1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Đặc thù bộ môn

ĐẶC THÙ BỘ MÔN
VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CỦA VIỆC DẠY, HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO

THS. TRẦN HOÀNG

1. Cùng với văn học viết, văn học dân gian (VHDG) được đưa vào chương trình Văn- Tiếng Việt từ bậc Tiểu học, Trung học đến Cao đẳng, Đại học. Ở bậc Tiểu học, học sinh được làm quen với các tác phẩm VHDG chủ yếu thông qua các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Làm văn… Lên đến cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, các em được học tục ngữ, ca dao, thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, sử thi… một cách trọn vẹn trong các giờ giảng văn tìm hiểu, phân tích, bình giá tác phẩm. Một số vấn đề về nội dung và nghệ thuật của các thể loại VHDG cũng đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn, giúp cho học sinh Trung học phổ thông bước đầu có những hiểu biết về loại hình văn học này. Tốt nghiệp cấp học phổ thông các học sinh thi đậu đại học, ngành Ngữ văn và Sư phạm Mẫu giáo lại có thêm nhiều giờ học về bộ môn VHDG. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, việc dạy và học bộ môn này ở bậc đại học, theo nhận xét của chúng tôi chưa thực có sức hấp dẫn và thu hút nhiều đối với sinh viên (SV). Chất lượng và kết quả học tập của sinh viên còn hạn chế. Không ít bài kiểm tra, không ít niên luận, khóa luận của SV còn bộc lộ nhiều lỗ hổng, nhiều điều non yếu về kiến thức VHDG, về năng lực cảm thụ, phân tích và bình giá tác phẩm, dù tác phẩm ấy chỉ là một câu tục ngữ, ca dao, một truyện cười, hay truyện ngụ ngôn đơn giản, ví như các câu: Tức nước vỡ bờ; Có công mài sắt, có ngày nên kim; các truyện Phú hộ ngã sông, Đẽo cày giữa đường, Thầy bói xem voi v.v… Vấn đề đặt ra ở đây là vì sao việc dạy và học bộ môn VHDG ở bậc đại học chưa đưa lại kết quả như chúng ta mong muốn? Để góp phần trả lời câu hỏi này, chúng tôi xin được đề cập tới một số vấn đề sau:
2. So với văn học viết, văn học dân gian có một số điểm khác biệt trên một số phương diện. Tác phẩm VHDG có một khối lượng rất lớn, bao gồm cả văn xuôi, lẫn văn vần. Nhưng trừ các bộ sử thi lớn (ví dụ: Đam San, Xing Nhã, Đam dong, Otnơdrong) và một số bài vè lịch sử dài (Vè Thất thủ kinh đô; Vè Quan Đình v.v…), hầu hết các tác phẩm thuộc các thể loại còn lại đều ngắn, gọn. Vì thế nó dễ thuộc, dễ nhớ, và dễ phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Thanh thiếu niên không nhiều thì ít từ thuở ấu thơ cũng đã được làm quen với các tác phẩm VHDG qua lời ru của mẹ, lời kể của bà hoặc qua các trò chơi dân gian. Học ở bậc phổ thông, nhiều truyện kể, câu tục ngữ, ca dao, học sinh được học đi, học lại không ít lần. Lên đến bậc đại học, nếu phải học lại những tác phẩm quen thuộc với những câu phân tích, bình giải không có gì mới thì giờ học VHDG trở thành buồn chán là điều rất dễ hiểu. Trái lại, với văn học viết, từ văn học cổ điển đến văn học hiện đại, từ văn học Việt Nam đến văn học nước ngoài, hầu hết các tác phẩm được đưa vào chương trình văn học ở bậc đại học đều khá mới mẻ với sinh viên. Sự mới mẻ này, chắc chắn có sức hấp dẫn không nhỏ đối với người học văn học.
    Văn học dân gian là một bộ phận của Văn hóa dân gian. Nội dung của VHDG nói chung và của nhiều tác phẩm VHDG nói riêng, chứa đựng nhiều tri thức của đời sống, từ tri thức về thế giới tự nhiên đến những tri thức về văn hóa, lịch sử, về xã hội, về con người… Do vậy muốn hiểu VHDG phải có những hiểu biết nhất định về cuộc sống. Điều này không dễ dàng đối với lứa tuổi thanh thiếu niên. Làm sao họ có thể lý giải thấu đáo được cái kết thúc bi thảm của truyền thuyết An Dương Vương? Làm sao họ có thể cắt nghĩa được việc cô Tấm trừng trị mẹ con dì ghẻ bằng những việc làm, những hành động khá "rùng rợn", nếu như họ không biết được cái triết lý dân gian ẩn chứa đằng sau các sự việc ấy? Hay như câu ca dao:
