1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Hai bài thơ chúc tết

HAI BÀI THƠ CHÚC TẾT
NĂM SỬU CỦA BÁC HỒ

NGUYỄN VIẾT CHÍNH

Không kể Tết năm Sửu đầu tiên-năm Tân Sửu 1901, Bác Hồ được đón cái Tết Nguyên đán trên mảnh đất quê hương mình trong nỗi đau mất mẹ, thì những cái tết năm Sửu còn lại- những năm Sửu mà nước nhà còn chìm đắm trong bóng đêm nô lệ, Bác Hồ lại phải đón những cái Tết xa Tổ quốc : Năm Quý Sửu 1913, Bác đón Tết trên đất Mỹ; năm Ất Sửu 1925, Bác đón giao thừa ở Quảng Châu, Trung Quốc, với cái tên là Vương, Lý Thụy; năm Đinh Sửu 1937, Bác đón Tết ở Liên Xô (cũ). Rồi kể từ khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, hằng năm, vào phút giao thừa thiêng liêng của Tết Nguyên đán, Bác lại đọc "Thơ chúc Tết" gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ở nước ngoài. Trong đó có hai cái Tết năm Sửu (Tết Kỷ Sửu 1949 và Tết Tân Sửu 1961) đầy nhớ, đầy thương.

Cách đây tròn 60 năm, vào cái Tết Kỷ Sửu 1949, đất nước ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, những tin vui chiến thắng trên khắp các mặt trận từ chiến khu Việt Bắc, đài phát thanh tiếng nói Việt Nam truyền đi bài "Thơ chúc Tết" của Bác Hồ:

"Kháng chiến lại thêm một năm mới
Thi đua ái quốc thêm tiến tới,
Động viên lực lượng và tinh thần,
Kháng chiến càng thêm mau thắng lợi.
Người người thi đua.
Ngành ngành thi đua.
Ngày ngày thi đua.
Ta nhất định thắng,
Địch nhất định thua".

Bài thơ nói về tầm quan trọng của thi đua là: "Động viên lực lượng và tinh thần" nhằm mục đích "Kháng chiến càng thêm mau thắng lợi". Đây cũng là một cặp kết cấu nhân - quả. Đoạn hai của bài thơ chuyển sang thể năm chữ, cũng là một cặp nhân - quả khác: "Người người thi đua/Ngành ngành thi đua/ Ngày ngày thi đua" (nguyên nhân) để rồi: "Ta nhất định thắng/ Địch nhất định thua" (kết quả). Thi đua được Bác nêu ra thật toàn diện, từ người người đến ngành ngành và xuyên suốt thời gian (ngày ngày). Ở thơ Người đã kết hợp hài hòa và thật đẹp tư cách nhà cách mạng, nhà chính trị và tư cách nhà thơ. Đó là bài thơ chúc tết trong hoàn cảnh cả nước ta đang tập trung tinh thần và lực lượng cho cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược và các lực lượng can thiệp khác.

12 năm sau, khi quân và dân cả nước ta đang ra sức vừa thi đua sản xuất, xây dựng; vừa ra sức thi đua giết giặc lập công, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thì một cái Tết năm Sửu nữa lại đến. Đó là cái Tết Tân Sửu 1961- cái Tết Nguyên đán năm Sửu cuối cùng trong cuộc đời của Bác. Từ Thủ đô Hà Nội, đài phát thanh tiếng nói Việt Nam truyền đến đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ở nước ngoài "Lời chúc Tết nhân dịp đầu xuân Tân Sửu"
của Bác : "… Năm nay là năm Sửu, các cụ ta quen gọi là Tết con trâu. Trâu thì cày giỏi mà chọi cũng hăng. Toàn dân ta đoàn kết đấu tranh thì chúng ta nhất định xây dựng thành công một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh. Vậy có thơ rằng :

Mừng Năm mới, mừng Xuân mới,
Mừng Việt Nam, mừng thế giới !
Đường lên hạnh phúc rộng thênh thang
Kế hoạch năm năm thêm phấn khởi !
Chúc miền Bắc hăng hái thi đua !
Chúc miền Nam đoàn kết tiến tới !
Chúc hòa bình thống nhất thành công !
Chúc chủ nghĩa xã hội thắng lợi !".

Cũng vào dịp Tết năm Tân Sửu 1961 này, khi mà đời sống của một bộ phận cán bộ, nhân dân đang được nâng lên rõ rệt thì cũng đã xuất hiện căn bệnh sống xa hoa, lãng phí và mang tính hình thức. Bác đã viết một bài báo mang tiêu đề "Tếu" đăng trên báo Nhân dân số 2538, ra ngày 2-3-1961, phê phán bệnh hình thức của một số người in thiệp chúc Tết riêng rồi gửi đi đó đây, gây lãng phí. Người có lời khuyên : "Có gì tếu bằng tếu này/ Cái bệnh hình thức từ nay xin chừa".

Tết này, Tết Kỷ Sửu 2009, là Tết thứ 40 sau ngày Bác đi xa, ta không còn được nghe những vần thơ Xuân, những lời thơ chúc Tết của Người nữa. Nhưng trong tâm thức của mỗi một người con đất Việt như vẫn còn vang vọng lời chúc Tết của Người mỗi khi Tết đến, xuân về.

N.V.C

Các tin khác