, thực hành sẽ thấy hiệu quả. Trẫm tình cờ nghĩ đến bèn bảo cho hay để liệu biện cho tốt đẹp”.

4. Kế hoạch truy bắt Nguyễn Huệ

Ngay từ khi mở đầu chiến dịch, Càn Long đã đề ra mục tiêu là phải bắt trọn ổ và chiếm trọn đất An Nam, (cho nên không chịu để quân Tiêm La (Thái Lan) đánh vào vùng Quảng Nam (5) vì như thế sau khi hoàn thành sẽ phải chia đất cho Tiêm La). Trong nhiều chỉ dụ, đều có bày mưu tính kế để Tôn Sĩ Nghị thực hiện được mục tiêu này. Kế hoạch truy bắt Nguyễn Huệ theo nhiều phương án:

- Dựa vào dân An Nam, CD 03-10 CL 53 (31-10-1788) ghi: Ra lệnh cho Hứa Thế Hanh mang vài ngàn quân thẳng đến thành nhà Lê đốc suất dân chúng nước này bắt hết những tên đầu sỏ của giặc, để mong một lần mệt nhọc, mãi mãi yên ổn.

Dùng chiêu bài “củ cà rốt và quả đấm”, một mặt vừa dụ dỗ, vừa hăm dọa, một mặt lại đánh mạnh để thúc ép Nguyễn Huệ ra hàng. CD 14-10 CL 53 (11-11-1788), Càn Long bày mưu cho thuộc hạ: Ô Đại Kinh truyền hịch cho Nguyễn Huệ rằng Tôn Tổng đốc hiện thống suất đại binh tiến tiểu, bắt được sẽ không tha mạng, nếu đầu hàng với bản Đề đốc, bó thân qui thuận, sẽ làm tờ tấu thay xin tha. Lúc này, Tôn Sĩ Nghị chuyên tâm về việc đánh mạnh, hết sức nghiêm cách, khiến bọn Nguyễn Huệ thế cùng, lực tận, không còn đường sinh lộ, lại tiếp được hịch của Ô Đại Kinh tất nhiên sẽ đến qui hàng, điều này có thể liệu lí được.

- Tuy vậy, mục tiêu “bắt trọn ổ” vẫn được đưa lên hàng đầu. CD 22-10 CL 53 (19-11-1788): Nếu kì này không bắt được bọn Nguyễn Huệ thì tương lai đại binh rút về, bọn chúng lại gây loạn. Nếu phen này không tiểu trừ cho hết, tương lai lại phải liệu biện thực là phí sức, đó không phải là kế sách một lần cực nhọc để mãi mãi được thong thả. Vậy cần một lần bắt trọn ổ, mới gọi là xong việc.

Các chỉ dụ tiếp theo, Càn Long đều hối thúc một cách lạc quan: Nếu Nguyễn Huệ ở tại thành nhà Lê, tức nằm trong lồng của ta rồi, Tôn Sĩ Nghị và Ô Đại Kinh hai mặt giáp công bắt sống thủ phạm là gọn nhất (CD 24-11-CL 53, 21-12-l788), hoặc: Thời cơ thuận lợi, thừa thắng thâm nhập đuổi thẳng đến thành nhà Lê, nếu như bọn Nguyễn Huệ còn chống cự thì hãy tìm cách bắt sống giải về kinh xử lí (CD 02-12-CL53, 28-12-1788).

Thực tế, vào lúc này, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế tại Phú Xuân (25-1- Mậu thân, 22-12-1788) và đang hành quân thần tốc ra Bắc hà để tiêu diệt quân Thanh xâm lược.

- Đánh vào Quảng Nam, sào huyệt của Nguyễn Huệ. Sau khi chiếm được thành nhà Lê (20-11 CL 53, 17-12-1788), Càn Long và Tôn Sĩ Nghị say sưa với chiến thắng ban đầu và đang lên kế hoạch đánh thẳng vào vùng đất Quảng Nam, để truy bắt đến cùng. Nhưng vì địa hình hiểm trở, và phải lập hơn 90 đài trạm, huy động thêm 10 vạn phu dịch, 2 vạn quân binh nữa, quá tốn kém, khó thực hiện được, khó thành công, nếu không nói là ảo tưởng.

- Kế hoạch truy bắt Nguyễn Huệ thất bại, Càn Long hạ thấp yêu cầu. CD 24-11 CL 53 (21-12-1788): Nói tóm lại, viên Tổng đốc đã mang quân đi lần này, bắt sống được bọn Nguyễn Huệ, đó là thượng sách. Nếu không, thì sau khi thu phục thành nhà Lê, giúp Lê Duy Kì thu phục đất đai, đó là trung sách... Nếu quả Nguyễn Huệ chạy xa, khó bắt sống thì cứ sự thực tâu rõ, rồi mang quân về Lưỡng Quảng theo kế hoạch mà viên Tổng đốc cho là tốt.

Thật ra, Càn Long cũng không tin là sẽ bắt được Nguyễn Huệ hay Nguyễn Huệ tự thân ra hàng, nên đã nhiều lần yêu cầu Tôn Sĩ Nghị triệt binh. CD 28-12 CL 53 (23-01-1789): Vạn nhất Nguyễn Huệ nghe tin quân Vân Nam cùng tiến, có thể đến gặp Ô Đại Kinh để khất hàng chăng? Xem ra tình hình đó không chắc có như vậy. Nếu bây giờ bọn Nguyễn Huệ đến gặp Ô Đại Kinh xin hàng, hẳn là điều tốt. Nếu chỉ dụ này đến nơi mà chưa có tin tức gì thì Tôn Sĩ Nghị không cần chờ đợi, hãy làm ra vẻ tuần phòng biên giới rồi mang quân triệt thoái. Nhớ cùng báo tin cho Phú Cương, Ô Đại Kinh để đồng thời triệt thoái một lúc.

Thế là kế hoạch truy bắt Nguyễn Huệ không thể thực hiện được. Càn Long không ngờ, chỉ một tuần sau khi chỉ dụ này ban hành thì quân của Tôn Sĩ Nghị bị đánh úp tại thành nhà Lê, nơi mà Càn Long nghĩ sẽ là cái lồng để tóm bắt  Nguyễn Huệ.

(Còn tiếp)

P.T.T


Các tin khác