1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Thể thơ bốn tiếng

THỂ THƠ BỐN TIẾNG

TRIỀU NGUYÊN

1. Thơ ca nước ta sử dụng nhiều thể loại. Có một số thể được dùng phổ biến, và cũng có một số thể chỉ được dùng hạn chế. Thể thơ bốn tiếng bốn dòng thuộc loại sau.

Trong văn học dân gian, thể thơ này được dùng ở câu đố, trong văn học viết, thường bắt gặp trong những trường hợp sáng tạo không bình thường. Đó là lúc người làm thơ bị buộc phải đối phó ngay, và đã “xuất khẩu thành chương”, để đáp ứng yêu cầu giao tiếp bất thuận đang đặt ra.

2. Thơ bốn tiếng bốn dòng yêu cầu phải có vần chân, nhưng vị trí, số lượng, loại vần bằng hay trắc thì không quy định.

2.1. Thể bốn tiếng, bốn dòng này được dùng để tạo lời đố trong trò chơi câu đố. Hầu hết là những miêu tả theo lối lạ hoá vật đố. Chúng có vần bằng, kiểu -V1V1- (hai vị trí tương ứng không gieo vần, theo thanh trắc); chẳng hạn.

- Hàng trăm cái lỗ,

Vô số trẻ con,

Đua chạy vòng tròn,

Chen nhau chui xuống. (sàng gạo)

- Phên đan long mốt,

Có hột tràng sinh,

Văn võ triều đình,

Ai ai cũng có. (cái áo)

- Người thì một tấc,

Da trắng như ngà,

Đội mũ hồng hoa,

Chân đi có một. (cây giá đậu đỏ)

Thể thơ này cũng được tìm thấy một bài, ở một trường hợp đặc biệt khác trong dân gian. Đó là, ở thôn Hạ Đồng, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Hà Bắc, nơi có đình thờ bà Chúa Lẫm (một nhân vật lịch sử thời Lý, được thờ làm phúc thần), có tục uống sữa Chúa. Những ai chẳng may mắc bệnh thập tử nhất sinh trong những ngày giáp hạt, người nhà ra Đồng Quan (tên khu đất ruộng công do bà Chúa Lẫm cắm cho làng), bứt mấy giành đòng đòng hoặc gié lúa non, giã ra, vò với nước mưa, chất thành một thứ sữa lúa, rồi vừa cho người bệnh uống vừa đọc bốn dòng thơ;

Mày chất qua ngàn,

Mày chất qua biển;

Giọt sữa Đồng Quan,

Mẹ cho tao uống !

Bài thơ được xem như thần chú (“Mẹ” trong bài thơ chỉ bà Chúa Lẫm). Dân gian rất tin tưởng, do vậy mà có câu tục ngữ “Được sữa Chúa, ai úa cũng tươi” (Theo: Nguyễn Xuân Cần, Anh Vũ, Truyền thuyết Vương triều Lý, Trung tâm UNESCO Bảo tồn và Phát triển văn hoá dân tộc Việt Nam và Hội Văn học nghệ thuật Bắc Giang phối hợp xb, tr 371).

Khác với lối gieo vần ở câu đố, bài thơ này theo vần bằng, kiểu gián cách V1-V1-.

2.2. Dưới đây, là các trường hợp khác, được tìm thấy trong giai thoại văn học:

+ Tương truyền, sư Đại Điên là một cao tăng đời Lý. Thời Lý Thánh Tông, Bà Ỷ Lan (mẹ của Lý Càn Đức) bị Dương Hậu vu oan, vua đuổi ra khỏi cung. Đại thần Bao Công Chuẩn biết việc oan khuất này nhưng không làm gì được đành phải treo ấn từ quan. Khi thái tử Càn Đức mới lên ngôi (vua Lý Nhân Tông), trời đất bỗng u ám, mờ mịt. Vua mời Đại Điên đến hỏi chuyện, nhà sư đã đọc rằng:

Nhật hôn nguyệt ám,

Thiên địa trầm luân;1

Phải có cán cân,

Của Bao Công Chuẩn?

Vua nghe theo, mời Bao Công Chuẩn về triều phục chức, và sau đó, ông này đã đưa bà Ỷ Lan trở lại cung điện (Theo: Nguyễn Xuân Cần, Anh Vũ, Truyền thuyết Vương triều Lý, sđd, tr 272-273).

+ Có người làm tài quan (một chức quan võ nhỏ) chết, con của người này đến nhờ Vũ Thoái Dĩnh2 viết cho bài thơ để khắc vào bia mộ, ông Vũ cầm bút viết ngay rằng:

Sinh vi tài quan,

Tử nhập quan tài; 3

Kì sinh giã vinh,

Kì tử giã ai.

(Sống làm tài quan

Chết vào quan tài

Sống thì vinh hiển

Chết thì bi ai).

(Theo: Hoàng Ngọc Phách, Kiều Thu Hoạch, Giai thoại Văn học Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội, 2000, tr 89)

+ Năm Kỉ Tị (1629), chúa Trịnh Tráng sai sứ mang sắc vua Lê phong cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên ở Đàng Trong chức Thái phó quốc công, dụ chúa Nguyễn cho con ra chầu và nộp ba chục thớt voi, ba chục chiếc thuyền chiến. Chúa Nguyễn không tuân phục. Đào Duy Từ cho làm cái mâm hai đáy, vẫn đặt lễ vật ở trên bình thường, sai người đưa ra. Đoàn người đưa lễ vật sau khi xong việc là lẻn về ngay. Chúa Trịnh đâm nghi, cho soát xét lại, mới phát hiện chiếc mâm có hai đáy, bèn bổ ra thì thấy tờ sắc bị trả lại, và bài thơ như sau:

Mâu nhi vô dịch,

Mịch phi kiến tích,

Ái lạc tâm trường,

Lực lai tương địch.

