1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Đặc điểm của văn học trung đại

VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

TRIỀU NGUYÊN

Trong tập sách Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam (1 ), Lê Trí Viễn nêu ba đặc trưng: cao nhã, vô ngã và hữu ngã, quy phạm và bất quy phạm. Tác giả giải thích, đại ý: cao nhã là sự cao quý, thanh nhã ở quan niệm văn chương, quan niệm của người sáng tác, ở chức năng xã hội của văn chương, ở sự hạn hẹp của việc phổ biến (tr 139); vô ngã và hữu ngã là quá trình chuyển biến của văn học, đi từ vô ngã chuyển dần sang hữu ngã (tr 225); quy phạm và bất quy phạm cũng là quá trình chuyển đổi giữa cái quy tắc, nền nếp đến cái bất quy tắc, phá vỡ nề nếp có sẵn trong diễn đạt.
Khi nêu đặc điểm cơ bản của văn học trung đại, hai bộ sách Ngữ văn 10, chương trình chuẩn và chương trình nâng cao hiện hành, đã có sự khác biệt. Sách Ngữ văn 10, chương trình chuẩn, tập 1, viết (lược ghi các đề mục): 1) Những đặc điểm về nội dung: a) Chủ nghĩa yêu nước; b) Chủ nghĩa nhân đạo; c) Cảm hứng thế sự; 2) Những đặc điểm về nghệ thuật: a) Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm; b) Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị; c) Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài (2 ). Sách Ngữ văn 10, chương trình nâng cao, tập 1, viết (lược ghi các đề mục): 1) Gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận con người; 2) Luôn hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian; 3) Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Hoa trên tinh thần dân tộc, tạo nên những giá trị văn học đậm đà bản sắc Việt Nam; 4) Trong khuôn khổ thi pháp trung đại, văn học Việt Nam luôn vận động theo hướng dân tộc hoá và dân chủ hoá (3 ).
Có thể thấy các đặc điểm được nêu rất chung, e nhiều nền văn học (và văn học trung đại) của các dân tộc trên thế giới cũng không thể khác thế (đề mục 3 của sách Ngữ văn 10, chương trình nâng cao, có thể thay tên các nước liên quan). Mà mỗi khi có sự chung cùng kiểu ấy, thì để được gọi là đặc điểm (đặc điểm: nét riêng biệt) tất phải viện đến một vấn đề có tính chất bổ sung, chẳng hạn: mức độ đậm nhạt của các yếu tố liên quan; nhưng các sách được đề cập đã không làm như vậy.
Giả sử những trình bày ở trên là tính chất của văn học trung đại nói chung, thì theo thiển ý của người viết, dưới đây là một số đặc điểm về hình thức của riêng các thể loại, kiểu tác phẩm thuộc tản văn và biền văn trong nền văn học trung đại Việt Nam.
Tính ngắn gọn:
Hầu hết các văn bản văn học thuộc tản văn và biền văn đều có dung lượng ngắn gọn. Khi là một tập sách, thì đó thường là một tập hợp của những mẩu ngắn hợp thành. Lĩnh nam chích quái (Trần Thế Pháp (?)), Nam Ông mộng lục (Hồ Nguyên Trừng), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông), Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ),... là những dẫn chứng. Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác) và Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái) cũng ở mức vừa phải (4 ).
- Chưa có sự phân định rõ ràng giữa các thể loại, kiểu tác phẩm:
Với các thể loại văn học, nhất là các thể kí, như kí sự, kí văn, tuỳ bút, tạp thuật, ngẫu lục,... khó thể phân định sự khác biệt nhau giữa chúng. Với những kiểu tác phẩm thuộc các lĩnh vực hành chính, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cũng không có sự rạch ròi. Chẳng hạn, giữa chiếu và dụ, chế và sắc, biểu và tấu, sớ,... được dùng lẫn lộn, giữa một bài luận với một bài văn sách viết lối tản văn cũng thường khó tách bạch.
- Sự chi phối của thể biền văn, tản văn chịu ảnh hưởng của biền văn, là điều kiện quan trọng để biến phần lớn các văn bản không thuộc các thể loại văn học trở thành tác phẩm văn học:
Nếu ở trường hợp vận văn, hầu như hễ sử dụng đến là thuộc về văn học (không thuộc thể thơ này thì thuộc thể thơ khác, không ở loại bác học thì ở cùng dân gian), thì với biền văn, cũng gần như thế. Với tản văn chịu ảnh hưởng của biền văn thì mức độ có giảm bớt. Còn với tản văn thì ngoài các thể loại văn học, ở các lĩnh vực khác, phải xét cái chất văn chương (để xác định có phải là tác phẩm văn học hay không) qua mỗi văn bản cụ thể. Điều này có nghĩa, thể văn, một yếu tố thuần tuý hình thức, có vai trò quyết định tính chất, phạm vi của văn bản.
Ở đây, thể biền văn (và một phần tản văn chịu ảnh hưởng của biền văn) đã có tác dụng biến đổi phần lớn các văn bản không thuộc các thể loại văn học trở thành tác phẩm văn học. Chẳng hạn, một tờ chiếu biền văn thì thường được coi là một tác phẩm văn học (tức tờ chiếu này bên cạnh chức năng là một lệnh, còn có chức năng là một tác phẩm nghệ thuật), trong lúc một tờ chiếu bằng tản văn thì để được công nhận là một tác phẩm văn học, cần phải "đong đếm" theo những tiêu chuẩn của nghệ thuật, xem nó có hội đủ không đã (giả sử không là tác phẩm văn học, thì nó chỉ có mỗi chức năng là một lệnh của vua ban).
Trên đây, chỉ là những suy nghĩ bước đầu. Vấn đề cần được trao đổi, thảo luận để có thể có được những nhìn nhận khách quan, thấu đáo hơn.

T.N
 

Các tin khác