1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Tôi nhận điểm mình

ĐẾN VỚI BÀI THƠ TÔI NHẬN ĐIỂM MÌNH
CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN THÁI VẬN

Hoàng Thu

       TÔI NHẬN ĐIỂM MÌNH

       Bên đèn khuya, tôi gặp các em

       Lại đông vui, như giờ lên lớp!

       Mỗi khuôn mặt hiện trong bài viết

       Nét chữ quen thấp thoáng nét người

 

       Những câu văn thầm thì cùng tôi

       Trang giấy trải phập phồng hơi thở

       Màu mực tươi tâm hồn tuổi nhỏ

       Ngòi bút tôi dò hết nông sâu

 

       Lời giảng của tôi đang ở nơi nào

       Bao ý tứ còn vương dấu vết

       Nơi nồng đượm bếp than đêm rét

       Chỗ chống chênh như gió thổi hoang

 

       Bài làm các em là một tấm gương

       Tôi soi vào hiểu mình đích thực

       Như ngọn suối biết mình là nguồn nước

       Khi ra tới đại dương mênh mông.

 

       Chẳng dám bảo mình đã đủ yêu thương

       Dẫu đêm đêm thức ròng bên giáo án

       Các em vui, nỗi buồn tôi tan biến

       Tôi thoáng buồn cả lớp lặng nhìn nhau

       Có em điểm thấp, có em điểm cao

       Vì chậm chạp hay vì sáng dạ

       Vì lười biếng hay vì chăm chỉ

       Có ai nghĩ rằng trước hết vì tôi

 

       Chẳng thể nào trọn vẹn niềm vui

       Nếu còn một bài phải cho điểm thấp

       Ở đó tấm lòng tôi thiếu hụt

       Chấm điểm em, tôi nhận điểm mình

     

1. Nguyễn Thái Vận có nhiều năm dạy học, biên soạn sách giáo khoa, làm báo, ba lần nhận giải thưởng thi viết về thầy giáo và nhà trường, anh đã có những tập thơ khá dày dặn: Nắng trung du (in chung, 1977), Lặng im mùa hạ (in chung, 1984), Thức dậy một loài hoa (1986). Bài thơ Tôi nhận điểm mình của anh viết vào năm 1986 mà vẫn mới mẻ với độc giả hôm nay.

2. “Bên đèn khuya, tôi gặp các em / Lại đông vui, như giờ lên lớp! / Mỗi khuôn mặt hiện trong bài viết / Nét chữ quen thấp thoáng nét người”, người đọc nhận ra hình ảnh người thầy không chỉ tận tâm với học trò trên bục giảng mà còn miệt mài bên ngọn đèn khuya với từng trang giáo án, với bài tập của học trò. Biết bao tâm huyết, biết bao say mê, biết bao trăn trở, chung quy lại vẫn là cái tâm với nghề, cái tâm với người.

Hình ảnh người thầy soạn giáo án, “bên ngọn đèn khuya” cao quý biết bao. Ngọn đèn khuya từng chứng kiến bao nỗi nhọc nhằn của người thầy với từng con chữ, với từng trăn trở, và hình ảnh “người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm hôm” neo đậu trong trí nhớ của biết bao học trò. Người thầy dường như quên hết mọi lo toan của cuộc sống bộn bề, chỉ nói đến nghề mình với biết bao trân trọng “Những câu văn thầm thì cùng tôi / Trang giấy trải phập phồng hơi thở / Màu mực tươi tâm hồn tuổi nhỏ / Ngòi bút tôi dò hết nông sâu”. Câu thơ gợi nhớ đến cái thời cắp sách đến trường trang vở tập đỏ màu mực của thầy, nét chữ của thầy nghiêng nghiêng, trong trang vở tập thầy gạch chữ này, thầy chữa chữ kia. Thầy chữa cho từng câu, từng chữ, chỗ nào viết hay thầy phê chữ “giỏi”, đọc vở mình mà lòng cứ lâng lâng, đọc vở mình mà lòng nhói đau, không biết đêm qua thầy bạc thêm mấy sợi tóc? Ngòi bút của thầy dò hết nông sâu để đừng có những câu văn ngô nghê hay những lỗi chính tả làm mất đi vẻ đẹp của câu văn...

“Lời giảng của tôi đang ở nơi nào..../ Bài làm các em là một tấm gương”. Tứ của bài thơ thật sâu sắc, thầy với trò soi chiếu vào nhau, qua bài làm của trò thầy biết cái tâm mình. Thầy đọc bài của trò mà biết “Bao ý tứ còn vương dấu vết / Nơi nồng đượm bếp than đêm rét / Chỗ chống chênh như gió thổi hoang”. Cái tình thầy trò không chỉ qua những trang giáo án, mà còn là sự cảm thông, chia sẻ với biết bao nhọc nhằn, hạnh phúc của mỗi cuộc đời học sinh. Kết cấu song hành giữa tôi và các em, giữa thầy và trò cứ thế tạo nên chiều sâu trong tâm tưởng...