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói dạ thương mình bấy nhiêu.
Đọc qua tưởng như không có gì khó hiểu. Nhưng hiểu cho kỹ, phân tích cho sâu nội dung, ý nghĩa câu ca dao không phải là điều dễ dàng. Cố giáo sư Cao Huy Đỉnh đã từng nói với chúng tôi: chính một bà cụ ở một làng quê miền Bắc đã cắt nghĩa cho giáo sư hiểu thấu đáo về nội dung của câu ca dao trên bằng chính sự trải nghiệm của cả cuộc đời của một cô gái nông thôn thuở xưa.
Cũng khác với văn học viết, văn bản VHDG không chỉ được tồn tại dưới hình thức một văn bản viết trong các công trình sưu tập của các nhà nghiên cứu hoặc những người yêu thích VHDG. Trong đời sống, trong các sinh hoạt của quần chúng nhân dân, tác phẩm VHDG được người ta kể, hát, nói, hoặc diễn. Mỗi thể loại VHDG gắn liền và bị chi phối bởi một phương thức diễn xướng nhất định. Ta chỉ có thể thấy hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm khi ta trực tiếp "thấy" nó đang diễn ra trong đời sống, trong sinh hoạt của quần chúng nhân dân. Yếu tố ngôn từ trong tác phẩm VHDG được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố khác (như âm nhạc, điệu bộ, không gian diễn xướng v.v…). Xin lấy một ví dụ. Câu ca dao:
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay
Ta chỉ có thể hiểu đúng về nhân vật trữ tình trong câu ca trên khi được nghe các cô gái hát theo làn điệu dân ca quan họ mà thôi. Học sinh, sinh viên học các tác phẩm VHDG ở trường, ở lớp cơ bản là học trên văn bản tác phẩm được ghi trong sách giáo khoa hoặc trong các bộ sưu tập. Như vậy họ không được trực tiếp tiếp nhận tác phẩm với tư cách là một thực thể đang sống thực trong các sinh hoạt văn hóa gia đình, xã hội. Điều này làm giảm đi phần nào sự hứng thú trong học tập của học sinh, sinh viên và có thể họ không hiểu, không phân tích được đầy đủ các giá trị về nội dung, về nghệ thuật của tác phẩm, một phần cũng vì lẽ đó.
    Do sống đời sống của một tác phẩm biểu diễn, một tác phẩm truyền miệng, một tác phẩm mang tính tập thể cao trên nhiều phương diện nên VHDG nói chung và từng tác phẩm VHDG nói riêng bộc lộ rõ tính dị bản. Cho nên việc chọn tác phẩm nào để đưa vào chương trình, vào sách giáo khoa Văn học là điều cần cân nhắc kỹ. Tôi đã từng viết bài bày tỏ ý kiến không đồng tình của mình khi thấy trong sách Ngữ văn lớp 7 chép câu sau vào một bài ca dao quen thuộc mà họ cho là ca dao xứ Huế.
"Ai vô xứ Huế thì vô"
Văn học dân gian có nhiều dị bản, tuy nhiên, sinh viên và học sinh trong các giờ học văn ở trên lớp thường là chỉ được tiếp xúc với một văn bản, ít có điều kiện để đối chiếu, so sánh với các dị bản của tác phẩm nên khó mà hiểu hết cái hay của một tác phẩm VHDG đặc sắc và có giá trị.
3. Từ đó để đi đến một điều là dạy và học bộ môn VHDG phải có cách dạy, cách học khác với việc dạy, việc học văn học viết, dù hai loại hình này đều là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Theo chúng tôi, điểm xuất phát của công việc này chính là phải tuân theo đặc trưng thể loại của VHDG và điều kiện của người học. Để làm được điều này, chúng tôi xin được đề xuất một số biện pháp sau:
- Trong các giờ dạy về lý thuyết (khái niệm, bản chất, đặc trưng, nội dung, thi pháp thể loại v.v…) cần nghiên cứu cắt giảm (ở mức độ cho phép) phần thuyết giảng của giáo viên. Thay vào đó là phải yêu cầu SV đọc nhiều hơn, tự nghiên cứu phần này nhiều hơn trong các giáo trình. Hiện nay SV có thuận lợi lớn là giáo trình và tư liệu tham khảo dành cho cho VHDG khá phong phú, khá đa dạng. Chúng tôi cho rằng, phần tổng quát, nội dung kiến thức ghi trong các giáo trình VHDG không phải là quá khó đối với SV. Nội dung, các chương mục của các giáo trình, dù do nhiều tác giả viết lại có nhiều điểm thống nhất và gặp gỡ nhau. Do vậy, trong buổi học đầu tiên, GV cần dành thời gian giới thiệu chương trình, tài liệu tham khảo và hướng dẫn cho SV cách tiếp cận các tài liệu đó. