1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên THPT

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG,
TIẾP CẬN TỪ PHÍA SỬ DỤNG

TS. LÊ KHÁNH TUẤN
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

Tiếp cận vấn đề đào tạo giáo viên từ phía sử dụng nói lên yêu cầu về sản phẩm đào tạo. "Cấu trúc" của sản phẩm, chất lượng sản phẩm phải như thế nào để đáp ứng được mong đợi của người sử dụng (tức mong đợi của thị trường) sẽ được đặt ra như là yêu cầu của đổi mới phương pháp đào tạo.
1. Cơ sở lý luận về mục tiêu nhân cách giáo viên THPT
1.1. Mục tiêu nhân cách đối với người giáo viên THPT là những yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực… mà người sinh viên phải đạt được sau quá trình học tập, rèn luyện ở trường đại học Sư phạm.
Nếu đặt vấn đề nhân cách giáo viên THPT trước hết phải đáp ứng các yêu cầu của nhân cách con người Việt Nam XHCN, sau đó là những tiêu chí nâng cao mang tính đặc trưng đối với người giáo viên, ta có thể xét bảng sau.
Bảng 1: Ma trận quan hệ về nhân cách người giáo viên

 

Yêu cầu đối với

 

nguồn nhân lực xã hội

 

Yêu cầu đối với

 

người giáo viên

 

6. Có tư duy sáng tạo, tích cực và có khả năng làm chủ tri thức khoa học.

 

7. Có kỹ năng thực hành giỏi, biết thích ứng các tình huống.

 

8. Có tác phong công nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.

 

9. Có sức khoẻ tốt để làm việc và cống hiến cho xã hội.

phương pháp tư duy tốt để tự phát triển mình.

  - Có PPGD hiện đại.

  - Thực hiện thường xuyên việc đào tạo, bồi dưỡng để luôn luôn đổi mới.