“Chẳng dám bảo mình đã đủ yêu thương / Dẫu đêm đêm thức ròng bên giáo án / Các em vui, nỗi buồn tôi tan biến / Tôi thoáng buồn cả lớp lặng nhìn nhau”. Chẳng dám - một kiểu nói khiêm, nói nhún quen thuộc của người Việt Nam. Với người thầy thì đó là phương châm để mà phấn đấu, mà rèn luyện, mà tu dưỡng suốt đời. Dẫu cho hôm nay cuộc sống có bộn bề, bao giá trị đổi thay trong chốc lát, thì người thầy vẫn phải khiêm nhường “Chẳng dám bảo mình đã đủ yêu thương”. Sự khiêm nhường của người thầy, sự tận tâm của người thầy, sự hết mình của người thầy với học trò thân yêu là phương châm, là lẽ sống suốt đời của những nhà giáo chân chính. Khi người thầy biết hy sinh và phấn đấu vì học sinh thân yêu thì đất nước mình sẽ sáng mãi “sao khuê”.

Vì “ngòi bút tôi dò hết nông sâu”, nên mới có em điểm cao, điểm thấp, điểm thấp cao của các em khiến cho thầy trăn trở “Vì chậm chạp hay vì sáng dạ / Vì lười biếng hay vì chăm chỉ / Có ai nghĩ rằng trước hết vì tôi”. Vì trình độ học trò? Vì ý thức học trò? Và cả vì tôi? Người thầy nhận ra mình có lỗi vì trò còn điểm thấp, một cử chỉ đẹp đẽ biết bao, một cái tâm trong sáng biết bao, “Có ai nghĩ rằng trước hết vì tôi”. Câu thơ nhắc nhở, câu thơ chạnh nghĩ, câu thơ khiến những ai làm thầy phải băn khoăn. Chỉ cần một lần chấm sai điểm cho học trò, một lời nói thiếu trung thực, một việc làm không đúng với phẩm chất và lương tâm của người thầy thì chính người thầy đã làm tổn thương thanh danh của mình trước mặt học trò, và đánh mất niềm tin đầu đời của những tâm hồn trắng trong...

“Chẳng thể nào trọn vẹn niềm vui / Nếu còn một bài phải cho điểm thấp / Ở đó tấm lòng tôi thiếu hụt /Chấm điểm em, tôi nhận điểm mình”. Câu kết của bài thơ thật bất ngờ “Chấm điểm em tôi nhận điểm mình”. Nhận điểm mình là nhận trách nhiệm về mình, là tự thấy rằng “trước hết vì tôi”. Đúng là “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Thơ ca viết về người thầy thường nghiêng về cảm xúc ngợi ca những phẩm chất cao quý, đức hy sinh, lòng tận tuỵ, phẩm chất trong sáng thanh cao, nhưng có lẽ phải khắc những câu thơ như “Ngòi bút tôi dò hết nông sâu... Có ai nghĩ rằng trước hết vì tôi... Chấm điểm em tôi nhận điểm mình” vào sổ tay của mình, vào từng trang giáo án, để những đức tính tốt đẹp của người thầy sâu sắc hơn, trọn vẹn hơn.

3. Đọc bài thơ Tự nhận điểm mình của Nguyễn Thái Vận, chợt nhớ đến những câu thơ tha thiết mến thương của nhà thơ Tạ Nghi Lễ  trong bài Lời của thầy “Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên: Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá…” “Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền / Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ”. Lời của thầy nhắn nhủ, gửi gắm bao tâm tình, và theo em suốt năm tháng cuộc đời, bởi người thầy trọng chữ “Tâm”, nói như cố nhạc sĩ  Trịnh Công Sơn “Sống trong đời cần có một tấm lòng - để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi!”. Rồi lại nhớ đến những câu thơ tự đáy lòng của tác giả Hoàng Ngọc Quý “Những tấm bằng có đóng dấu, ký tên / Chỉ là giấy thông hành để đi vào cuộc sống / Nhưng quý giá hơn là cuộc đời ghi nhận /mới là TẤM BẰNG - bằng - của - chính – ta (Tấm bằng). Thầy hết lòng với học trò bằng chữ tâm trong sáng nhất, thì trò cũng phải phấn đấu xứng đáng với mong mỏi của thầy, phải nhận đúng “tấm bằng - bằng của chính ta”.

H.T

Các tin khác