1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử

GÓP PHẦN ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ

 

Thái Thị Thanh THỦY
Sở GD & ĐT Thừa Thiên Huế

Vấn đề đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới giáo dục lịch sử nói riêng đã được tiến hành từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Đến những năm 90 của thế kỷ XX, công cuộc đổi mới giáo dục được tiếp tục đẩy mạnh và được tiến hành trong thực tiễn giáo dục phổ thông vào đầu thế kỷ này.

Vấn đề đổi mới giáo dục đã được xã hội quan tâm và ủng hộ vì nó đáp ứng được yêu cầu tất yếu của công cuộc xây dựng đất nước trong bối cảnh thế giới vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt đòi hỏi về chất lượng cao của nhân lực. Đổi mới giáo dục là một xu thế tất yếu nằm trong xu thế đổi mới chung của đất nước.

Cùng với các bộ môn khoa học khác, bộ môn Lịch sử cũng đã được đổi mới từ chương trình với việc xây dựng chương trình chuẩn của bộ môn, thể hiện trong sách giáo khoa và thực tiễn giảng dạy từ tiểu học cho đến bậc trung học phổ thông. Trọng tâm của đổi mới tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học.

Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử đã được đề cập trong các hội nghị, hội thảo, tập huấn, được trình bày trên các tạp chí khoa học và trong các tài liệu bồi dưỡng thay sách giáo khoa. Tuy nhiên, một trong những vấn đề đặt ra là cần phải tiến hành đổi mới phương thức hoạt động dạy học theo tinh thần học sinh là chủ thể của nhận thức trong mối quan hệ tương tác thầy - trò, trò - trò, học sinh - tài liệu học tập, học sinh- kiểm tra đánh giá mà thời gian gần 10 năm trở lại đây các nhà nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử rất quan tâm.

Dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, chính vì thế khi đổi mới phương pháp dạy học không nên tuyệt đối hóa bất kỳ phương pháp nào. Một vấn đề cần lưu ý là cần sử dụng phương pháp kích thích động não và sự hoạt động của học sinh phân tích lý giải những sự kiện và hiện tượng lịch sử, thông qua đó, học sinh rút ra được bản chất, quy luật của sự kiện và hiện tượng một cách khách quan khoa học.

Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, điều đầu tiên cần quan tâm là tổ chức cho học sinh sử dụng đúng và sáng tạo sách giáo khoa để tiếp cận kiến thức. Để làm được điều này, vấn đề đầu tiên là phải định hướng cho học sinh những nội dung cần nắm của bài học một cách tổng quát. Trên cơ sở này triển khai theo hướng hoạt động hoá, đảm bảo tinh giản, trọng tâm kết hợp với phương pháp sử dụng sách giáo khoa của Đairi. Để đạt được yêu cầu trên, việc soạn giáo án phải đúng quy trình, trong thiết kế giáo án cần làm rõ trong tiết học có bao nhiêu hoạt động, bao gồm các đơn vị kiến thức mới mà học sinh phải tiếp thu trên cơ sở hoạt động khai thác kênh hình, kênh chữ trong sách giáo khoa, các hoạt động vận dụng kiến thức mới để giải thích các sự kiện lịch sử, củng cố kiểm tra nhận thức cuối giờ học. Ví dụ: Khi dạy bài Tây âu thời trung đại, giáo viên cho học sinh xem ảnh nhà thám hiểm và đặt vấn đề vì sao đến thế kỷ XV, các nhà thám hiểm có thể đi tìm những vùng đất mới bằng con đường biển? Sau khi trình bày diễn biến các cuộc phát kiến địa lý yêu câu các em trả lời những vấn đề sau:

- Vì sao các nhà thám hiểm đều tìm đến Ấn Độ?

- Qua chuyến đi của Magienlăng em có nhận xét gì?...

Tất cả các hoạt động này phải được xác định thật chi tiết trong giáo án trên các mặt sau đây của một hoạt động:

Ví dụ, hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cái gì, đạt được kiến thức, tình cảm, kỹ năng gì (mục tiêu của hoạt động); vận dụng những phương pháp nào và hình thức gì để tổ chức thực hiện ( phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động) nhằm đạt các mục tiêu đã đặt ra theo các cấp độ: cá nhân, nhóm, tổ, cả lớp và sự kết hợp giữa các hình thức này. Trong các hình thức trên, khó khăn nhất là vấn đề tổ chức hoạt động theo nhóm vì điều kiện lớp học và thời gian cho phép hạn chế (thời gian thực học khoảng 35phút/ 1tiết). Do đó hoạt động nhóm chỉ được tiến hành 1 đến 2 lần/ 1tiết học.

Mặt khác, để đạt hiệu quả, giáo viên phải xác định tổ chức hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề gì của bài học đòi hỏi sự tương tác của trò -  trò nhằm giải quyết vấn đề. Mục đích của thảo luận nhóm là để khuyến khích sự phân tích một vấn đề hoặc các ý kiến khác nhau của học sinh, và trong những trường hợp nhất định, nó mang lại sự nhận thức đúng đắn cho những người tham gia. Có thể nói những vấn đề học theo nhóm là những vấn đề ở mức độ cần đạt yêu cầu “hiểu” và giải thích được các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Ví dụ: trong bài Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỷ XVIII ở lớp 10, sau khi giáo viên cung cấp kiến thức, tường thuật các trận đánh Rạch Gầm -Xoài Mút, chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa ..v.v,.. cùng học sinh trao đổi mục I, II, III xong nên tổ chức hoạt động nhóm với câu hỏi: Hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Quang Trung v.v... Hoặc khi dạy mục 2 cuộc tổng tiến công xuân 1975, sau khi giáo viên tường thuật ba chiến dịch Tây Nguyên, Huế Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh, học sinh rút ra được nghệ thuật quân sự trong cuộc tổng tiến công này.

