1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Chuyện ngắn

CHUYỆN CỦA SƠN

Hà Châu Anh

- Sơn ơi ! Dậy đi con ! Dậy đi con, dậy mà chằm cho rồi mấy vành nón, té khuôn để mạ xây độn khác, chằm cho kịp năm mươi chiếc để đi phố, kịp tuần sau có việc ông nội con à...
Tiếng người đàn bà thẻ thọt với con ở nhà bên khiến tôi tỉnh ngủ. Sáng hôm nay, thứ bảy muốn ngủ muộn một tí cũng không được. Nằm trên giường không buồn dậy, tôi tiếp tục theo dõi câu chuyện của mẹ con họ. Dường như cậu con trai duy nhất vẫn chưa dậy nên vẫn nghe giọng nài nỉ con.
- Dậy mau con, súc miệng, có tô cháo bánh canh mạ bỏ trên bàn. Ăn mau rồi còn chằm cho mạ kẻo tội mạ con nờ... Lúc này thì tôi đã nghe cu Sơn lên tiếng giọng vẫn còn ngái ngủ :
- Mạ thì khi mô cũng chằm...với chằm. Có chi nơi nghề nón mà mạ mê dữ rứa không biết ?
- Ơ cái thằng... Rứa không chằm thì lấy chi ăn, rồi còn phương việc... Giọng người đàn bà có vẻ bực tức. Mà quả thật như vậy "không chằm thì lấy chi ăn, lại còn phương việc". Tôi tiếp tục nằm dài suy nghĩ miên man về gia cảnh mẹ con họ.
O Mai là hàng xóm của tôi, chồng chết sớm, có đứa con trai duy nhất,  ở vậy nuôi con. Vì nhà không có đàn ông, o lại mảnh khảnh trắng trẻo thuộc hạng người "chiêu", từ nhỏ cho tới lúc lấy chồng và cả bây giờ chỉ biết có nghề nón nên nhà không làm ruộng. Mà ở đất Hương Cần này cũng lạ lắm, hầu như đàn ông con trai thì làm ruộng làm vườn, còn đàn bà chỉ có biết nghề nón rồi nội trợ phục vụ chồng con. Chính vì thế mà đàn bà con gái ở đây đẹp lắm : da trắng, tóc xanh dài óng mượt, dáng người nhẹ nhàng mảnh khảnh. Nước sông Bồ xanh mát ngọt ngào và hoa trái bốn mùa đã cho họ vẻ đẹp trời phú.
Thời bao cấp, lương nhà giáo chẳng đủ chi tiêu, tôi cũng đã học nghề chằm nón tranh thủ những lúc không đến trường. Những tối quanh quần bên ngọn đèn dầu tù mù, tôi đã cùng chằm nón với họ, đã chứng kiến cảnh trai làng ngồi chật bàn nước nhà bé Cưng. Mà không chỉ có bé Cưng đẹp, thiếu nữ Hương Cần vào tuổi mười lăm, mười sáu trở lên ai cũng đẹp, cũng dễ thương. Thời đó họ còn ít nói, rụt rè, e thẹn chứ không táo bạo, mạnh mẽ như thiếu nữ bây giờ... Đang suy nghĩ miên man, giọng o Mai và cu Sơn to tiếng kéo tôi trở lại câu chuyện giữa họ :
- Răng mà lì dữ rứa con? Ăn nhanh mà chằm đi chớ. Mạ không biết cậy con thì cậy ai bây giờ ? Tiền mua gạo, tiền điện, tiền mắm muối... và cả tiền học, tiền chơi điện tử ở quán chú Ân nữa cũng là tiền bán nón cả đó con nờ! Thương mạ thì gắng chằm cho mau lật để mạ còn xây "độn" khác.
