1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Dạy kĩ năng tư duy cho học sinh

DẠY KĨ NĂNG TƯ DUY CHO HỌC SINH

PHAN TẤN TÔ

Tư duy là hoạt động của trí tuệ. Đó là đặc điểm để phân biệt sự khác nhau giữa con người với loài vật và máy tính. Một đứa trẻ có tư duy là đứa trẻ phát triển bình thường, toàn diện: Về mặt tâm lí học: đứa trẻ có tình cảm; về mặt sinh học: đứa trẻ có sinh lực; vế mặt triết học: đứa trẻ có lí luận; về mặt xã hội: đứa trẻ có tính xã hội.
Dạy tư duy cho học sinh là làm cho học sinh có tư duy hiệu quả hơn, có ý thức phê phán, logich, sáng tạo và sâu sắc hơn. Ở nhà trường dạy kiến thức cần đi đôi với việc dạy kĩ năng tư duy, nghĩa là dạy cho học sinh có kiến thức để tư duy tốt. Tư duy tốt là biết vận dụng tốt các kiến thức đã học (các cứ liệu) một cách khéo léo và có công tâm.
Liman (Đại học Columbia) cho rằng: Cần dạy cho trẻ tư duy từ khi chúng mới bắt đầu đến trường, mục đích nhằm giáo dục các em thành những con người biết tư duy hơn, biết cân nhắc hơn.
* Tại sao phải dạy học sinh tư duy: Dạy học tư duy là cần thiết, bởi vì:
- Các em lớn lên trong một thế giới đầy biến động và thay đổi nhanh chóng. Do đó, các em phải có khả năng giải quyết vấn đ# trước các tình huống đặt ra. Muốn vậy, các em phải có kĩ năng tư duy. Giúp các em tìm ra giải pháp cho các vấn đề trong nhà trường cũng như trong cuộc sống là nhi#m vụ của dạy kĩ năng tư duy.
- Người có kiến thức, có kĩ năng tư duy, sẽ giành được cơ hội trong học tập, trong việc làm, người học sẽ có điều kiện tốt để thành công.
- Người có kĩ năng tư duy tốt sẽ điều chỉnh thái độ tâm lí tốt nên họ có thái độ đúng đắn trước mọi tình huống khi giải quyết vấn đ#, sẽ hoà nhập tốt trong tập thể, trong cộng đồng, trở thành người công dân tốt.
- Tư duy tốt hơn, là điều kiện để tồn tại trong một thế giới đầy thách thức như hiện nay.
* Loại hình tư duy nào phải dạy: Tư duy của con người bắt nguồn chủ  yếu từ 2 truyền thống triết học và tâm lí học. Về mặt triết học, người ta chú trọng việc nghiên cứu tư duy có phê phán; về mặt tâm lí học thì chú trọng nghiên cứu tư duy sáng tạo.
Trong nhà trường cần phải dạy cho học sinh 2 loại tư duy này.
 1. Tư duy phê phán (bình phẩm). Là tư duy có suy xét, có cân nhắc để đưa ra quyết định hợp lí khi đã hiểu hoặc thực hiện một vấn đề. Bloom cho rằng: Tư duy phê phán đồng nghĩa với "đánh giá", là cấp độ cao nhất trong 6 kĩ năng tư duy (nhận biết- hiểu- ứng dụng- phân tích- tổng hợp và đánh giá). Tư duy bậc cao là biết dựa vào các cứ liệu để đưa ra kết luận. Tư duy phê phán là tiến trình đánh giá các kết luận. Trẻ chỉ có thể tư duy phê phán khi có khả năng đánh giá.
Tư duy phê phán còn bao gồm cả thái độ tích cực là trẻ phải có nguyện vọng lập luận, mong muốn thử thách, mong muốn đạt được chân lí của vấn đề.
- Muốn học sinh có nguyện vọng, tinh thần lập luận thì giáo viên phải động viên, khuyến khích, làm cho các em hiểu rằng, mỗi người có một cách nhìn, có quan điểm khác nhau về một vấn đề, đó là điều tự mhiên và người có nguyện vọng lập luận là một thái độ tốt trong tranh luận.
- Khuyến khích học sinh mạnh dạn đón nhận sự thử thách: Tư duy có phê phán là sẳn sàng đối trọng với ý kiến của người khác. Tức sẵn sàng tranh luận. Tranh luận sẽ làm sáng tỏ vấn đ#, là một việc cần thiết để tiến bộ. Tranh luận là một hoạt động giáo dục, khoa học khác với sự cãi vã.
Một trong những thách thức của việc dạy học sinh tư duy là phải giúp chúng nhận ra rằng, quá trình đánh giá, khẳng định và phủ định đối với ý kiến người khác là một việc làm tự nhiên, bình thường và lành mạnh. Nhờ đó, mà mối quan hệ trở nên cỡi mở, giá trị cá nhân học sinh được khẳng định.