4. Xã hội hoá cao (đa dạng hình thức tự học, mọi người đều học và chăm lo cho việc học ...).

Trong ma trận trên, một bên là yêu cầu về nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, theo tinh thần của Nghị quyết TW 2 (khoá VIII); một bên là yêu cầu rút ra về nhân cách của người giáo viên THPT với các yếu tố chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá. Nói một cách khác, mục tiêu nhân cách trong đào tạo giáo viên THPT thể hiện qua những yếu tố cơ bản mà người sinh viên ra trường phải đạt được như sau:
- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên XHCN: thế giới quan mác xít, yêu nước, yêu CNXH, yêu nghề, yêu trẻ, ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo…
- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng các yêu cầu về đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá ở trường THPT; bảo đảm yêu cầu phát triển giáo dục THPT về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ tốt yêu cầu CNH, HĐH đất nước.
- Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, có phương pháp tự học và sáng tạo để luôn luôn thích ứng và đáp ứng được các yêu cầu đổi mới của nhà trường, của xã hội.
1.2. Nhân cách của người giáo viên được tạo ra trong cả quá trình học tập, rèn luyện từ tuổi nhà trẻ cho đến đại học. Nhưng trường đại học sư phạm là nơi tạo ra năng lực của người thầy giáo, đó cũng chính là yêu cầu trọng tâm của phía sử dụng đối với trường sư phạm. Theo Bernd Meier [2] người giáo viên cần phải có các năng lực hạt nhân/nòng cốt sau:
- Năng lực dạy học: có đủ tri thức và kỹ năng chuyên môn, năng lực về chương trình; có khả năng hiểu và xử lý các hiện tượng, vấn đề trong chuyên môn cũng như liên môn; có khả năng tổ chức việc học tập theo chương trình chung và có khả năng tổ chức giờ học, chú ý đến phân hoá.
- Năng lực giáo dục, bao gồm: khả năng sử dụng đa phương pháp vào tổ chức dạy học, có chiến lược dạy và học, sử dụng phương pháp tổ chức dạy học tích cực, có tri thức cần thiết về dạy học khuyến khích năng khiếu và sư phạm cá biệt, đồng thời ứng dụng được trong thực tiễn.
- Năng lực chẩn đoán: nhận biết được tiềm năng học tập, những điều kiện học tập chuyên biệt, những yếu tố ảnh hưởng tới việc học tập, cũng như quá trình và phản ứng của người học; quan sát và đánh giá; xác định được khả năng và giới hạn để đạt tới mục đích giáo dục; phân tích tính nghề nghiệp riêng, sự giải quyết công việc, những khả năng phát triển nghề.
- Năng lực đánh giá: biết phân tích tình hình, phát hiện xu thế, xử lý các mối liên hệ để đánh giá đúng hoặc đưa ra dự báo về xu hướng phát triển của đối tượng đánh giá; sử dụng phương pháp và phương tiện đánh giá.
- Năng lực tư vấn: hướng dẫn việc tự tổ chức học tập; phát triển việc giúp đỡ học tập theo quá trình; hướng dẫn người học tự đánh giá.
- Năng lực tiếp tục phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học: có phương pháp tự học và tinh thần tự học suốt đời, không ngừng phát triển cả tri thức và kỹ năng nghề nghiệp; biết tham gia quản lý nhà trường, cùng tập thể phát triển nhà trường một cách bền vững.
Với cách tiếp cận tương tự, Daniel R.Beerens [3] đưa ra các yêu cầu:
- Tính chuyên nghiệp (the teacher as professional).
- Giáo viên với vai trò một người lãnh đạo, người chỉ huy trong các hoạt động dạy học và giáo dục (the role of the leader).
- Giáo viên với tư cách là một người học đã trưởng thành (the teacher as adult learner).
- Giáo viên là người học thường xuyên, học suốt đời (connect learning).
- Giáo viên là người luôn thể hiện sự từng trải, khôn khéo, biết suy xét các vấn đề (apply wisdom).
- Giáo viên là người biết bày tỏ những cảm xúc tinh tế trước các tình huống sư phạm (develop emotional intelligence).
- Giáo viên là người biết kết nối sự phát triển cá nhân với sự phát triển của tập thể (the linkage between individual development and staff development).
- Giáo viên là người liên tục biết đổi mới, nâng cao vị thế nhà trường (continuous school improvement)…
Các tác giả đều thống nhất là những phẩm chất/năng lực nòng cốt đó của người giáo viên đều phải được tạo ra sau quá trình đào tạo ở trường đại học sư phạm. Đó chính là sản phẩm đầu ra mà người sử dụng mong đợi.

Tốt nghiệp            Sinh viên
   THPT            tốt nghiệp ĐHSP
Đào tạo giáo viên
 tại trường ĐHSP
        (4 năm)
    
