1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Con cá gỗ

CHUYỆN "CON CÁ GỖ"

NGUYỄN THÚC CHUYÊN

Ông đồ Nghệ xưa kia đều là con nhà nghèo, sống thanh đạm theo nếp nhà Nho. Mỗi lần ông ra Bắc hay vào Nam tìm chỗ "ngồi nơi" (gia sư) truyền bá chữ nghĩa thánh hiền cho thiên hạ, ngoài tay nải gói áo quần và mấy quyển sách mang quàng bên vai, ông còn đem theo một "con cá gỗ". Đến bữa, trên con đường thiên lý dài vạn dặm, ông ghé vào một cái quán bên đường, mua một tô cơm và một ít nước mắm, xong lấy "con cá gỗ" trong người ra bỏ vào bát nước mắm. Con cá đã được phết một lớp sơn dầu mỏng, bỏ vào bát nước mắm trông như cá rán. Cơm ăn hết, bát nước mắm vơi. Cá vẫn hoàn cá! Chuyện kể là vậy, ấy thế mà hàng thế kỷ ông đồ Nghệ chịu "oan" mang tiếng cười là hà tiện, keo kiệt, bủn xỉn... Thế nhưng ít ai trông thấy "con cá gỗ" hình dáng nó ra sao cả! Gần đây, nhà nghiên cứu văn học dân gian Đặng Mai Hồng ở Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết bà còn sở hữu hai "con cá gỗ", được khắc chạm tinh vi, một con trên mình khắc chữ "Lộc", con kia chạm chữ "Tài" và một bức tranh khắc gỗ vẽ hình con cá đang vượt thác, phía dưới có 4 chữ Hán: "Ngư khiếu Long Môn" (cá kêu cửa rồng) một biểu tượng của thi cử hồi xưa, ước mơ được đỗ đạt cao. Theo bà Mai Hồng thì đây là gia bảo của nhà chồng, họ Cao ở huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Từ xa xưa cụ cố nhà họ Cao đã đón mời một ông đồ xứ Nghệ vào dạy học cho con cháu. Cụ đồ đã mang theo hai "con cá gỗ" và bức tranh vào. Sau hai mươi năm làm thầy đồ dạy ở vùng sơn cước Quảng Trạch, cụ đồ xưa về quê dưỡng tuổi già. Lúc chia tay lên đường, cụ đồ đã tặng gia đình họ Cao hai "con cá gỗ" và bức tranh để lưu niệm. Ngoài bà ra, ở thành phố Vinh còn có ông Đào Tam Tỉnh, giám đốc Thư viện Nghệ An, cũng sưu tầm được một con "cá gỗ" màu sẫm, trên thân mình con cá cũng có khắc chữ "Lộc" (chữ Hán).

Chuyện về những "con cá gỗ" sưu tầm được, đặt ra cho chúng ta

Các tin khác