Cả triều đình không ai hiểu nghĩa ra làm sao. Sau phải mời Trạng Bùng đến để hỏi(4). Trạng Bùng giải ngay rằng:

1 ) Dòng 1 , chữ “mâu “ [] mà không có dấu phết, là chữ dư  []; 2) Dòng 2, chữ “mịch” [] mà bỏ chữ “kiến” [], là chữ bất []; 3) Dòng 3, chữ “ái” [] mà bỏ chữ “tâm” [], là chữ thụ [] 4) Dòng 4, chữ “lực” []   ghép với chữ “lai” [] là chữ sắc [] Ghép Chúng lại, thành “Dư bất thụ sắc”, nghĩa là: “Ta không nhận sắc phong”.

Đào Duy Từ đã dùng kiểu chơi chữ tách ghép, biến đổi chữ Hán kèm việc trả tờ sắc và chiếc mâm hai đáy để trêu tức chúa Trịnh.

(Theo: Lãng Nhân, Giai thoại làng Nho, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1999, tr 61 - 62)

+ Thời Minh Mạng, ở vùng Hà Đông có một đại thần trí sĩ họ Tạ khét tiếng hống hách, tàn nhẫn. Lão nuôi một con hạc và yêu quý nó lắm: chân hạc đeo vòng vàng, cổ hạc đeo một thẻ bài ngà, ghi rằng “Ai đánh chết hạc, phải đền mạng”. Hôm nọ, hạc vào phá vườn một nhà người dân, bị chó nhà này cắn chết. Anh chủ nhà sợ hãi đến nhà lão hưu quan lạy lục và xin bồi thường bằng bất cứ giá tiền nào. Nhưng lão dứt khoát đòi chủ nhà phải đền mạng và yêu cầu quan án Đỗ Cao Mại xử tử hình anh kia.

Hôm xử, có các bên liên quan và đông đảo người đến xem, sau khi tiến hành đầy đủ các khâu của một phiên toà, đến lúc tuyên án, thật bất ngờ, quan án dõng dạc đọc bản án bằng bài thơ sau:

Hạc chi huyền bài,

Khuyến bất thức tự,

Cầm thú tương thương,

Ư nhân hà dự?

(Hạc kia đeo bài

Chó không biết chữ

Cầm thú hại nhau

Người sao can dự?)

Đoạn quan án tha cho người dân mang chó về, còn xác con hạc thì trả cho lão đại thần. Lão này tức uất người, hầm hầm bỏ về.

(Theo: Hoàng Ngọc Phách, Kiều Thu Hoạch, Giai thoại Văn học Việt Nam, sđd, tr 188)

+ Đinh Nhật Thận 5 muốn đánh bài nhưng đang thiếu một tay, bèn sai người cầm thư đến nhà một người bạn. Thư viết:

Tứ tướng dĩ cụ,

Chỉ khiếm nhất viên;

Tương bách nhị binh,

Độ hà kịch chiến. (Đinh Nhật Thận)

(Bốn tướng đã sẵn

Chỉ thiếu một người

Đem quân trăm hai

Qua sông kịch chiến)

Ý là rủ người bạn tới đánh bài, vì đang thiếu người, và nhắc cầm theo cỗ bài (gồm 120 quân) để chơi. Ấy thế mà, sau đó quan quan đã kéo tới bắt ông giải vào kinh, vì họ dựa vào bốn dòng chữ kia để kết tội ông đang điều động tướng sĩ chống lại triều đình (sự việc xảy ra vào thời Tự Đức).

(Theo: Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Hải Hà, Chuyện làng văn Việt Nam và thế giới, tập 1, Trường Đại học sư phạm Hà Nội I và Nxb Giáo dục phối hợp xb, Hà Nội, 1987; tr 62).

3. Chúng ta thấy, hai bài thơ của sư Đại Điên và Đinh Nhật Thận có lối gieo vần như các câu đố đã dẫn: -V1V1-; hai bài của Vũ Thoái Dĩnh và Đỗ Cao Mại có lối gieo vần - V1- V1 (bài đầu V1 bằng, bài sau V1 trắc); bài của Đào Duy Từ có lối gieo vần V1V1- V1 (V1 trắc) tức lối gieo vần của thể thơ đang bàn không thống nhất.

Câu đố dùng để chơi trò đố nhau, nhằm rèn luyện khả năng quan sát, ngôn ngữ và tư duy, người thắng cuộc thường được vinh danh là người có trí thông minh, có thể xem cuộc chơi là một kiểu giao tiếp đặc biệt. Và trừ trường hợp bài thơ có tính chất thần chú liên quan đến tục uống sữa chúa ở vùng Đồng Quan (Tiên Du), năm bài thơ còn lại đều thuộc giai thoại văn học. Xét khía cạnh giao tiếp, đều thuộc vào những hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt.

Như vậy, đã có thể kết luận: thể thơ bốn tiếng bốn dòng, vần chân gieo liên tiếp hay gián cách, là một thể thơ thường được sử dụng trong các trường hợp sáng tác đặc biệt. Thường thì đó là những ứng xử của nhà thơ trước một hoàn cảnh bức bách, buộc phải đưa ra một sự lựa chọn nghiêm túc, hoặc là những biểu hiện có tính chất vui chơi, hài hước.

T.N
   

Các tin khác