1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Lời tỏ tình của các chàng trai

LỜI TỎ TÌNH CỦA CÁC CHÀNG TRAI,
CÔ GÁI CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Ở THỪA THIÊN HUẾ

NGUYỄN VIẾT CHÍNH

Bộc lộ, trao đổi nỗi lòng mình với nhau. Trên dọc dãy Trướng Sơn bao la hùng vĩ, có rất nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, giữa đại ngàn, những lời tỏ tình của các chàng trai, cô gái xưa thật đáng yêu, đáng nhớ. Đó là những lời tỏ tình chân chất, mộc mạc như con người và lối sống của họ. Qua tìm hiểu, trao đổi, trò chuyện với các già làng thuộc các dân tộc như Cơ Tu, Tà Ôi, Vân Kiều dọc Trường Sơn, chúng tôi được các già làng cho biết rằng: Ngày xưa, các chàng trai và cô gái chưa vợ, chưa chồng thường dùng những lời hát giao duyên như một phương tiện trực tiếp trao đổi tình cảm, trò chuyện và tìm hiểu nhau. Nhất là vào những ngày mùa, các cô gái, chàng trai Vân Kiều thường ra ở chòi rẫy để canh giữ thú rừng, bảo vệ nương rẫy. Đây chính là một trong những dịp thuận tiện để đôi bên trực tiếp dùng lời ca, tiếng hát trò chuyện trao đổi tâm tình với nhau mà người Vân Kiều gọi là "đi sim", người Cơ Tu gọi là "đi rớ". Có khi các cô gái chàng trai đối đáp trực tiếp với nhau bằng những lời ca vần vè; nhưng có khi họ lại trò chuyện với nhau bằng lời hát qua nhạc cụ: Cô gái chàng trai Vân Kiều thì say mê tình tự theo điệu "oát" qua chiếc kèn amam. Xin hãy lắng nghe những cô gái Vân Kiều ở dọc Trường Sơn cất tiếng hát táo bạo mời mọc chàng trai, khi vẳng nghe bên chòi kia điệu oát của các chàng trai qua chiếc kèn amam: "Anh ơi, sao anh vẫn chưa ngủ/Anh cứ oát hoài/ Trên cái chòi lúa rẫy/ Anh có biết không ?/ Em ở chòi bên này cũng chưa ngủ/ Muốn thổi kèn amam nhưng lại thiếu một người/ Kèn amam thổi một mình đâu có được/ Em biết làm bạn cùng ai?...". Theo nhà nghiên cứu Tôn Thất Bình, thì đây là lối hát giao duyên độc đáo của người Vân Kiều, trai gái hát luôn vào kèn amam. Đây là một ống trúc dài, có một đầu làm kèn để thổi, cuối thân kèn có một lỗ thoát hơi. Kèn này chỉ dành cho trai gái tỏ tình với nhau. Một người thổi phía đầu kèn, còn người kia ngậm ngang chỗ lỗ thoát hơi và hát lên điều mình muốn nói. Hơi người thổi kèn vào cả trong miệng người hát, làm cho tiếng kèn và tiếng hát ăn nhập làm một. Bởi thế cho nên cô gái Vân Kiều mới tỏ nỗi niềm: "Muốn thổi kèn amam nhưng lại thiếu một người/ Kèn amam thổi một mình đâu có được ? Nhưng chàng trai Vân Kiều đâu phải là vô tình, tiếng hát của họ như có ma lực vang lên những lời ca ngợi đẹp đẽ dành cho các cô gái mà mình thầm yêu, trộm nhớ:  "Tiếng em nói sao nghe mềm mại như tơ/Tiếng em nói sao nghe dẻo quánh như cháo/ Tiếng em hát, anh nghe vui như tiếng ve mùa hạ/ Tiếng em dội vào lòng anh như Tiếng cồng từ bên kia suối Pling vọng sang". Những tiếng hát tuyệt vời đó vang lên đủ các cung bậc của nhịp đập tình cảm con tim. Và các cô gái ở tuổi đang thì thổn thức đợi chờ, đón nhận...
