1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Sự tích vòng Nguyệt quế

SỰ TÍCH VÒNG NGUYỆT QUẾ

Nguyễn Xuân

Thần thoại Hy Lạp kể rằng: Apôlông, vị thần ánh sáng, thần bảo trợ cho nghệ thuật, âm nhạc, con của thần Dớt, một bữa kia, say đắm một tiên nữ vô cùng xinh đẹp tên Đaphnê, con gái của thần Sông Pênê.

Apôlông thì mang trong mình trái tim “bốc lửa” vì nó đã bị mũi tên vô hình, “mũi tên khơi dậy tình yêu” của thần Tình yêu Êrôx bắn trúng. Còn trái tim của tiên nữ Đaphnê thì đã trở nên “băng giá” vì đã trúng mũi tên thứ hai, mũi tên thổi tắt tình yêu của thần Êrôx.

Thế là Apôlông càng khát khao được bày tỏ tình cảm với tiên nữ Đaphnê thì tiên nữ Đaphnê càng lãng tránh. Gặp nhau, tiên nữ Đaphnê bỏ chạy, Apôlông vừa đuổi theo vừa gọi:

- Đừng chạy, đừng chạy nữa! Ta là Apôlông, người con trai vinh quang của thần Dớt vĩ đại đây! Ta yêu nàng! Đứng lại, đừng chạy nữa!

Nhưng càng gọi, tiên nữ Đaphnê càng chạy nhanh hơn; vì trái tim nàng đã tắt ngấm ngọn lửa khát khao nóng bỏng của hạnh phúc lứa đôi do mũi tên tai hại của thần Tình yêu Êrôx! Đến “bước đường cùng”, nàng gọi cha là thần Sông Pênê:

- Cha ơi! Cứu con với! Mau lên, không con bị bắt bây giờ!

Nàng vừa nói dứt lời thì bỗng nhiên rùng mình một cái, đôi chân mềm mại bỗng cứng đờ ra, cả đôi tay vừa giơ ra chới với cầu xin cha cũng cứng nhắc. Toàn thân nàng biến thành một thân cây, chân như cắm sâu xuống đất và các ngón chân vươn dài ra thành những rễ lớn rễ nhỏ. Mái tóc đẹp đẽ của nàng biến thành những lá cây. Đó là cây nguyệt quế. Apôlông chạy đến nơi, sững sờ ngơ ngác trước sự thể không ngờ! Chàng đứng im lặng hồi lâu rồi đưa tay ve vuốt lên cành lá của cây nguyệt quế, buồn rầu nói với cây những lời từ biệt chân thành:

- Hỡi người thiếu nữ xinh đẹp nhất trong số tiên nữ! Ta có ngờ đâu tình yêu chân thành và nồng thắm của ta lại gây nên nông nỗi này. Vì ta mà nàng mất đi cuộc sống của một tiên nữ vô cùng hạnh phúc. Từ nay trở đi nàng sẽ là người bạn đường thân thiết của thần Apôlông này. Từ nay trở đi chỉ những ai chiến thắng trong các cuộc đua tài đua sức ở các ngày hội thì mới được đội vòng nguyệt quế trên đầu. Vòng nguyệt quế là vinh quang của chiến thắng, chỉ giành cho chiến thắng!


Ngày nay, cây nguyệt quế, vòng lá, vòng hoa nguyệt quế trở thành một biểu tượng cho thắng lợi, chiến thắng. Ở các nước phương Tây, ta thường thấy biểu tượng cành nguyệt quế ở tượng đài anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hoá, tượng đài chiến sĩ vô danh... Trong nhiều cuộc thi ở các nước trên thế giới hiện nay vẫn còn giữ tục lệ đội lên đầu hoặc khoác vào cổ người chiến thắng một vòng hoa nguyệt quế.

N.X
Theo Thần thoại Hy Lạp -
Nguyễn Văn Khoả biên soạn, NXB Văn hóa, 2002

Các tin khác