1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Bâng khuâng

BÂNG KHUÂNG… SÁCH CŨ

Nguyễn Xuân Châu  

Trên mỗi giá sách thường có sách cũ, sách mới xếp cạnh nhau. Sách cũ, về hình thức sao đẹp bằng sách mới. Thói đời về mới-cũ, dân gian chẳng đã nhận xét "Có mới nới cũ"đó sao? Nhưng đối với sách thì không hẳn như vậy. Cầm cuốn sách cũ trên tay nhiều khi không khỏi bâng khuâng những kỷ niệm về nó...
Nhớ lại… thời còn trai trẻ, do tính chất công việc, tôi có dịp đi công tác nhiều nơi trên giải đất Bình-Trị-Thiên gian khổ. Đến đâu tôi cũng cố  tranh thủ vào "thăm" hiệu sách cho bằng được. Cũng là từ mê sách, rồi dần dần qua thực tế mới nghiệm ra rằng ở các hiệu sách vùng sâu, vùng xa thường hay "sót lại" một vài cuốn sách hay. Ngày ấy, cũng như nhiều người khác, tôi có thói quen là khi mua được cuốn sách nào thì ghi ngay ngày tháng, địa danh… vào trang đầu của cuốn sách đó. Bây giờ lần giở lại, mỗi cuốn gợi một vùng đất, một kỷ niệm nho nhỏ! Bao nhiêu tên đất, tên làng ùa về: Cuốn này, cuốn này nữa... mua tại TX.Đồng Hới đây. Ngày ấy Đồng Hới còn là thị xã. Thị xã này thời chiến tranh bị bom đạn san phẳng, chỉ còn lại cái tháp nước (gãy một chân) và tháp chuông nhà thờ vẫn đứng trơ gan cùng bom đạn, cùng tháng năm! Cuốn này mua tại Lệ Thủy. Tên huyện đẹp thế nhưng có mấy tên chợ nghe ngồ ngộ: Chợ Tréo, chợ Thùi. Thỉnh thoảng, trong đêm như vẫn còn nghe tiếng con đò dọc trên sông Kiến Giang cập bến gọi người xuống đò đi chợ khi trời còn chưa sáng... Cuốn này mua tại thị trấn Hoàn Lão. Thị trấn có chợ nằm sát bên đường quốc lộ; "chợ Hoàn Lão sắn nhiều hơn gạo"... Còn cuốn này được đưa về từ thị trấn Ba Đồn. Nhớ Ba Đồn có chợ phiên thật đông vui.  Những chuyến đi công tác, gặp dịp, vừa tranh thủ vào chợ phiên, vừa vào hiệu sách thì không gì bằng! Còn đây là cuốn mua tại huyện miền núi A Lưới. Hiệu sách (ngày ấy những cửa hàng bán sách đều gọi là hiệu sách) thị trấn A Lưới là một căn nhà nhỏ, mái lợp tôn, vách ghép gỗ. Tại đây tôi mua được cuốn sách mỏng, nhan đề "Ve vẻ vè ve" của Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản năm 1986, tập hợp các bài đồng dao của trẻ em ngày xưa. Gần đây có người bạn viết một bài nghiên cứu cho biết chỉ có tư liệu từ 21 bài đồng dao; cứ nghĩ nếu có cuốn sách này, chắc bài viết ấy sẽ phong phú hơn ...
Thế đấy, những cuốn sách cũ của tôi nói lên bao nhiêu điều.
Sách, lại là sách cũ, trải qua biết bao thăng trầm! Ở miền Trung lụt bão liên miên; rồi nạn mối mọt, nhà chật... Giữ được một cuốn sách quý, biết bao công phu. Có cuốn không giữ nổi. Có cuốn lâu ngày, rách nát quá, lại có quyển mới, xem kỹ là sách tái bản của đúng người soạn, người dịch, tôi cho hủy cuốn cũ, thay cuốn mới vào giá sách. Những lúc ấy, tôi có tâm trạng như hồi còn nhỏ, khi nghe mẹ tôi nói với con gà trước khi làm thịt nó: Thôi, để tao hóa kiếp cho mày (ý là để được sang làm kiếp khác, may ra khá hơn chăng).
... Bây giờ, vào các siêu thị sách ta như bị choáng ngợp trước cơ man những cuốn sách đẹp, bắt mắt, đủ màu sắc kích cỡ. Rồi ta hoa mắt, tìm được một cuốn sách cần lại hợp túi tiền không phải dễ! Nhớ có lần vào một siêu thị sách, tôi  thấy có  bộ tuyển tập về ca dao Việt Nam thật đồ sộ, bìa cứng, in đẹp. Giở ra xem mấy trang, cảm thấy hơi thất vọng, lại nhớ và thích cuốn "Tục ngữ ca dao dân ca" của cụ Vũ Ngọc Phan hơn. Cuốn sách ấy của tôi  là cuốn sách cũ, được NXB Khoa học xã hội tái bản lần thứ 7 năm 1971. Còn nhớ bìa cuốn sách được họa sĩ trình bày có khóm tre vàng!
Và có lẽ nắm được nét tâm lý ấy mà một số siêu thị có "sáng kiến" thu hút khách hàng bằng việc làm hẳn một giá sách mang tiêu đề sách được giới thiệu trên tivi trong chương trình "Mỗi ngày một cuốn sách"!
Hiện nay trong các thành phố, nhiều người chen nhau vào siêu thị xem sách mới, mua sách mới. Nhưng cũng có nhiều người tìm đến những quán sách cũ, các vỉa hè bày bán sách cũ... Đến với sách cũ có đủ già trẻ, gái trai: Các cô cậu sinh viên tìm mua một vài tập tài liệu cần thiết; những người lớn tuổi tìm đến nơi bán sách cũ như một thú vui riêng. Sách cũ, nói như ca dao "Thân em như củ ấu gai / Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen / Ai ơi nếm thử mà xem..."
Tôi đồng tình với ý kiến của một người bạn, rằng Huế là thành phố cổ kính, văn hóa-du lịch, có nhiều siêu thị sách mới, đúng rồi; nhưng sao không có một nơi trưng bày, giới thiệu, gặp gỡ, trao đổi, mua bán sách cũ? Ở đất cố đô này, nhiều người có cả mấy tủ sách cũ rất phong phú và rất muốn trao đổi, giới thiệu với bạn bè...

N.X.C

Các tin khác