- Mạ không biết mấy đứa bạn con hắn cười con, hắn chê con khi ngày mô con cũng chỉ biết có chằm nón. Giọng Sơn phụng phịu, tỏ vẻ bất mãn : Tụi hắn nói là: Mày ngồi chằm nón nên đít chai như đít khỉ. Hôm trước trong quán "chat" chú Ân hắn còn hát giễu con: "Nghề nón là nghề giằng du, chích lên xỏ xuống có xu mà xài..." Con ghét nghề nón !
- Tụi nớ khác, con khác. Tụi hắn có cha, còn con không chằm phụ với mạ thì lấy tiền mô mà ăn với tiêu hở con ? Rồi đột ngột o ré lên "Răng mà tui khổ dữ ri, nói hoài mà không lủng lỗ tai... con với cái...Sơn ơi là Sơn !"
Tiếng ré đau xót ấy, dường như có tác dụng, cu Sơn đã đứng dậy cầm lấy khuôn và ngồi bệt xuống nền đất có trải chiếc bao tải chằm một cách miễn cưỡng. Vì muốn có nhiều nón để nhanh đi "phố" bán lấy tiền (ở đây đi bán nón thì gọi là "đi phố") mà o cứ hối thúc con chằm chứ cu Sơn nghĩ cũng tội lắm. Tuổi mười hai đang học lớp bảy trường làng, tuổi chỉ biết ăn học rồi chơi rứa mà phải phụ chằm nón với mạ, lại bị bạn bè đùa chọc nên nó nản là phải! Có lần khi tôi qua giảng giúp nó bài toán mà nó nhờ, nó đã hỏi tôi một cách rất thông minh :
- Cô ơi, cô giáo dạy công dân ở trường con nói rằng trẻ em có nhiều quyền lắm, quyền được học hành, được bảo vệ, được vui chơi... thì răng ở nhà mạ con lại bắt con chằm nón hoài hả cô? Tôi bật cười xoa đầu khen : Chà, cu Sơn giỏi lắm, biết ứng dụng điều đã học vào thực tế nghe! Nhưng ở hoàn cảnh của con thì Sơn cũng biết rồi đó, nếu con không giúp mạ thì lấy tiền mô để ăn học và cả chơi điện tử nữa chứ !
Nghe tôi nói, nó cười nhìn tôi rồi nói "ờ hè !"
* * *
Đi dạy về, tôi ngạc nhiên vì nhà o Mai hôm nay có khách. Khoảng 4-5 người gì đó mà lại là khách "Tây ba lô" - điều bất thường chưa từng có ở xóm tôi ! Tắt máy, dựng xe, cất cặp tôi lật đật qua nhà. Đám khách đeo ba lô nói với nhau bằng tiếng nước ngoài. Nhìn gương mặt và nghe giọng nói tôi đoán họ là người Nhật. Có kẻ đứng ngoài hiên, người đã vào nhà, dường như không biết nên làm thế nào cho phải nên họ cứ lúng ta lúng túng.
Tôi bước vào, o Mai và cả cu Sơn vẫn đang chằm nón. Ngỡ ngàng thấy tôi o reo lên :
- May quá, nếu không có cô giáo thì tôi biết mần răng? Họ mới vô, và họ cần chi tui không biết ? Tui sợ quá cô giáo nờ!
Không kém phần ngạc nhiên nhưng tôi cũng trấn an o hãy bình tĩnh, họ không làm gì mà sợ. Mặt o dường như dịu lại, bớt căng thẳng. Tôi chào họ bằng tiếng Anh. Họ lại chào tôi bằng tiếng Việt:
- Chào cô, chúng tôi là... một trong những vị khách nói bằng tiếng Việt. Tôi ngắt lời : Chị là người Việt Nam phải không ?
- Vâng, tôi là người Việt, và cũng là người Huế. Nhưng tôi sống ở Hà Nội từ bé, ba tôi tập kết mà ! Thưa cô, hôm nay chúng tôi mạo muội về đây xin được ghé lại thăm ngôi nhà này, để được tìm hiểu một nghề truyền thống... quả là... không giấu gì chị - cô gái ngập ngừng : Mấy ông khách đây họ thích như thế nhưng thưa cô...có phiền cho gia đình không ?
