1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Xuân về

CẢM XÚC KHI ĐỌC “XUÂN VỀ”

NGUYỄN THỊ THU HIỀN
PTTH Nguyễn Sinh Cung

Mùa xuân bao đời nay vẫn được xem là mùa của tình yêu, của thi ca, của hạnh phúc... Trong tài sản của riêng mình, hầu như nhà thơ nào cũng để lại dấu ấn của mình qua một vài  bài thơ lấy cảm hứng từ mùa xuân. Xuân Diệu – ông hoàng thơ tình đã từng thảng thốt “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua; Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già” (Vội vàng) hay Hàn Mặc Tử - một nguồn thơ dào dạt và lạ lùng cũng hoài niệm “Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín/Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng” (Mùa xuân chín). Nguyễn Bính - nhà thơ chân quê cũng đã thể hiện cảm xúc say đắm nhưng giản dị và mộc mạc của mình trước cảnh xuân về nồng ấm.

Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.

Cảm nhận đầu tiên về mùa xuân của thi nhân đó là gió đông (đông phong) gió từ phương đông tới – gió mang hơi thở, mang sức sống của mùa xuân. Và dưới con mắt đa tình của thi nhân mùa xuân còn đọng lại thật lãng mạn “trên màu má gái chưa chồng”. Phải chăng chính vẻ đẹp và sự quyến rũ của mùa xuân đã khiến nhà thơ xao xuyến, bâng khuâng gởi hồn mình theo “màu má” để rồi “Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm. Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong”. Xuân về, vạn vật, đất trời thay đổi, tràn trề đầy sức sống. Nhà thơ cảm nhận được xuân về từ ngọn gió đông se lạnh của không gian rộng lớn đất trời và rồi đột ngột đến sững sờ cảm nhận thật cụ thể, thật gần gụi, thân thương và cũng vô cùng tình tứ từ màu má thanh tân, từ đôi mắt trong veo của cô hàng xóm – cô gái chưa chồng. Một sự cảm nhận rất độc đáo!  

Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân đã có những nhận xét rất tinh tế về Nguyễn Bính “Ở mỗi chúng ta đều có một người nhà quê...Nguyễn Bính vẫn còn giữ được bản chất nhà quê nhiều lắm. Và thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta”. Quả đúng như thế thật, nếu đoạn thơ trên là một Nguyễn Bính đắm say, rạo rực với cách cảm nhận rất mới thì ở những đoạn thơ tiếp theo đã trả anh về với bản chất của chàng thi sĩ chân quê.

Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe.
Lá nõn nhành non ai tráng bạc?
Gió về từng trận gió bay đi...
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng,
Lúa thì con gái mượt như nhung,
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng,
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.

Viết về quê hương, về làng quê đã trở thành một phong cách đặc trưng mang dấu ấn riêng của Nguyễn Bính. Ta từng bắt gặp những câu thơ như “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông. Một người chín nhớ mười mong một người” (Tương tư) “Tưng bừng vua mở khoa thi. Tôi đỗ quan trạng, vinh quy về làng”(Giấc mơ anh lái đò) hay “Nhà em cách bốn quả đồi, Cách ba ngọn suối, cách đôi cánh rừng” (Xa cách)... Trong Xuân về không gian của làng quê lại một lần nữa hiện diện trong thơ Nguyễn Bính. Đó là không gian tươi mới, hồn nhiên của từng đàn con trẻ chạy xun xoe, đó là không gian của nắng mới hoe, của lá nõn nhành non như ai tráng bạc... Một không gian thật đẹp, thật yên bình mang đậm hồn thơ của một vùng quê Việt. Và từ vẻ đẹp đầy sức sống tươi mới ấy, con người cũng trở nên thong dong, thanh thản. Người nông dân vốn một nắng hai sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời ấy bây giờ “Thong thả dân gian nghỉ việc đồng. Lúa thì con gái mượt như nhung”. Câu thơ gợi lên một làng quê thật yên bình, sung túc với lúa mượt như nhung, hoa bưởi, hoa cam rụng đầy vườn còn con người thì thong thả. Cách so sánh “Lúa thì con gái mượt như nhung” rất đặc sắc, đọc lên ta như cảm nhận được cả cái mượt mà, xanh mướt đến nõn nà của lúa đang thì con gái. Cách dùng từ của Nguyễn Bính cũng rất giản dị và dân dã. Đàn con trẻ nô nức chờ xuân được đặc tả bằng từ “xun xoe” gợi cho ta bao kí ức về một thời bé bỏng, đếm từng ngày, mong đến tết để được nghỉ học đi chơi, được lì xì mừng tuổi... Từ láy “thong thả” ở đầu khổ thơ thứ ba  như bao trùm cả khổ thơ gợi lên vẻ đẹp thanh thản từ con người đến cảnh vật của một vùng quê. Có thể nói, chỉ với một đoạn thơ ngắn nhưng Nguyễn Bính đã vẽ lên được không gian cả một vùng quê với con người với cảnh vật tươi mới, hồn hậu. Tất cả, tất cả như đang háo hức, đang chờ đợi để đón xuân về.

Trên đường cát mịn một đôi cô,
Yếm đỏ khăn thâm trảy hội chùa.
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
Tay lần tràng hạt niệm Nam mô.

Chờ đợi mùa xuân - mùa của lễ hội là tâm lí phổ biến của người dân ở làng quê. Ngày này qua tháng khác, những người dân miền quê thật thà, đôn hậu luôn bị cuốn theo công việc đồng áng vất vả; họ hầu như không có khoảng thời gian dành riêng cho mình. Vì lẽ đó, chờ đợi mùa xuân trở thành sự chờ đợi thiêng liêng, không chỉ có đất trời chờ đợi để đơm hoa kết trái mà con người cũng chờ đợi để được  nghỉ ngơi, được thư giãn, được gặp gỡ tâm tình... Những cô gái với áo nâu sồng, đôi quang gánh, chân lấm tay bùn giờ như thay đổi hẳn, xúng xính, rạng rỡ cùng đất trời với “Yếm đỏ khăn thâm trảy hội chùa”. Năm mới đi lễ chùa vốn là một nét đẹp của văn hóa Việt. Đó cũng là cơ hội để các chàng trai, cô gái đến với nhau, để làm quen, để hò hẹn. Bài thơ kết lại với hình ảnh “bà già tóc bạc” đang “Tay lần tràng hạt niệm Nam mô” như xoáy sâu vào lòng người đọc và gợi một mùa xuân mãi mãi vĩnh hằng.

Như ta thấy, thơ xuân của Nguyễn Bính không chau chuốt, bóng bẩy như cách viết của một số nhà thơ về mùa xuân. Mùa xuân trong thơ Nguyễn Bính rất bình dị, rất tự nhiên nếu không muốn nói có phần “quê kiểng” nhưng có lẽ như Hoài Thanh – Hoài Chân trong Thi Nhân Việt Nam đã nói “Cái đẹp kín đáo của những vần thơ Nguyễn Bính tuy cảm được một số đông công chúng mộc mạc, khó lọt vào con mắt các nhà thông thái thời nay. Tình cờ có đọc thơ Nguyễn Bính họ sẽ bảo: “Thơ như thế này thì có gì?”. Họ có ngờ đâu đã bỏ rơi một điều mà người ta không thể hiểu được bằng lí trí, một điều quý vô ngần: hồn xưa của đất nước”.

N.T.T.H

Các tin khác