Như vậy, câu hỏi hoạt động nhóm phải là câu hỏi có tính chất khái quát, tổng hợp; để giải quyết vấn đề đó cần huy động trí tuệ của nhiều học sinh cùng tham gia góp ý kiến. Phương pháp này giúp học sinh mở rộng, đào sâu thêm những vấn đề học tập trên cơ sở nhìn nhận vấn đề một cách có suy nghĩ, phân tích có lí lẽ, có dẫn chứng minh họa, phát triển được tư duy khoa học. Ngoài ra, còn giúp cho học sinh phát triển kỹ năng nói, giao tiếp tranh luận.... Quá trình thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên còn tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh, giúp cho giáo viên nắm được hiệu quả giáo dục về các mặt nhận thức, thái độ, quan điểm, xu hướng hành vi của học sinh.

Một vấn đề khác cũng cần đặt ra là tổ chức hoạt động nhận thức tiếp thu kiến thức mới ở các mức độ từ thấp đến cao trong một bài học thế nào cho tốt; như cách tổ chức hoạt động tiếp cận kiến thức mới với mức độ “biết”, mức độ “hiểu”, mức độ “vận dụng”. Các yêu cầu về phương pháp và hình thức để tổ chức các hoạt động đáp ứng yêu cầu nhận thức các mức độ nêu trên vừa có cái giống nhau vừa có cái khác nhau chứ không thể bằng một phương thức được. Tài liệu bồi dưỡng của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu ra cách thức hướng dẫn tổ chức hoạt động chung đối với kênh chữ và kênh hình. Trên cơ sở này, chúng ta nên vận dụng sáng tạo vào từng trường hợp cụ thể. Mặt khác, cũng tăng cường bài tập thực hành phù hợp đối với điều kiện học tập và khả năng nhận thức của học sinh và cần có những mẩu chuyện lịch sử thiết thực, hấp dẫn lôi cuốn người học để giúp học sinh nhớ lâu.

Một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến phương thức đổi mới dạy học lịch sử. Đó là vấn đề kiểm tra đánh giá bằng các hình thức khác nhau với những mức độ theo yêu cầu nhận thức cần phải đạt được. Đây cũng là một vấn đề đang tranh cãi, vì hoạt động này là tiêu chí đánh giá, là thước đo hiệu quả của quá trình dạy học đồng thời cũng là tiêu chí, yêu cầu để tổ chức quá trình hoạt động dạy học. Bởi vì yêu cầu kiểm tra, đánh giá như thế nào thì quá trình tổ chức hoạt động dạy học như thế ấy. Đây là một logic cần quan tâm, phải tập trung nghiên cứu. Hình thức kiểm tra trắc nghiệm là một trong những cách tốt nhất tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức quá trình dạy học hướng vào học sinh là trung tâm trên cơ sở tổ chức các hình thức hoạt động tương tác giữa các đối tượng trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, vấn đề này đang gặp khó khăn trong biên soạn đề thi đáp ứng yêu cầu “hiểu” và “ vận dụng tri thức lịch sử”. Hơn nữa, yêu cầu của việc học tập lịch sử là phải nắm sự kiện, kể lại, tường thuật lại một biến cố lịch sử, một sự kiện lịch sử lớn; đồng thời học sinh phải tự mình biết phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử chứ không chỉ là sự phân tích lựa chọn những cái có sẵn theo kiểu trắc nghiệm. Nếu chỉ dùng hình thức kiểm tra trắc nghiệm thì sẽ triệt tiêu yêu cầu này. Do đó, phương thức kiểm tra hiện nay đang được dư luận quan tâm đối với bộ môn Lịch sử là kết hợp trắc nghiệm với tự luận theo yêu cầu kỹ năng cần đạt nhưng không ôm đồm. Điều này cũng còn gặp khó khăn trong khâu tổ chức thi và hoàn thành điểm thi. Nội dung và kỹ năng kiểm tra cần quan tâm đến yêu cầu về nhận thức tư tưởng, tình cảm, thái độ thì học sinh sẽ hiểu biết lịch sử tốt hơn và nhớ lâu hơn.

Ngoài những vấn đề trên, một vấn đề khác chúng tôi nhận thấy cũng cần phải quan tâm, xem đó là một trong những tiền đề quan trọng nhất để đổi mới phương pháp, đó là muốn đổi mới phương pháp thì trước hết giáo viên phải nắm vững về kiến thức, phương pháp và hình thức dạy học bộ môn. Vì chỉ có nắm kiến thức lịch sử nhuần nhuyễn theo sơ đồ Đairi, không phụ thuộc vào sách giáo khoa, đồng thời biết vận dụng thành thạo các phương pháp và hình thức dạy học lịch sử để chủ động nắm bắt nội dung, phương pháp, điều tiết linh hoạt các thao tác sư phạm trong một tiết học thì mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đặt ra. Một trong những phương thức để đáp ứng yêu cầu này là cần phải tổ chức các hoạt động chuyên môn có tính chất chuyên đề thực sự mang tính thực hành cao ở cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp trường, vừa để thể nghiệm các hình thức, phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới, vừa để nhân rộng kinh nghiệm điển hình.

Để đổi mới phương pháp dạy học thành công còn là sự phụ thuộc rất lớn vào thái độ, tinh thần và ý thức trách nhiệm của mỗi giáo viên. Thực tiễn đã khẳng định, giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, lòng yêu nghề lớn, khả năng chuyên môn vững thường dễ vượt qua khó khăn thách thức, tìm kiếm, đề xuất những phương pháp và hình thức dạy học hữu hiệu.

T.T.T.T

Các tin khác