1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Chiếc nón bài thơ

LÀM DUYÊN CHI RỨA CHIẾC NÓN BÀI THƠ ?

"Em tha thiết đón anh về với Huế và khi đi xin giữ chút tình em. Phải chẳng đây là lời tâm sự mà Huế đã gửi trọn vào chiếc nón bài thơ với những ai khi chia tay với Huế và luôn văng vẳng bên tai lời mời gọi thiết tha, mặn mà, dịu dàng của cô gái Huế.
    "Sao anh không về thăm quê em
    Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
    Bàn tay xây lá, tay may nón
    Mười sáu vành, mười sáu trăng lên"
Đối với những người làm nghệ thuật, nón bài thơ là nét đẹp đặc trưng trong hồn xứ Huế. Chiếc nón bài thơ xứ Huế đã được đưa vào thi ca nhạc họa cho những ai muốn gửi chút tình vào "quai lòng nón nghiêng che ấy". Vẻ đẹp của chiếc nón Huế vừa mang một bề dày lịch sử, tạo dáng độc đáo vừa lưu giữ nét duyên ngầm có một không hai của nó. Và hình như chỉ có người con gái Huế trong chiếc áo dài tím mộng mơ, thanh mảnh, duyên dáng mới thể hiện hết được vẻ đẹp của chiếc nón bài thơ nghiêng nghiêng không thẹn che mái tóc thề buông xõa.
Đến với Huế là đến với sông Hương, núi Ngự, cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ... Và giữa bức tranh sơn thủy hữu tình ấy lại nhẹ nhàng e thẹn hé nở một bông hoa tím nhỏ nhắn mập mờ trong sương khói. Huế thật đúng nghĩa là Huế, rất Huế, từ cảnh vật cho đến con người. Chính vì vậy mà người con gái Huế mang một vẻ đẹp độc đáo và lại thể hiện vẻ đẹp đó một cách kín đáo với chiếc nón bài thơ. Cô gái Huế chỉ để lộ một nửa vầng nguyệt cùng với vẻ đẹp thướt tha, kín đáo trong tà áo tím mộng mơ. Phải chăng vì vẻ đẹp độc đáo này mà:
"Học trò xứ Quảng ra thi
Thấy cô gái Huế chân đi không đành"
Thời gian cứ thế qua đi vùn vụt không ai níu kéo, giữ chân được, kí ức cũng cứ thế ra đi nhưng người con gái Huế vẫn thầm lặng mang theo, lưu giữ một nét đẹp văn hóa, của quê hương đất mẹ trong chiếc nón bài thơ dù đã đắm chìm trong biết bao biến cố, đổi thay.
Trong kí ức những người lớn tuổi, con gái mỗi khi bước ra đường, tà áo dài và chiếc nón lá là trang phục nhất thiết. Chiếc nón đã giúp người phụ nữ Huế dấu khuôn mặt mình cũng như những biểu hiện tình cảm một cách lịch sự với người lạ. Và trong sự khéo léo của chủ nhân, chiếc nón là trở thành vật làm duyên hết sức kín đáo và đầy ý nghị, đến nỗi nhà thơ Trần Quang Long phải bồi hồi thốt lên: "Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón". Tâm tình của người Huế luôn kín đáo như vậy đấy. Có tình thôi chưa đủ, mà phải có sự kiên trì, thử thách mới giải đáp được tâm hồn người con gái Huế.
Ngày nay, vẫn thoang thoáng đâu đây chiếc nón bài thơ nghiêng che mái tóc cô nữ sinh Đồng Khánh mỗi khi lễ hội, kỉ niệm trường, vẫn là nét đẹp của cô gái đưa mái chèo trên sông Hương hay là chiếc nón bài thơ nhè nhẹ trôi giữa dòng Hương thơ mộng để làm khách duyên với người khách lạ.