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, để tiện cho việc học tập của SV, chúng ta chỉ nên giới thiệu với các em một vài giáo trình mà chúng ta cho là có chất lượng nhất và thích hợp với các em nhất. Trong các giờ học sau, chúng ta lại yêu cầu và hướng dẫn cụ thể hơn, chi tiết hơn cho SV tiếp cận với từng phần của giáo trình. Sinh viên phải đọc, ghi chép, tóm tắt các phần sẽ học, nêu ý kiến riêng của mình và những thắc mắc (nếu có). Đến lớp, GV chỉ làm công việc hệ thống hóa kiến thức, nhấn mạnh những kiến thức cơ bản và giải đáp thắc mắc của SV mà thôi.
- Dành một thời lượng thỏa đáng (trên lớp) cho việc phân tích, bình giảng các tác phẩm VHDG, từ tục ngữ, ca dao đến các loại truyện kể, các vở chèo v.v… Làm tốt được phần này chúng ta không chỉ bồi dưỡng, cung cấp cho SV nhiều tri thức về văn chương mà còn giúp cho họ nâng cao năng lực cảm thụ, năng lực thẩm định một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Đó là một trong những cơ sở quan trọng để SV khi ra trường có thể dạy tốt môn Ngữ văn. Vấn đề là phải chọn được tác phẩm hay, tác phẩn "có vấn đề" để tranh luận đưa vào các giờ học VHDG. Trong quá trình cùng với SV phân tích, bình giảng tác phẩm, chúng ta cần chú ý đúng mức và vận dụng linh hoạt các đặc trưng của VHDG vào việc tìm hiểu cái hay, cái đẹp của từng tác phẩm cụ thể. Có như vậy mới giúp SV hiểu sâu hơn giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Chẳng hạn, khi dẫn hai câu ca dao:
    - Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím
    Em có chồng rồi, trả yếm lại anh...
    - Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh
    Yếm em thì em mặc, yếm chi anh mà anh đòi.
nếu không chú ý đến sự chuyển đổi vị trí của chủ thể và đối tượng trữ tình của hai câu ca dao trên thì khó mà hiểu hết ý nghĩa, nội dung, nghệ thuật ẩn sâu trong những vần thơ dân gian này.
Một ví dụ khác:
Câu tục ngữ: "Quỷ tha, ma bắt" có một chữ rất thú vị- ấy là chữ "tha". Chữ này hiểu, dùng theo nghĩa nào thì nội dung toàn câu tục ngữ sẽ mang ý nghĩa (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) tương ứng.
VHDG, như trên đã nói, có cuộc sống của một tác phẩm "biểu diễn". Nếu có điều kiện, theo chúng tôi nên cho SV tiếp xúc với các nghệ nhân dân gian, cho họ được xem tuồng, chèo, múa rối nước, nghe hát dân ca, hát xẩm, kể vè, và tốt hơn nữa là cho họ về các làng quê đi điền dã. Chắc chắn những cuộc tiếp xúc, những chuyến đi này sẽ tạo nhiều hứng thú, sẽ nâng cao tầm hiểu biết về các loại hình nghệ thuật dân gian cho SV.
Điểm cuối cùng chúng tôi cần nhấn mạnh là dạy VHDG cần làm sao huy động tối đa ý kiến đóng góp của SV. Một hình tượng, một từ ngữ… trong một tác phẩm VHDG thường chứa đựng nhiều tầng nghĩa và có nhiều góc nhìn, nhiều cách phân  tích khác nhau. Trong nhiều năm dạy VHDG, chúng tôi thấy SV có nhiều phát hiện rất hay, nhiều cách cảm thụ tác phẩm văn học rất tinh tế. Ví như họ đã cùng chúng tôi khám phá ra năm cách hiểu khác nhau về câu tục ngữ: "Chuối sau, cau trước" (nơi trồng, thời gian trồng, cách ăn, đi chợ mua chuối, mua cau để cúng giỗ; và thứ tự trước sau dùng cau, chuối khi mời khách…). Tác phẩm VHDG phần nhiều lạ mà quen, quen mà lạ đối với SV. Nếu biết cách khơi gợi, và tạo hứng thú học tập cho họ, chắc chắn giờ học sẽ không nhàm chán, tẻ nhạt. Hiệu quả của những giờ học ở lớp  sẽ góp phần kích thích SV đi vào cuộc sống, đi vào các làng bản (kể cả lúc đang học cũng như khi ra trường làm nghề dạy học) tìm hiểu, sưu tầm, nghiên cứu VHDG. Ở trường ĐHSP Huế, trong những năm qua, rất nhiều SV đã làm được việc này.

T.H

Các tin khác