1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Vì Bác là Bác Hồ chứ vì lẽ gì nữa

“VÌ BÁC LÀ BÁC HỒ CHỨ VÌ LẼ GÌ NỮA” !

NGUYỄN THÚC CHUYÊN

Tết Bính Tuất – 1946, tết đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Hồ Chủ tịch có bài viết động viên các chiến sĩ ngoài mặt trận với lời lẽ tình cảm ấm áp, trong đó có đoạn: “Hỡi các chiến sĩ yêu quý! Trong khi đồng bào đốt hương trầm để thờ phụng tiền nhân thì các bạn đốt thuốc súng để gìn giữ Tổ quốc… Trong ba ngày tết, đồng bào ai cũng đoàn tụ sum vầy quanh những bình hoa mâm bánh. Còn các bạn thì chịu ăn gió nằm mưa, lạnh lùng ở chốn sa trường. Song hình ảnh các bạn thì ấm áp trong lòng thân ái của mỗi một quốc dân…”

Cuối bài viết Hồ Chủ tịch gửi tặng 4 câu thơ:

Bao giờ kháng chiến thành công,
Chúng ta cùng uống một chung rượu đào.
Tết này ta tạm xa nhau,
Chắc rằng ta sẽ tết sau sum vầy

Từ bài thơ chúc tết đầu tiên của Bác Hồ và nhiều sự việc khác, nhà thơ Minh Huệ đã khắc họa tình cảm của Hồ Chủ tịch đối với các chiến sĩ ngoài mặt trận trong bài thơ nổi tiếng “Đêm nay Bác không ngủ”.

Chuyện kể lại rằng: Nhà thơ Minh Huệ lúc sáng tác bài thơ này đến đoạn kết thì bí… Mấy tối liền, chị Tuyên (vợ nhà thơ) thấy chồng ngồi viết, viết xong lại xóa, lại xé bỏ bản nháp, rồi lại tìm tờ giấy khác viết tiếp. Sáng ra, chị thấy chồng ngồi ngủ gục trên bàn. Nghe tiếng động, nhà thơ Minh Huệ tỉnh dậy ra dáng mệt mỏi. Sợ chồng làm việc quá sức (vì ông là Trưởng ty Văn hóa Nghệ An) chị Tuyên mới gạn hỏi. Nhà thơ trả lời rằng đang viết một bài thơ về Bác Hồ, nhưng chưa xong, chưa tìm được đoạn kết cho thật hay và hợp lý. Nghe chồng nói, chị Tuyên mới bảo:

- Em thấy làm thơ về Bác Hồ rất khó! Hãy tìm đề tài khác mà viết anh ạ !

- Nhưng theo anh đề tài này rất mới ! Minh Huệ bảo. Chị Tuyên nhìn chồng âu yếm, rồi nói:

- Khi nào làm xong cho em đọc trước nhé !

Nói xong chị vội vã đi đến trường dạy học; còn nhà thơ thì đến cơ quan Ty Văn hóa…

Một buổi chiều hôm, sau khi đi dạy phụ đạo học sinh “ngồi nhầm lớp” về, chị thấy chồng đang ngồi thừ người ở bàn làm việc. Chị đi vào buồng nhẹ nhàng cất cái túi xách đựng giáo án và sách vở v.v…, rồi cũng khẽ khàng như lúc đi vào; chị ra khỏi phòng, liền vội vã chạy tắt đến “chợ cóc” họp ở góc đường, mua mấy con cá tràu, mớ rau thơm và gói dưa chua bọc trong lá chuối, đem về nấu canh cho cả nhà ăn với cá muối Nghi Lộc nổi tiếng giòn thơm. Trong bữa cơm tối hôm ấy chị cảm thấy chồng ăn ngon miệng, ăn hết ba bát cơm, chị mừng thầm trong bụng. Nhân thể chị hỏi chồng bài thơ làm xong chưa ?

- Xong rồi em ạ ! nhưng chưa có câu kết ! Nhà thơ trả lời.

Nghe câu trả lời của chồng, chị Tuyên im lặng. Xong bữa cơm, chị đi rửa bát đũa… Lúc chị đang lau sạch tay, thì nhà thơ Minh Huệ với vẻ  mặt suy tư, đưa bài thơ còn dang dở cho chị Tuyên đọc. Chị đọc một mạch lần đầu, rồi lại đọc lại, ngồi suy ngẫm hồi lâu, bỗng chị gợi ý, nói:

- Anh ơi ! Câu trên anh viết: “Đêm nay Bác không ngủ/ vì một lẽ thường tình”… thì ý của câu sau là vì Bác là Bác Hồ chứ vì lẽ gì nữa !

Được vợ gợi ý, nhà thơ Minh Huệ liền bật ra một tứ thơ quan trọng cho câu kết “mang hồn thời đại”. Câu cuối bài thơ đã được nối vần. Bài thơ đã hoàn thành:

…Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh
”!

… Nghe nói, trong căn phòng nhỏ gia đình của nhà thơ, tại khu tập thể Quang Trung ở thành phố Vinh, hiện còn giữ bài thơ in lần đầu tiên đã ố vàng, được nhà thơ lồng trong khung kính treo trang trọng trên tường ngay giữa phòng khách. Thế mới biết tấm lòng của nhà thơ đối với Bác và tình cảm người dân xứ Nghệ đối với Bác Hồ như thế nào, trong đó có chị Tuyên, vợ nhà thơ Minh Huệ… Năm 1955, cải cách giáo dục lần thứ hai, bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” đã được chọn đưa vào sách giáo khoa từ đó cho đến ngày hôm nay. Một bài thơ về chủ điểm lãnh tụ Hồ Chí Minh đã đứng vững hơn nửa thế kỷ trong chương trình phổ thông của các thế hệ học trò.

Xuân Mậu Tý – 2008
N.T.C

Các tin khác