- Để học sinh có mong muốn đạt được chân lí, thì giáo viên phải giúp các em nhận biết: không phải tất cả những điều người ta đã kết luận rồi đều đúng cả. Mọi tư duy, kết luận  có thể ẩn chứa những sai sót. Kích thích chúng tìm ra chân lí là giúp chúng có thái đ# tra xét, tìm kiếm, lí giải đến cùng.
Học tư duy một cách có phê phán có nghĩa là: Học cách hỏi (khi nào hỏi, hỏi vấn đề gì); học cách lập luận (khi nào lập luận, dùng phương pháp lập luận nào).
2. Tư duy sáng tạo (khám phá). Là loại tư duy bậc cao, sẽ khó khăn mới học tập, rèn luyện được. Nhưng giáo viên phải làm cho học sinh ý thức được rằng:
- Tư duy sáng tạo là một nổ lực, một quá trình. Thomas Edison đã làm thí nghiệm với trên 1.800 chất liệu, mới tìm ra đúng sợi dây tóc cho bóng đèn điện. Nên chẳng ngạc nhiên khi ông cho rằng: Thiên tài là 99% mồ hôi và chỉ 1%  cảm hứng.
- Sáng tạo không đòi hỏi chỉ số thông minh cao IQ (Intelligence Quotion). Thurston lưu ý: Sự lẫn lộn giữa thông minh và tài năng sáng tạo là chuyện thường xãy ra. Ví dụ, một đứa trẻ trong cuộc đố vui được đánh giá là thông minh, nhưng  liệu em này có thể có những ý tưởng độc đáo, sáng tạo không. Điều này còn là mối nghi ngờ.
Mọi trẻ em đều có thể sáng tạo ở các cấp độ khác nhau. Nhiệm vụ của nhà trường, của giáo viên là cần tạo ra một bầu không khí để kích thích chúng sáng tạo. Carl Rogers (nhà Tâm lí học) cho rằng: Muốn phát huy chức năng sáng tạo, cần 2 điều kiện là yên tâm về mặt tâm lí và thoải mái về mặt tâm lí. Theo ông, cảm giác yên tâm về mặt tâm lí của trẻ có thể có trong quá trình:
. Tin tưởng, tôn trọng trẻ. Xem trẻ là một cá nhân có giá trị.
. Tránh đánh giá trẻ từ bên ngoài. Nên khuyến khích trẻ tự
đánh giá.
. Thông cảm với trẻ. Nhìn sự việc bằng con mắt của trẻ.
Giáo viên phải giúp học sinh tự tin và thoải mái khi chúng thực hiện một việc gì đó mới mẻ.
Ở đây, giao tiếp đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì không khí sáng tạo. Một lời phê, bình, chỉ trích quá nặng có thể làm trẻ mất tự tin, mất hứng thú. Tuy nhiên, tạo được không khí sáng tạo cân bằng giữa các em trong lớp là điều không dễ. Vì vậy, giáo viên phải có nghệ thuật, sao cho có thể chăm lo cho tất cả các đối tượng. Trong quá trình sáng tạo, việc kích thích sáng tạo cũng hết sức quan trọng. Kích thích bắt nguồn từ tính tò mò, thắc mắc, thích hỏi của học sịnh. Có thể nói, việc tạo ra không khí sáng tạo, kích thích sáng tạo còn khó hơn chính sự sáng tạo.
3. Giải quyết vấn đề. Khi đã nắm được vấn đề thì phải vận dụng được để xử lí  trong tình huống cụ thể một cách thiết thực. Mục đích của giáo dục là để ứng dụng những điều đã học vào thực tế. Giải quyết vấn đề là một quá trình nhận thức, phải biết vận dụng 2 loại tư duy trên. Kết hợp giữa tư duy phê phán và tư duy sáng tạo sẽ tạo nên một hệ phương pháp tư duy rất hữu hiệu, nó giúp cho quá trình tư duy của học sinh hiệu quả hơn.
Vấn đề của cuộc sống hiện thực đa dạng và hiếm khi chỉ có một giải pháp hoặc giải pháp cuối cùng, duy nhất cho một câu trả lời đúng, mà đó là các vấn đề mở. Do vậy, giáo viên phải dạy cho học sinh biết vận dụng tư duy để chọn ra một giải pháp phù hợp nhất trong nhiều giải pháp khi giải quyết vấn đề.
* Những nhân tố thúc đẩy tư duy. Có thể nêu 3 nhân tố: Học sinh, giáo viên và môi trường cho tư duy và học tập.  Trong đó, vai trò người giáo viên rất quan trọng.