Có lẽ chưa đi sâu tìm hiểu ta sẽ chưa phát hiện ra vẻ đẹp ẩn mình kín đáo giữa hai lớp lá xanh của chiếc nón bài thơ. Trong cái nắng hè oi bức của những tháng hè xứ Huế. Khi nghiêng nghiêng nón dưới ánh mặt trời, ta chợt bắt gặp hình ảnh của dòng Hương như mái tóc thề buông xõa người con gái Huế và cầu Trường Tiền khi soi mình xuống dòng Hương như chiếc lược ngà nhẹ nhàng chải mái tóc mềm mại kia hay là hình ảnh chùa Thiên Mụ được ôm ấp bởi dòng Hương và còn ẩn dấu trong đó những câu thơ tâm tình xứ Huế khiến ta phải bồi hồi:
"Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu"
hay là câu thơ đầy tiềm ẩn mình trong chiếc nón bài thơ
"Ai ra xứ Huế mộng mơ
Mua về chiếc nón bài thơ làm quà"...
Những câu thơ ấy, không phải được viết bằng mực hay thêu lên vải mà được cắt bằng giấy một cách khéo léo. Và những điều này cũng đã lý giải cho chúng ta tại sao nón Huế lại có cái tên là nón bài thơ.
Ngoài ra, nón Huế còn có một điều thật lạ kì, không có ông tổ nghề, nhưng người làm nón ở khắp nơi. Nói đến làng nón nổi tiếng ở Huế phải nhắc Triều Sơn - Đồng Di - La Ỷ - Nam Phổ - Phú Cam. Nhưng nói đến nón bài thơ đẹp mà sắc sảo phải nhắc đến Đồng Di. Nón bài thơ Đồng Di nổi tiếng đẹp nhờ màu lá xanh, mũi kim chằm dây đều tăm tắp, chiếc nón nhẹ tênh, sáng trong. Nhưng nếu như chỉ khéo léo chừng đó thì chưa đủ. Những cái gì gọi là rất Huế luôn luôn nhỏ nhắn nhưng mà duyên dáng, nhưng không có nghĩa là đơn giản mà nó là một quá trình làm việc rất công phu, tỉ mỉ để có nét đẹp nhỏ nhắn ấy. Có chiếc nón bài thơ duyên dáng hôm nay cũng được bắt đầu từ một cuộc hành trình dài. Đầu tiên làm việc chọn lá. Lá phải được chọn một cách khéo léo, cẩn thận, phải có màu trắng xanh, vừa độ tuổi. Nhất thiết không dùng loại lá non và lá già vì lá non làm cho nón thêm nặng màu và lá già lại tăng thêm độ dày của nón. Và tiếp theo là một quá trình dài từ phôi lá, sấy lá, om, ủi, rồi nứt nón, xây độn, lên vành,... Nhưng chưa dừng lại ở đó, đến đây thì sự tài hoa của người làm nón mới dần thể hiện rõ. Hành trình thành công hay là không phụ thuộc vào giai đoạn này, đây mới thực sự là chằm nón. Cầm cây kim trên tay, các cô gái khâu nón một cách tỉ mỉ bằng sợi chỉ cước trong suốt để gắn những tấm lá trắng xanh được xếp đều đặc lên bộ vánh. Và dĩ nhiên họ không quên lồng vào linh hồn của chiếc nón. Để những bài thơ xứ Huế. Để tô điểm thêm vẻ đẹp bóng bẩy cho chiếc nón bài thơ, người nghệ nhân còn phủ cho nó một dải que tím Huế mảnh mai.
Tạm biệt Huế, văng vẳng bên tai người khách lạ lời nhắn gửi đầy lưu luyến ngậm ngùi:
    "Áo trắng hỡi thuở tìm em chẳng thấy
    Nắng mênh mang mấy nhịp Trường Tiền
    Nón rất Huế nhưng đời không phải thế
    Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng..."
Có lẽ, đến Huế ai cũng khó quên được hình ảnh o gái nhỏ xinh trong tà áo dài mang sắc tím. Người ra đi lòng đầy lưu luyến với câu hỏi không lời giải đáp "Làm duyên chi rứa chiếc nón bài thơ?"

T.T.K.Y

Các tin khác