1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Trước bảng đen

TRƯỚC BẢNG ĐEN

HÀO VŨ

Trước khi trời vào mùa lụt, thủ trưởng điện bảo chúng tôi “tranh thủ về vùng đầm phá làm phổ cập giáo dục...”.

Mây đen vần vũ, bảy giờ sáng mà như xế chiều, bên bờ sông Lại Giang, lớp xóa mù chữ của thầy Trân ồn ào tiếng trẻ. Cầm lấy đôi nạng gỗ, thầy bước ra sân chào hỏi chúng tôi vồn vã. “Ngôi trường tình thương” này do một người hảo tâm trong làng xây tặng. Hai phần ngăn làm phòng học, phần kia dành cho ba người gia đình thầy.

Thầy Trân sống độc thân với ông bà cụ đã ngoài bảy mươi. Nếu không có tiếng trẻ, có lẽ thầy Trân chỉ lấy cái đài nho nhỏ làm bạn! Ông bà già kể còn nhận mấy sào ruộng khoán, nhưng mắt và tai đã nghễnh ngãng. Lúc chúng tôi uống trà chờ đợi, thầy Trân hí hoáy viết tờ trình xin cấp bảng đen, bàn ghế. Tôi nhìn sang, chữ thầy viết tháu nhưng vẫn đẹp.

Đầu năm, cơ quan chúng tôi dư dôi một số bảng đen, bàn ghế học sinh. Thiếu chỗ cất, tất cả dồn xuống nhà kho. Một lần, tay bảo vệ sợ lụt làm trôi mất, đề nghị với thủ trưởng “thanh lý hay tặng cho các lớp học tình thương...” Lớp học của thầy Trân được nhắc đến trước tiên. Ban giám đốc gật liền “Nhất trí! Ưu tiên thầy giáo khuyết tật”. Thật ra, phí vận chuyển từ huyện về xã đã bằng phân nửa giá trị “món quà”.

Cuối năm, những chuyến xe tới tấp chở đến trang cấp bàn ghế mới, bảng “chống lóa”. Tôi bỗng nhớ thầy Trân, và những lớp học vùng xa, những lớp học ghép của những thầy giáo “nghiệp dư”. Trong lớp ghép học sinh học hai, ba mức (tương đương lớp một - lớp ba phổ thông). Các thầy giáo làng thuộc diện “tình nguyện” chưa hề qua trường sư phạm. Học trò trả ơn họ bằng công cấy hái, quà cáp vặt vãnh...

Hồi tôi bằng tuổi thầy Trân, trải qua nhiều năm ở vùng xa, tôi từng đứng trước nhiều thứ bảng - đen không ra đen, hoặc không phải bảng đen. Ngày ấy, đất nước vừa mới hoà bình, tổ chức phong trào “diệt dốt”, trường lớp thiếu đủ thứ. Làm kế hoạch nhỏ, Đội Thiếu niên tiền phong phát động thu nộp giấy vụn, chai lọ... Từ đó, đến giấy vở cũng phải “tái chế” vàng xỉn.

Bảng viết thì tận dụng tấm bạt Trung Quốc cắt ra ốp lên tường. Hết bạt màu đen xài cả màu lục, miễn thầy trò thấy chữ. Tấm bảng gỗ thì chắp ghép, vá víu như quần áo thời “tem phiếu”. Thiếu sơn, thầy hiệu trưởng không biết bắt chước ai, bảo trò kiếm những viên pin “Văn Điển” đã vứt đi, lấy bột than hoà với nhựa xương rồng, bôi đen tàm tạm. Mỗi tuần bôi một lần.

Vài năm sau, dân làng làm lụng khấm khá đóng góp xây mới trường học, muốn có bảng, thợ hồ “hiến kế” - tô hẳn lên tường. Thứ bảng “xi măng” ấy ăn mòn phần kinh khủng. Dạy mới một tiết, khắp người thầy cô đâu cũng thấy bụi phấn...

Đã hết tiết năm, cô giáo trẻ thế hệ 8X dắt cái “Nouvo” đi về, thấy tôi mãi ngắm cái bảng chống loá “hai triệu”, cô hỏi đùa “Thầy định sắm nó sao mà săm soi kỹ thế?” Đùa cũng phải. Bây giờ, con tôi đi học, lớp nào cũng bảng tốt như thế, phấn BM không bụi, lại còn quạt tương, quạt trần quay tít... Thầy trò khá thoải mái.

Trước bảng đen, biết bao kỷ niệm... Tôi bỗng thấy thương, nhớ một thời “bụi phấn”, thương bạn bè, thương học trò ngày ấy. Và thương cả những người giờ chỉ biết thử phấn không bụi vẫn dùng hàng ngày khi lên bục giảng.

H.V

Các tin khác