1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Chuyện đọc sách

NGÀY HÈ VÀ CHUYỆN ĐỌC SÁCH

Đình Nam
Báo Thừa Thiên Huế

Hôm nọ, tôi có dịp ghé thăm một người bà con. Tuổi cao, sức yếu không kham nổi công việc nặng nhọc nên cuối đời ông bày ra một quán sách cũ cho thuê. Ngồi chơi một hồi, điều tôi ngạc nhiên là khách hàng vào thuê sách toàn là cô cậu thanh niên và loại sách mà họ thuê đọc thì cũng toàn là các loại truyện tranh. Đem chuyện bàn khảo với nhiều người, tôi nhận được một sự đồng cảm: "Ừ, đúng vậy; cũng chi lạ thiệt!". 
Tôi thích và trân trọng Lý Bạch khi thi tiên từng hào sảng mà rằng: "Không sợ người đời không biết ngọc Kinh Sơn mà chỉ sợ trong lòng mình không có chứa quyển sách nào". Nhớ dạo còn đi học, vào thời buổi đất nước còn khó khăn nên ngày hè đối với tôi không ước ao chi nhiều về những chuyến du lịch xa xôi, tốn kém mà chỉ dám nghĩ đến  một niềm vui nho nhỏ: Hè về, được rảnh rỗi nên tha hồ mà đọc sách. Cũng là chuyện đọc sách nhưng xem chừng hồi ấy không giống bây chừ khi sách đọc không phải thuê mà mượn và là những cuốn sách dày cộm cả chữ chứ không phải là loại truyện tranh kéo dài cả chục tập thế kia.
Nhớ năm tôi vào lớp sáu, tòm tèm biết đọc, thích đọc cũng là thời điểm đất nước mới giải phóng. Sách báo cực hiếm. Ngày hè, lũ học sinh vùng nông thôn chúng tôi phải ra đồng với đủ thứ công việc cùng với người lớn. Giờ nghỉ trưa, mỗi người mỗi sở thích, riêng tôi cùng một số nhỏ có thói quen đọc sách. Thôi thì đủ loại, có chi ngốn nấy. Cũng nhờ thế mà tôi có dịp tiếp cận được nhiều loại sách báo khác nhau. Bây giờ, ở cái tuổi đã xấp xỉ 50 ngẫm nghĩ lại mới thấy giật mình khi đa số những cuốn sách, đặc biệt là các loại truyện, tiểu thuyết mình được đọc là ở vào cái thời khốn khó kéo dài cả chục năm kia.
Làm gì có tiền để mua sách cho riêng mình, thư viện lại càng không, chúng tôi có cách làm độc đáo là đổi sách cho nhau. Trong xóm, thậm chí trong xã, trong huyện, thậm chí xa hơn nữa nghe tin ai đó thích đọc sách lại đang sở hữu cuốn sách hay là tôi tiếp cận ngay. Thuận lợi nhất là mượn được ngay không kèm theo điều kiện nào cả. Còn không thì đổi, anh cho tôi mượn cuốn sách này, tôi sẽ cho anh đọc quyển kia, thế là huề. Tiến thêm một bước, chúng tôi- nhóm bạn cùng "mọt sách" có luôn một thỏa thuận ngầm: đổi hẳn sách, khỏi phải bận tâm chuyện thiệt - hơn. Chính bằng cách này mà có được một cuốn sách tôi đọc được mười cuốn sách, thậm chí còn nhiều hơn nữa. Cũng đã nảy sinh nhiều chuyện khôi hài mà câu chuyện tiếp theo đây là một ví dụ. Dạo ấy, không biết lý do gì mà tôi sở hữu được một cuốn truyện kiếm hiệp có tựa đề là "Lăng Không tam kiếm". Với loại hàng độc này, tôi đã có một cuộc trao đổi xứng tầm. Thế rồi, hai năm sau, nhân chuyện đổi sách, có anh bạn dạm đổi với tôi một cuốn mà theo anh là không chê vào đâu được. Cuốn sách đó cũng là một truyện kiếm hiệp nhan đề "Linh Không thần kiếm". Đổi được sách tôi mừng lắm, ngày hè trời mưa lạnh hiếm hoi, tôi trùm mềm, đem sách ra đọc. Cuốn sách không bìa. Đọc thấy quen quen, nhưng qua hơn một trang thì ôi thôi, là truyện mà tôi đã đọc dạo nào! Thì ra sách mất bìa. Lật đến trang 17 đánh số tay có chữ viết tắt LKTK, vậy là có người dịch mò, "Lăng Không tam kiếm" của tôi thành ngay "Linh Không thần kiếm" là thế, nghe cũng hay, cũng oách, cũng thấm đượm chất võ hiệp giang hồ.
