1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Tranh làng Sình

TRANH LÀNG SÌNH VỚI ĐỜI SỐNG TÂM LINH


VÕ VĂN DẦN

Làng Sình (tức làng Lại Ân - Phú Mậu - Phú Vang - TT. Huế) không những được nhiều người tìm đến với hội vật truyền thống mồng 10 tháng giêng Âm lịch hàng năm mà còn được biết đến với nghề truyền thống: Tranh làng Sình.

Có thể nói, nghề vẽ và in tranh ở làng Sình là nghề khá đặc thù bởi vì nó gắn liền với tín ngưỡng dân gian, với đời sống tâm linh của một bộ phận không nhỏ nhân dân ở trong và ngoài tỉnh.

Hiện nay vẫn chưa có một văn bản hay tài liệu nào đủ tin cậy để ghi chép lại xuất xứ, sự ra đời của tranh làng Sình.

Tuy nhiên, theo cụ Phan Trạch Bảo, 87 tuổi trưởng làng Lại Ân cho biết: “Tranh làng Sình có cách đây khoảng ba, bốn trăm năm”. Còn ông Kỳ Hữu Phước, sinh năm 1947 hiện nay là người làm tranh nhiều nhất trong làng cũng cho biết.. “Tôi thuộc thế hệ thứ chín trong dòng họ làm nghề này”.

Cũng như các nghề thủ công khác, nghề làm tranh cũng trải qua nhiều công đoạn khác nhau và đòi hỏi tính kiên trì, nhẫn nại của người thợ.

+ Giấy: Trước đây người làm tranh phải ra tận Quảng Bình để học nghề và mua giấy vào tự làm và có sáng tạo thêm. Hiện nay, các loại giấy đã bán sẵn trên thị trường từ các địa phương khác chuyển về như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh...

+ Phẩm: Thuở xưa các nghệ nhân phải tự tìm kiếm các loại cỏ cây, hoa lá để pha chế phẩm. Người ta phải cất công lên rừng, xuống biển khá vất vả, thậm chí là nguy hiểm để tìm ra những loại cây ưng ý. Chẳng hạn, lên rừng để hái lá đung, hái hoa giành giành, để đào rễ vang...; xuống biển để mò bắt con điệp, sau đó về nhào trộn, pha chế thành phẩm để nhuộm giấy.

Ngày nay, phẩm màu được bày bán trên thị trường rất phong phú, tha hồ chọn lựa. Tuy nhiên, những người có kinh nghiệm làm nghề lâu năm như ông Phước, bà Gái lại có thói quen tự pha chế nhằm đem lại màu sắc tươi mới và sáng đẹp hơn.

+ In ảnh: Viên cứng có màu đen, người làm tranh gọi đó là khói đèn đặt mua ở Đà Nẵng, đem ngâm nước khoảng 2 ngày cho mềm và nở ra sau đó cho vào cối giã nhỏ, giã xong lại tiếp tục ngâm nước. Khi nào dùng thì bỏ vào nồi pha ít phẩm tím rồi đun sôi, khi nước đang sôi thì cho thêm chút hồ (bột lọc) để khi in lên giấy sẽ có độ kết dính.

+ Viết vẽ: Được lấy từ rễ cây dứa mọc ở ngoài đồng, ở các bụi rậm hoặc ở ngoài nghĩa địa đem chặt thành khúc dài khoảng 20cm rồi đem phơi khô và cất dùng quanh năm.

+ Phơi nắng: Sau khi in xong, tranh đem phơi nắng ở nhiệt độ vừa phải, nếu phơi lâu màu sẽ bị phai, giấy sẽ bị úa vàng. Những lúc gặp trời mưa thì phải dùng than để sấy.

+ Mục đích sử dụng: Tranh làng Sình có nhiều loại với nhiều kiểu dáng, mẫu mã phong phú. Từng loại tranh được sử dụng để cúng trong các lễ nghi riêng biệt.

+ Lễ bổn mạng: Cúng ở trang ông, trang bà thì dùng tranh bổn mạng. Mục đích là cầu cho thân mạng của đàn ông hoặc đàn bà được vẹn toàn, gặp nhiều điều tốt lành trong năm.

+ Lễ cầu an gia đình: Dùng tranh thế mạng (tranh thế mạng cũng có nhiều loại như tranh đàn ông, đàn bà, con nít...). Ý nghĩa của lễ cầu an là nguyện cầu cho tất cả thành viên trong gia đình được sức khoẻ dồi dào, mọi sự đều được an lành để học tập, lao động có hiệu quả trong suốt cả năm.

+ Lễ dâng sao giải hạn: Dùng tranh sao hạn. Ý nghĩa của lễ này là để cầu mong ước nguyện cho con người thoát khỏi các điềm ác, sự rủi ro làm hao tài, hao của và cầu xin được bảo toàn tính mạng, vượt qua những nghịch cảnh, sự trớ trêu trong cuộc sống thường nhật.

- Lễ cúng cho vật nuôi: Xưa và nay người nông dân rất coi trọng con trâu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Quả thật, trâu, bò, lợn là tài sản có giá trị kinh tế của người dân. Vì thế, từ lâu người ta đã có tục cúng cho các vật nuôi trong gia đình; chẳng hạn nuôi trâu thì có tục cúng tranh có hình con trâu để thế mạng, nuôi lợn thì cúng tranh lợn, nuôi bò thi đốt tranh hình bò... mục đích là cầu ơn trên gia hộ cho các vật nuôi khỏi bệnh tật, ăn no chóng lớn để đem lại sức cày cấy cũng như nguồn thu nhập cho chủ (Hiện nay tục cúng này vẫn còn tồn tại trong 1 số gia đình ở nông thôn, miền núi).