- Học sinh, người thực hiện tư duy và học tập: Phải quan tâm đến tính tự trọng của các em. Đó là yếu tố cần thiết để nâng cao khả năng và kích thích học tập của chúng. Nó thể hiện tư chất của cá nhân trong tập thể. Nó giúp các em vượt qua khó khăn để khẳng định mình, tích cực tham gia hoạt động, độc lập tư duy, sẵn sàng đưa ra các suy nghĩ, các quan điểm của mình. Các em phải được rèn luyện thành người học tập, người tư duy tích cực, người biết giải quyết vấn đề một cách linh hoạt.
- Giáo viên và phương pháp của người thầy: Thầy giáo là người tổ chức tư duy và học tập, đóng vai trò gợi mở và hướng dẫn tư duy cho học sinh. Một người thầy tốt là người biết khích lệ niềm tự hào và yêu cầu cao trong công việc của các em. Và vấn đề mấu chốt là ở phương pháp giảng dạy của người thầy. Muốn thúc đẩy tư duy của học sinh, người thầy cần phải biết:
+ Xây dựng, hình thành tính tự trọng cho học sinh.
+ Gần gũi, chan hòa, biết kích thích khả năng giao tiếp của cả lớp.
+ Chăm chú lắng nghe từng học sinh, khuyến khích các em tích cực hoạt động .
  + Rõ ràng, mạch lạc trong phát ngôn, trong nội dung yêu cầu.
  + Công tâm, chân thành trong khen, chê.
  + Đặt mình vào vị trí người học để ứng xử, giải quyết vấn đề.
  Đó là những yêu cầu về kĩ năng, lương tâm chức nghiệp của một người thầy.
   Người tổ chức và người thực hiện tư duy, học tập sẽ thu được hiệu quả nhờ có môi trường tư duy và học tập thuận lợi.
   Trong nhà trường việc dạy kĩ năng tư duy dược tiến hành qua các môn học, các hạt đông. Ở đây, xin nêu một lĩnh vực:
* Dạy tư duy ngôn ngữ. Theo Moffett: Ngôn ngữ là tổng hợp của diễn ngôn, bao gồm 4 hình thức: Nghe- Nói- Đọc- Viết. Trong giảng dạy ngôn ngữ mà cụ thể là môn Ngữ văn, chúng ta rèn luyện các kĩ năng đó. Nhưng như vậy, ta lại vô tình bỏ qua loại hình thứ 5 của ngôn ngữ là "tiếng nói thầm",  hay là ngôn ngữ bên trong, đây là loại hình này rất quan trọng để giúp trẻ có thể nói ra được những ý tưởng của mình thành lời.
- Nói thầm: Là thứ ngôn ngữ để h#i thoại với chính bản thân mình, nó giúp các em liên hệ những điều đã biết với những gì có thể làm được. Trước một câu hỏi, trước một vấn đề được đặt ra, trẻ ngập ngừng, nhẩm tính, cân nhắc, lựa chọn giải pháp cho vấn đề. Đó chính là lúc chúng tư duy để chuyển thành lời nói, đưa ra quyết định.
Giáo viên phải tổ chức cho các em có điều kiện để nói thầm, như sau khi đặt câu hỏi phải dành thời gian thích đáng để các em suy ngẫm; như việc chia các em theo từng cặp, từng nhóm để trao đổi…
- Nói và viết.: Là 2 hình thức đặc trưng của ngôn ngữ, là tư duy ngô ngữ bằng hành động, thể hiện ý nghĩ ra bằng lời và chữ.  Hoạt động này gồm 2 phần, bố cục và trình bày, diễn đạt. Học sinh phải được rèn luyện cả 2 phần này để hình thành được kĩ năng nói và viết. Đó là kết quả cần phải đạt của việc giảng dạy tư duy ngôn ngữ. 
***
Việc dạy học kĩ năng tư duy xuất phát từ quan điểm coi trọng ý tưởng của bản thân học sinh và thành quả của giáo dục. Phương pháp này nhằm tạo được sự biến đổi trong quá trình học tập, làm sao học sinh biết kết hợp kiến thức và thực hành, ứng dụng nhờ kĩ năng tư duy.
Nhà trường tốt là nhà trường dạy cho các em kĩ năng tư duy để giải quyết các tình huống dặt ra trong học tập, trong cuộc sống, để vượt qua trở lực, đạt tới thành công. Người thầy không chỉ là người truyền đạt kiến thức, mà điều quan trọng và cốt lõi nhất là dạy học trò tư duy. Người thầy luôn là "cầu nối" cần thiết để dẫn dắt, khuyến khích, nâng đỡ, uốn nắn, định hướng cho các em. Thầy giáo là người tổ chức các tình huống giáo dục để các em tiếp cận, khám phá và sáng tạo. Làm được như vậy, người thầy đã góp phần thắp sáng lên ngọn lửa cho học sinh thân yêu.

P.T.T

Các tin khác