1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Con Trâu

CON TRÂU
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI NGƯỜI VIỆT

ANH SƠN
(Sóc Trăng)

Được biết Đông và Nam châu Á là vùng sinh thái tự nhiên của trâu rừng, đã được thuần hóa sớm thành trâu nhà. Trước khi nông nghiệp - cày ra đời khá lâu, trâu nhà được dùng để dẫm nhuyễn ruộng nước trước khi gieo lúa. Từ khi trâu được thắng vào cày thì nghề trồng lúa của từng xứ sở đã trù phú hẳn lên. Cùng làm, cùng ở với người, lâu dần trâu trở thành thân thương gắn bó với xóm làng, rồi có vị trí trong tâm tưởng cổ truyền của dân quê. Từ đó mà có biết bao chuyện xoay quanh con vật đứng đầu lục súc của Việt Nam này.

Trâu đứng thứ 2 trong 12 con giáp. Lịch pháp cổ ghi nhận tháng GIÊNG là tháng TRÂU, lại còn cẩn thận ước lệ cả việc vẽ lịch: người đứng trước trâu là năm lập xuân sớm, và người đứng sau trâu là năm lập xuân muộn, giúp cho quan lại đời xưa chỉ đạo mùa vụ cho hợp thời.

Lịch chính thống có tháng Sửu, năm Sửu. Lịch dân gian ta còn có tháng Ngâu (tháng 7 âm lịch) đọc trệch từ Ngưu ra, mà xuất xứ là câu chuyện tình giữa chàng chăn trâu (Ngưu lang) với nàng dệt lụa (Ả Chức).

Quê hương Việt có nhiều địa danh gắn với trâu, trong đó ít nhiêu tên từ huyền thoại bước ra: Hà Nội có sông Kim Ngưu (TRÂU VÀNG); thành phố Hồ Chí Minh có Bến Nghé tức rạch NGƯU TÂN đã được Trịnh Hoài Đức khảo tả trong "Gia Định thành thông chỉ". Ngoài khơi Hòn Khói có nhiều hòn TRÂU NẰM (Ngọa Ngưu)...

Trâu là biểu thị tài sản của nông hộ cổ truyền, cho nên đã có biết bao lời ca dao về con vật "đầu cơ nghiệp" này. Người ta khẳng định "làm ruộng không trâu, làm giàu không vốn". Người ta khuyên nhau "muốn giàu thì nuôi trâu nái". Phú ông xưa trong nhà không có vàng bạc châu báu mà là "chín đụn, mười trâu", hay "3 bò, 9 trâu". Trâu là ao ước của người nghèo, nhà lành nên mới có câu ca "Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà/Cả ba việc ấy thật là khó thay!". Nhớ lại hồi xưa ở miền

Bắc nhiều thôn thiếu trâu, phải bình quân mấy hộ chung nhau một trâu. Thế là mỗi hộ một chân trâu !

Nhiều trẻ em xưa đã từng chăn trâu để rồi khi có cơ hội đến trường đã mở lòng ra mà đón bài học thuộc lòng "ai bảo chăn trâu là khổ?". Nhân tiện, cũng xin kể thêm chuyện chăn trâu của mấy nhân tài anh kiệt. Đinh Bộ Lĩnh lúc nhỏ chuyên chăn trâu cho chú. Cậu thiếu niên có khiếu quân sự này đã từng cắm cờ lau đánh trận trâu với bầu bạn. Về sau, gặp thời hỗn chiến sứ quân, Đinh đã ra tay dẹp yên bạo loạn, tạo lập nền thống nhất quốc gia - dân tộc với ngôi báu của mình. Đào Duy Từ vì là con gia đình hát xướng, nên đã bị cấm thi. Ông bèn bỏ quê ở đàng ngoài vượt sông Gianh vào Nam tìm chúa Nguyễn mưu sự nghiệp. Trước khi được giới thiệu với Chúa, Đào đã từng mấy năm sống bằng việc chăn trâu, đồng thời dành thời gian để viết tác phẩm "Ngọa long cương vãn" trình Chúa Nguyễn lúc ra mắt. Chúa được người tài đã phất hẳn lên.

Trâu có hình trên mặt đồng tiền giấy Đông Dương thời Pháp đô hộ. Và tới "Con trâu", tiểu thuyết hiện đại Việt Nam đã có tới hai cuốn thành công của Trần Tiêu và Nguyễn Văn Bổng.

Vậy là trâu đã đi vào huyền thoại, lời ca dao, chuyện thật. Nhưng trâu cũng gây cười giữa rừng cười nhà trạng. Chuyện kể rằng: Biết ta là xứ có tục chọi trâu, có lần sứ Tàu sang ta đã đem theo một chú trâu to khỏe, dữ dằn đến xin tỉ thí. Vua ta không muốn bẽ mặt chịu thua, nhưng tìm đâu ra một con tương sức. Trạng Quỳnh được vời vào cung phủ để hỏi kế. Trạng liền hẹn với sứ Tàu chờ cho 3 ngày. Một trận đấu tầm "quốc tế" được tổ chức. Sứ Tàu trình "đấu sĩ" của mình giữa sới và ra chiều đắc ý. Đợi mãi mới thấy Quỳnh dắt con nghé còm, dường như đã bị bỏ đói mấy ngày ra ứng chiến. Khán đài chưa hết ngạc nhiên thì đã thấy nghé ta lao thẳng vào trâu của sứ, cứ bụng mà thúc lấy, thúc để. Hóa ra nghé đói tưởng được gặp mẹ nên ra sức tìm nguồn sữa! Thế là trâu Tàu bỏ chạy một nước chịu thua !

Trâu kéo cày, kéo xe, kéo trục ép mía, kéo guồng nước, trâu còn mua vui cho làng xã trong những dịp hội hè :
"Dù ai đi đâu về đâu

Nhớ rằm tháng tám chọi trâu thì về".

Trâu còn là vật hiến tế thiêng liêng số một từ nội phủ cung vua đến đình làng. Cỗ tam sinh tế trời đất, tổ tông, có trâu trên hết. Ở Tây Nguyên, vài tộc dân còn giữ tục lễ hội đâm trâu rất tâm linh, rất hoành tráng để tạ ơn Giàng, mừng mùa bội thu gọi là Grong Kơpô.

Và trong cảm thức luân hồi dân Việt còn cố gắng tô vẽ lí lịch của người "bạn điền" một nắng hai sương với mình bằng câu chuyện kể rằng tiền kiếp của trâu vốn là một vị Bồ Tát (!). Hồi đó, đã lâu lắm rồi, hạ giới kêu la vì đói. Thượng đế bèn sai một vị Bồ Tát đem hai túi hạt xuống cho người: 1 túi đựng ngũ cốc, một túi đựng hạt cỏ, và căn dặn gieo ngũ cốc trước, hạt cỏ sau. Nhưng vị sư lại đãng trí, làm ngược lại. Thế là cỏ tranh sinh sống với lúa, nên dân đói vẫn hoàn đói. Thượng đế mới sai sứ giáng trần thị sát tình hình; té ra là vị sứ đã làm sai lời dẫn của Thiên đình. Thượng đế bèn hóa kiếp vị sứ thành trâu, và buộc phải ăn hết cỏ dưới trần. Từ đấy trâu ta chỉ ăn cỏ và ăn rất nhẫn nại đến trong mơ cũng vẫn nhai hoài.

Dân Việt đối đãi với trâu tình nghĩa như với người thân, người bạn hiền nhà nông:

"Trâu ơi, ta bảo trâu này.
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công !
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".

A.S

Các tin khác