- Sao lại phiền, ôi vinh hạnh quá! Tôi nói mà miệng mỉm cười. Miệng nói vậy nhưng bụng lại nghĩ : Quả là phiền quá đi chứ! Ai đời nào...tự dưng... như trên trời rơi xuống làm cho người ta sợ. Tội nghiệp mẹ con họ. Để phần nào cho hai mẹ con bớt đi sự bối rối, tôi kéo mấy vị khách ra vườn quýt.
Chao ôi! Đang mùa xuân, quýt ra hoa, cả một khu vườn tràn ngập những chấm trắng li ti. Thơm đến nao lòng ! Mấy ông "Tây ba lô" mắt sáng rực, mũi phập phồng nở to, hít lấy hít để hương quýt nồng nàn, tinh khiết và họ cất lên những tiếng xì xồ. Tôi không hiểu họ nói gì nhưng chắc là ngợi khen vì tôi thấy mắt họ đắm đuối nhìn những cánh hoa nhỏ. Mà quả thật vườn quýt nhà o Mai thật tuyệt, xanh mướt, mỡ màng. Nhà không có đàn ông nhưng o cũng chăm cây dữ lắm. Làm cỏ, bón phân, cắt tỉa đều thuê người. Đến mùa thu hoạch vườn quýt cũng đem đến cho gia đình một nguồn thu đáng kể, nhất là từ khi quýt Hương Cần trở thành đặc sản xứ Huế... Song tôi lại nghĩ: O chăm sóc vườn quýt còn vì lẽ khác: Đó còn là biểu hiện tình cảm với người chồng bạc mệnh nhưng đã một thời hết sức yêu thương và chăm lo cho hai mẹ con.
- Cô ơi, cho cháu hỏi...tiếng ngập ngừng của cô phiên dịch kéo tôi trở lại. Tôi ngước nhìn đoàn khách, họ như đang bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của mấy hàng quýt. Ánh mắt cô gái Việt chớp chớp tỏ vẻ cảm động lắm, miệng thì xuýt xoa : Ôi! Tuyệt quá! Tuyệt quá đi mất! Lúc này tôi thấy sự trẻ thơ hồn nhiên của cô gái mới đáng yêu làm sao!
- Cô cần gì? Tôi mỉm cười từ tốn
- Dạ thưa cô, cháu muốn được đưa khách trở lại đây vào ngày mai và các ngày khác nữa được không? Thưa cô, chả là mấy ông khách đây muốn được học xem nghề nón.
- Để tôi hỏi chủ nhà xem đã. Tôi vừa nói và vừa đi vào bỏ mặc họ thỏa mãn hưởng thụ sự quyến rũ của vườn quýt.
O Mai đã dọn dẹp xong nhà cửa, sạch sẽ và tinh tươm. O đang bưng khay chén trà từ bếp đi lên, tôi đến gần đỡ ấm nước và nói:
- O Mai này, mấy người khách kia có việc này nhờ tôi hỏi giùm. O ngước đôi mắt đen láy, sâu thẳm, đượm buồn nhìn tôi :
- Việc chi rứa cô? Có chuyện chi nữa à?
- Không, có chi đáng sợ cả... chẳng là mấy người khách này - tôi chỉ tay ra vườn chỗ mấy vị khách đang bàn tán điều gì đó - họ muốn mai lại được về và xem chằm nón. Nghe tôi nói thế, cu Sơn lúc nãy đến giờ ngồi im theo dõi mấy vị khách không nói gì. Bây giờ thoáng chút ngỡ ngàng, tự nhiên như một phản xạ :
- Có chi nơi nghề nón mà xem với xét. Mấy người đó răng mà dại rứa. Tự nhiên lại muốn coi cái nghề "giằng du" mà tui đây đang ghét cay ghét đắng nè...
