1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Làm tốt công tác khuyến học

MỘT DÒNG HỌ
LÀM TỐT CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC

VÕ VĂN DÂN

Mặc dù là địa bàn có hơn 90% dân số sống bằng nghề nông, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, thế nhưng trong những năm qua làng văn hoá Kế Sung (xã Phú Diên - Phú Vang - TT Huế) đã làm tốt công tác khuyến học, góp phần tích cực vào việc động viên, khuyến khích con em ở địa phương ra sức rèn luyện học tập để không ngừng tiến bộ. Trong công tác khuyến học của làng Kế Sung, dòng họ Lê Viết đã có những việc làm rất đáng trân trọng.

Ra đời năm 2001, Ban vận động khuyến học họ Lê Viết đã vận động con cháu nội ngoại đóng góp được gần 4.000.000đ và đã phát thưởng cho 196 em học giỏi, đỗ cao mở màn cho phong trào khuyến học, khuyến tài của dòng họ sau này.

Năm học 2002 - 2003, Hội khuyến học Họ đã vận động được hơn 5.000.000đ và đã tổ chức phát thưởng cho 206 em (trong đó có 3 Thạc  sĩ và 11 SV Đại học). Từ đó đến nay, Hội khuyến học họ Lê Viết hoạt động ngày càng hiệu quả và mang tính chuyên nghiệp hơn. Họ tộc đã thành lập các ban và phân công trách nhiệm cụ thể:

- Tộc trưởng     : Lê Viết Quảng (74 tuổi) Phụ trách chung
- Phó tộc trưởng    : Lê Viết Giác (66 tuổi) Phụ trách nội chính
- Phó tộc  trưởng    : Lê Viết Ẩn (72 tuổi) Phụ trách XD, quy hoạch
- Trưởng ban tổ chức : Lê Viết An
- Hội trưởng Hội khuyến học: Lê Viết Lánh.

Ngoài ra, còn có 3 trưởng phái có nhiệm vụ nhắc nhở, động viên con cháu phấn đấu học giỏi, rèn luyện tốt và chịu trách nhiệm trước tộc trưởng về những hạn chế, yếu kém trong vấn đề học tập của con em thuộc phái mình.

Chỉ tính trong năm học 2007 - 2008, Hội khuyến học họ Lê Viết đã tổ chức phát thưởng cho 169 sinh viên và học sinh các cấp (trong đó sinh viên tốt nghiệp Đại học : 4, Đỗ đại học và Cao đẳng: 11, HSG THPT: 8, HSG THCS: 11, HSG Tiểu học: 40 và HSTT các cấp là: 84, HS mẫu giáo là cháu ngoan Bác Hồ: 11). Đặc biệt trong lễ phát thưởng HSG của dòng họ Lê Viết ngày 30/10/2008 vừa qua đã vinh dự được đón bác Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh ủy TT.Huế về tham dự và phát thưởng cho các cháu. Dòng họ Lê Viết coi đây là vinh dự, là niềm tự hào đồng thời là nguồn cổ vũ động viên lớn lao của Lãnh đạo tỉnh đối  với phong trào khuyến  học của dòng họ.

Điều đáng nói là phần thưởng cho mỗi em tuy còn khiêm tốn nhưng giá trị tinh thần thì hết sức lớn lao. Nó góp phần động viên, khuyến khích các em nỗ lực nhiều hơn nữa trong học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.
Trong năm 2008 - 2009 này, Hội khuyến học họ Lê Viết phấn đấu xây dựng quỹ khuyến học dồi dào hơn, hoạt động dài hơi hơn bằng cách gửi thư ngỏ (cũng là bức thông điệp, là lời hiệu triệu của bổn tộc) cho toàn thể con cháu đang sinh sống - học tập làm việc ở khắp mọi miền đất nước và ở nước ngoài. Tất cả vì nền học vấn và sự phát triển bền vững của họ tộc hôm nay và ngày mai.

Dòng họ Lê Viết đã có nhiều con em đỗ đạt cao và hiện đang đảm đương một số cương vị chủ chốt của một số ngành nghề, cơ quan, đơn vị trong tỉnh, ngoài tỉnh. Lớp anh trước, lớp em sau cứ tiếp tục trao truyền ngọn lửa sôi sục về ý chí vượt khó vươn lên, quyết tâm học tốt để chiếm lĩnh kiến thức vì một ngày mai tươi sáng.

Xét trong bối cảnh của một vùng quê còn lắm gian truân như Phú Diên mà có một  dòng họ rất coi trọng nền học vấn và đã có nhiều nỗ lực như Hội khuyến học họ Lê Viết trong thời gian qua quả là điều rất đáng khâm phục và học tập.
Xin trích đoạn trong bài diễn văn của Ban tổ chức họ Lê Viết  đọc trong buổi lễ phát thưởng học sinh, sinh viên giỏi của dòng họ ngày 30/10/2008 để thay cho lời kết của bài viết này:

"Các cháu học sinh, sinh viên quý mến! Sự phát triển không ngừng của đất nước ta, dân tộc ta trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần học tập  của các cháu. Học để hiểu biết, học để ngày mai lập nghiệp, học để xây dựng gia đình và xã hội, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, tích luỹ kiến thức, nuôi dưỡng những khát vọng và đạt được mục đích để khỏi phụ lòng cha mẹ, quý thầy cô và  dân tộc".

V.V.D

Các tin khác