- Lễ thành: Cúng cho người phụ nữ đang mang thai, người ta sử dụng tranh lễ thành dâng cúng và cầu xin các mụ độ trì cho người mang thai ăn ngon miệng, ngủ giấc tròn, sức khoẻ không bị hao tổn cho đến ngày sinh được “mẹ tròn, con vuông” .

* Tất cả các nghi lễ trên sau khi hoàn tất đều đốt sạch tranh ánh mà gia chủ đã có lòng thành dâng cúng để “các vị” mang đi.

Theo các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian thì việc cúng bái của người Huế kỹ càng hơn, có phần long trọng hơn so với các địa phương khác trong cả nước. Phần lễ vật dâng cúng không thể thiếu đồ giấy. Vì thế, tranh làng Sình từ lâu đã có “mảnh đất” khá phì nhiêu để sinh sôi nảy nở. Tranh làng Sình được người dân trong làng làm quanh năm để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh, đáp ứng một phần nhu cầu cúng lễ của đồng bào có tín ngưỡng.

Nghệ nhân Trần Thị Gái cho biết: Làm nghề này thu nhập khoảng 20.000 đ/người/ngày. Tuy nhiên vào ba tháng cuối năm (tháng 10, 11, 12) thì nhu cầu tiêu thụ càng lớn, vì vậy nhiều gia đình phải thuê thêm người làm mới đủ hàng theo yêu cầu của khách mua. Thu nhập trong những tháng cuối năm lên đến 50.000 đ/người/ngày.

Cũng như nghề hoa giấy Thanh Tiên, tranh làng Sình cũng tranh thủ thời gian nông nhàn ở nông thôn, từ các cháu nhỏ 5 - 7 tuổi, các em học sinh đều có thể làm được để phụ giúp gia đình sau những giờ lên lớp cho đến các bà, các mẹ, các chị.

Ngày lại ngày, khi bình minh lấp ló trên rặng tre xa, có một chuyến đò khởi phát từ ngã ba Sình chạy ngược lên Đông Ba mang theo tranh làng Sình và chở “đời sống tâm linh” đến với phố phường, với trung tâm thương mại lớn nhất của tỉnh nhà để các thương lái nhiều nơi đến nhận hàng và toả đi khắp các chợ trong thành phố như An Cựu, Bến Ngự... và len lỏi về tận các vùng quê hẻo lánh như Thuận An, Tân An, Sịa, Truồi, Vinh Hà ...

Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại tranh ảnh, đồ thờ cúng với nhiều kiểu dáng, mẫu mã. Có loại được in bằng lụa rất đẹp và sắc nét. Tuy nhiên, những người được xem là có “kinh nghiệm” trong việc cúng cấp thì rất ưa chuộng và tìm mua bằng được tranh làng Sình. Theo ông Phước: thị trường tiêu thụ tranh làng Sình không chỉ bó hẹp ở tỉnh TT. Huế mà còn được mở rộng ra nhiều vùng khác, từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi. Tháng cao điểm đơn đặt hàng lên đến hàng chục ngàn tranh. Đấy là dấu hiệu đáng mừng về tính mộc mạc, dân dã, đượm nét cổ truyền của tranh làng Sình.

Ai cũng thừa nhận rằng dù dâng cúng cho tổ tiên ông bà hay bất cứ ai người ta đều dốc hết tâm nguyện và gửi gắm trọn vẹn niềm tin. Vì thế, việc cúng tranh bao giờ cũng mang một ý nghĩa tâm linh cao cả về sự đáp đền của những người đang sống với những người đã khuất.

Hiện nay, nói đến tranh làng Sình người ta không chỉ nghĩ đến đời sống tâm linh và sự tín ngưỡng dân gian mà còn nhắc đến một làng nghề truyền thống rất đỗi tự hào của người dân ở ngã ba Sình nói riêng và người dân Phú Mậu nói chung.

Tranh làng Sình đã được các cơ quan nhà nước công nhận về mặt khoa học, nhiều người đã được UBND TP. Huế cấp bằng nghệ nhân như ông Kỳ Hữu Phước, bà Trần Thị Gái, ông Kỳ Hữu Hải, bà Trần Thị Sen...

Ngày nay, tranh làng Sình không chỉ để Cúng kiến mà còn góp mặt đáng kể trong các lễ hội ở quê hương như đi triển lãm ở “Thuận An biển gọi” năm 2006, tham gia Festival nghề truyền thống Huế năm 2007 được tổ chức ở sân trường Hai Bà Trưng. Đặc biệt, nghệ nhân Kỳ Hữu Phước còn được mời đi trình diễn phục dựng làng nghề tại trường Đại học Nghệ thuật Huế năm 2007 cho hàng trăm sinh viên đến học tập và nghiên cứu. Gần đây tranh làng Sình được trưng bày ở đình làng Lại Ân trong dịp hội vật đầu xuân Mậu Tý 2008 đã thu hút sự quan tâm của đồng bào, cán bộ và nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Được biết phòng Công Thương & UBND huyện Phú Vang đã có chủ trương hỗ trợ vốn cho các nghệ nhân tranh làng Sình mua sắm máy móc, thiết bị để cải tiến kỹ thuật làm nghề cũng như mở rộng quy mô sản xuất, tăng nhanh số lượng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này của thị trường gần xa, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận nhân dân địa phương, đồng thời để bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống tranh làng Sình trong xu thế “tìm về nguồn cội” hiện nay.

V.V.D

Các tin khác