   Input                 Output

Sơ đồ 1: Sự hình thành nhân cách người giáo viên THPT
Sơ đồ 1 nói lên vai trò của trường đại học sư phạm trong việc tạo ra các năng lực nòng cốt cho người giáo viên tương lai. Đó cũng chính là trách nhiệm của nhà trường đối với xã hội. Đối với những người sử dụng giáo viên, đó là lý do để đòi hỏi sự đổi mới đào tạo, nhằm làm cho sản phẩm đầu ra đáp ứng được các yêu cầu đặt ra từ thực tiễn.
2. Những vấn đề đang đặt ra từ thực tiễn
2.1. Theo một khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với 3.500 giáo viên tham gia thí điểm vận dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT ở một số trường của 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hà Tĩnh, Sơn La, Trà Vinh, Đắc Lắc. Kết quả đánh giá thí điểm giáo viên THPT hiện nay[1]:
- Có 7 điểm mạnh là: phẩm chất chính trị; đạo đức nghề nghiệp; ứng xử với đồng nghiệp; năng lực phát triển nghề nghiệp, có ý thức phấn đấu về chuyên môn (tự học, tự rèn luyện); chuyên môn giỏi; có năng lực đánh giá học sinh; khả năng tìm tòi, sáng tạo trong công việc.
- Có 14 điểm yếu là: sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học; tham gia hoạt động chính trị, xã hội; phối hợp với các gia đình học sinh và cộng đồng; xử lý tình huống sư phạm; tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; xây dựng môi trường học tập; giáo dục qua các hoạt động khác và các hoạt động trong cộng đồng; vận dụng các phương pháp dạy học; phát hiện và giải quyết vấn đề, chưa sáng tạo và linh hoạt trong những hoàn cảnh, điều kiện thay đổi, chỉ thực hiện theo kế hoạch; lối sống, tác phong (kiềm chế cảm xúc, nóng nảy); khả năng tự phê bình và phê bình; quản lý hồ sơ dạy học; lòng say mê với nghề nghiệp; xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học.
Trong đó, nhóm 6 điểm cuối cùng được đánh giá là khá yếu.
2.2. Kết quả trên đây khá tương đồng với một khảo sát trên diện rộng của chúng tôi ở một số tiêu chí của giáo viên THCS (trong đó có gần 50% đã tốt nghiệp ĐHSP) tại tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể là:
- Kiến thức của giáo viên: số người nắm vững, có khả năng liên hệ rộng về chủ trương, đường lối của Đảng là 49,4%; phong tục tập quán địa phương 47,4%; kiến thức môn học 65,3%; phương pháp kiểm tra, đánh giá 65,2%; lập kế hoạch dạy học 67,5%. Phần còn lại chủ yếu chỉ vừa để vận dụng tối thiểu vào bài dạy, cá biệt còn khoảng 1,5% chưa nắm vững.
- Về kỹ năng sư phạm của giáo viên: hầu hết các kỹ năng cơ bản, số giáo viên sử dụng thành thạo đạt dưới 50%, ở mức khá giao động từ 30%-35%, trung bình từ 10%-20% và vẫn còn khoảng 3%-5% yếu (xem bảng 2).
Bảng 2: Kết quả khảo sát về kỹ năng sư phạm của giáo viên
Đơn vị tính: %

 

 

 

 

Chỉ tiêu đánh giá

 

Mã hóa

 

 

Thành

thạo

 

Khá

 

Trung bình

Phải rèn luyện thêm

Kỹ năng thiết kế bài giảng

46.6

 

38.0

 

13.0

 

2.4

 

Sử dụng PPDH phù hợp đặc trưng bộ môn, kiểu bài lên lớp

48.9

 

34.7

 

13.0

 

3.4

 

Kết hợp các PPDH

46.9

 

37.4

 

12.9

 

2.8

 

Kỹ năng phối hợp nói, nghe, nhìn

và phương tiện dạy học

37.5

 

38.8

 

18.8

 

4.9

 

Kỹ năng trình bày bảng

49.8

 

36.3

 

10.7

 

3.2

 

Phân phối thời gian hợp lý trong 1 tiết học

53.2

 

32.9

 

11.6

 

2.3

 

Kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp

35.0

 

41.2

 

19.1

 

4.7

 

Biết phát huy tính tích cực hoạt động của HS

50.2

 

33.2

 

13.6

 

3.0

 

Biết kết hợp giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội

49.7

 

35.0

 

12.9

 

2.4

 

- Về khả năng phát triển của giáo viên: đây là yếu tố quan trọng để giáo viên tự học và sáng tạo trong môi trường thường xuyên học tập, học suốt đời. Kết quả ở bảng 3 cho thấy, dưới 50% giáo viên có khả năng tự học và đang có ý thức phấn đấu để tự phát triển mình; trên 30% có khả năng, nhưng ít quan tâm, khoảng 20% ở mức trung bình và còn hơn 1% không đảm đương được nhiệm vụ; riêng khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ phục vụ cho công tác giảng dạy, chỉ có trên dưới 15% đạt yêu cầu.
Bảng 3: Thống kê đánh giá về khả năng phát triển của giáo viên
Đơn vị tính: %

Các mặt đánh giá

Mức độ

Có khả

năng và

đang phát

 huy tốt

Có khả năng, nhưng ít quan tâm

Khả năng trung bình

Cần xem xét, bố trí việc khác

Khả năng tự học để nâng cao năng lực chuyên môn

48.7

 

33.8

 

16.5

 

1.0

 

Khả năng nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm

32.0

Tải file

Các tin khác