Hôm mới đây vào mạng Internet tôi hay tin ở Hà Nội người ta vừa tổ chức một cuộc thăm dò ý kiến về việc đọc sách ở sinh viên. Kết quả thật đáng buồn, có 70% sinh viên cho là bình thường, 5% tự nhận "ít quan tâm", chỉ còn 25% có thể gọi là người... yêu sách. Đã có người cho rằng, lý do sinh viên, học sinh ngày nay ít đọc sách là không đủ tiền cũng như không có thời gian rảnh rỗi. Họ cũng cho rằng, đó là sự thất sủng của sách vào thời đại mà văn hóa nghe- nhìn lên ngôi! Nói chi thì nói, tôi nghĩ, chung quy cũng là vì nhu cầu đọc thấp, "có thì đọc, không thì thôi".
Không phải chỉ có ở Việt Nam mà chuyện đọc sách đã trở thành mối bận tâm của cả nhân loại. Lo ngại, nhiều nơi trên thế giới đã tổ chức những phong trào khuyến khích đọc sách. Ở Pháp có ngày hội đọc sách được mở ra hằng năm. Còn gần đây tại Mỹ có cả chiến dịch "One city, one book" (tạm dịch: Cả thành phố cùng đọc một cuốn sách). Không thể tưởng tượng nổi, trên mạng Internet, hiện có đến 25 triệu web có nội dung xoay quanh việc đọc sách. Lại có lời kêu gọi nghe rất kêu, kiểu như "hãy mở sách ra như mở mang trí tuệ của bạn". 
Vào cái thời buổi khi mà lịch trình của các cô cậu học trò, biết làm sao được, đầy rẫy và kín mít là kế hoạch học tập, tôi nghĩ ngày hè là thời điểm thích hợp để các em nhỏ học sinh hôm nay cũng như tôi cách nay vài chục năm về trước làm quen với những trang sách không phải là các loại giáo trình, giáo khoa. Tôi không muốn đưa ra lời khuyên, áp đặt một sở thích chung dành cho các em học sinh. Lại càng không dám lên lớp về chuyện sách và đọc sách với tất cả mọi người. Mỗi người có một sở thích về sách, một cảm nhận thích thú riêng về cách đọc. Có lẽ không ít người mang tính mô phạm nên không "chơi được" theo kiểu "bạ gì đọc nấy" của tôi thuở ấy. Kể ra để mà thông cảm, biết sao được khi tôi lớn lên vào thời buổi khó khăn, thiếu thốn nhiều bề, làm gì có sách để mà lựa mà chọn, có được sách để đọc là quý lắm rồi. Có lẽ, trời cũng không đành phụ những người ham đọc như tôi nên sau này chọn được nghề báo, kiến thức có được đòi hỏi phải mang tính tổng hợp, nên xem chừng kiểu đọc sách "thượng vàng, hạ cám" kia cũng giúp ích khá nhiều trong nghề nghiệp. Có hay không chuyện lấp lổ hỗng kiến thức hay chuyện bồi dưỡng tâm hồn bằng sách?. Tôi cho rằng, cần có cả hai. Nói như André Maurois: "Đọc sách cũng như yêu đương, người ta chỉ tìm thấy những gì mình đem lại!". Điều quan trọng là bằng cả trái tim mình, không ngừng hoàn thiện chính mình. Đọc sách cũng vậy, tôi nghĩ thế!

Đ.N

Các tin khác