- Im đi con! Để cô giáo nói xem họ coi mạ chằm nón để mần chi? Tôi vận dụng những điều đã biết qua sách báo để giải thích cho o hiểu : Họ xem  chằm nón và học chằm nón cũng là đi du lịch đấy... Tóm lại, nếu o đồng ý thì mai họ sẽ về lại đây. Tôi muốn biết o có cho họ về không ?
- Rứa theo cô giáo thì có cho không? Nếu cô nói được thì tui nói được. Tui ít học, kém hiểu biết hơn cô giáo nên cô nói chi thì tui tin và nghe cô thôi! Lần này đến lượt tôi ngỡ ngàng nhìn o mà thấy thương quá!
- Nếu chính quyền cho phép thì cũng được thôi - tôi nói - họ thích nghề của mình mà! Vả lại, đây cũng là dịp để quảng cáo cho nghề nón của mình mà ! Họ coi rồi, họ thích, mai mốt mình bán nón được nhiều và bán đắt nữa... Tôi đùa động viên. O Mai cũng cười nhìn tôi tin tưởng. Tôi ra vườn thông báo với đám khách là có thể được, họ mừng ra mặt và rối rít cảm.

* * *
Trưa hôm đó, đi dạy về, đã thấy cu Sơn chờ sẵn tôi ở cổng. Vẻ mặt tỏ ra hớn hở khoe :
- Sáng ni họ có về nhà con coi hai mạ con con chằm nón đó cô nờ! Chà! Họ thích lắm! Cứ muốn con cho chằm thử. Tay họ chích lên xỏ xuống vụng về tức cười muốn chết cô ơi... mạ con ủi lá, họ cũng xin ủi thử, lá không thẳng mà xếp lại nhăn nhúm trông mặt họ đau khổ lắm. Trông cũng tức cười ghê. Vui quá!
- Thế Sơn thấy mình chằm đẹp hơn mấy ông Tây thấy có hãnh diện không? Có còn chê nghề nữa không? Tôi nhìn Sơn và nói. Đỏ mặt...xấu hổ, Sơn không nói gì chạy ngay về nhà như để thay cho lời xin lỗi.
Họ cứ đi về nhà o Mai như thế khoảng gần một tuần và chiều nay chủ nhật họ muốn làm một bữa tiệc chia tay để cám ơn hai mẹ con. Mọi chi phí cho bữa tiệc họ xin được lo liệu. O Mai lại qua nhà tôi "xin ý kiến" và nếu được thì mời tôi dự và nhờ tôi tiếp khách giùm. Tôi đồng ý và cả chiều chủ nhật ấy đã dành thời gian trọn vẹn cho gia đình o. Chỉ mới một tuần tiếp xúc mà chủ và khách tỏ ra thân mật và hiểu nhau hơn tôi tưởng. Bữa cơm Việt do o Mai đạo diễn và tôi phụ giúp đã làm hài lòng quý khách.
Lúc chia tay cùng với lời cảm ơn chân thành là chiếc phong bì quà biếu cho gia đình. O Mai sợ không dám nhận, tôi thay mặt nói lời cám ơn và nhận quà thay cho cháu Sơn. Tôi nói thêm với họ rằng: Món quà này coi như quý vị đã tặng cho cháu để cháu thấy được tấm lòng của quý vị đối với cháu, với gia đình và đặc biệt với nghề nón truyền thống của quê hương chúng tôi quý báu như thế nào. Những vị khách tỏ ra cảm động khi nghe tôi nói vậy.
Những chiếc nón, những cọng lá nón do họ tự làm được, họ trân trọng xin phép đem về làm kỷ niệm. Tôi nhìn mắt cu Sơn cứ sáng rực khi thấy họ nâng niu sản phẩm chính tự tay mình làm.
Khách về rồi, tôi đùa Sơn :
- Mấy ngày qua bận quá hà? Làm thầy dạy khách chằm nón thấy có "oai" không ?
Không nói gì Sơn lại cười bẽn lẽn và tôi chắc rằng trong lòng em đang rất vui sướng, tự hào.

Hương Cần, 2/2009
H.C.A
Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Các tin khác