Còn các cô gái Tà Ôi lại dùng làn điệu "chachấp'' đầy trữ tình thể hiện cao độ tình yêu của những người con miền sơn cước. Tiếng hát cũng luôn là phương tiện trao đổi tâm tình. Nghệ thuật diễn xướng ở đây đã vượt ra khỏi các kỹ thuật thông thường để trở thành tiếng lòng của những con người đang độ yêu đương. Điệu "chachấp" được mở đầu bằng một chuỗi i ... a kéo dài trầm bổng với giọng hát luyến nhiều chỗ, ở những cao độ khác nhau, chứa đựng tình cảm thiết tha, đánh thức ở đối tượng sự chú ý theo dõi và tình cảm dịu êm ... Sau câu hò mở nội dung, chachấp được hát nhỏ lại rất đằm thắm, ngọt ngào. Sau nội dung là đoạn kết thúc và tùy theo đối tượng là "chàng" hay "nàng" mà câu hát sẽ kết thúc là "ân ơ Karên ơi aun" (nam) hay "ơi i a cha ơi" (nữ). Lời ca cũng nhờ âm điệu ngọt ngào mà chuyển tải nội dung phong phú. Đây là nỗi niềm của người con gái Tà Ôi: "Em đã hẹn với anh/Nơi hòn đá to, dài/ Em ngồi đợi chờ anh/ Ống nước xanh đã vàng/ Nhưng bóng anh nào thấy/ Em đã hẹn với anh/ Nơi gốc cây Kêrơn/ Em đến đợi chờ anh/Lá Kêrơn vàng tía/ Mà em vẫn lẻ loi". Lối sống chất phác mộc mạc, đầy hình tượng mà cũng rất cụ thể của người Tà Ôi cũng thấm đượm trong lời ca giao duyên đầy ví von của họ: "Ơ chúng ta có cái bụng thương nhau/ Thương nhau nhiều hơn đá dưới dòng Đakrong/ Thương dài hơn hàng cột nhà Konprơnha...". Đó chính là tâm tư tình cảm của những người đang độ yêu đương khao khát có một tình yêu đẹp, trong sáng, thủy chung và hướng tới một cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc: "Anh bắt được con nai, em muốn anh là con rể của mẹ/ Anh săn được con gấu, em muốn anh là con rể của cha". Khát vọng yêu thương và tiến tới hôn nhân của những cô gái xưa mới lớn biết chừng nào ?!
Nhưng nét đáng trân trọng hơn nữa trong tình cảm của những cô gái xưa chính là sự mong muốn tình cảm lứa đôi gắn với tình yêu buôn làng, thiên nhiên: "Ngược núi Atúc, Alau tai nghe tiếng chiêng rền/ Vượt Asáp, Krong theo dòng suối đổ/ Vui vẻ biết bao, chúng ta đi hái rau rừng/ Men theo dòng Pling, chúng ta múc nước/ Men theo dòng Anôr, Tle, chúng ta cùng bắt cá, hỡi chàng...", hay "Kia mênh mông của rừng/ Này lượn dài của suối/ Nghiêng tai nghe/ Bên rừng chim hót véo von/ Lắng tai nghe/ Dưới suối Pling cá quẫy tưng bừng/ Trái tim rung lên, bà con đi phát rẫy/ Lỗ tai nảy lên, làng xóm đi phát nương/ Trai gái gọi nhau đi xúc cá/ Ôi đẹp quá, đất nước của ta". Và đẹp sao, những cô gái miền sơn cước lại luôn hát lên lời ca với một niềm tự hào về khả năng bảo vệ tình yêu, bảo vệ hạnh phúc của người mình yêu: "Hỡi chàng / Em mang gùi lên rẫy/ Anh cầm ná theo sau / Còn có lũ thú rừng nào/ Lại dám chui vào dẫm phá nương ta". Không những thế, các cô gái đó thề sẽ cùng với người yêu có thể làm mọi việc để gây dựng lấy cuộc sống của họ: "Ở nhà búi việc to chẳng ngại/ Ta cùng chặn vực sâu kiếm cá/ Cùng khai hoang bốn bề lấy gạo/ Rồi cùng phát rừng lau làm ruộng/ Vỡ rừng gianh trồng bông/ Phát rừng cỏ ven suối để cấy lúa". Những khó khăn, trở ngại không ngăn được ý chí của họ. Tất cả khởi nguồn từ tình yêu: "Nương dù rậm, rừng dướng, rừng hu, chẳng sợ/ Rậm rừng hổ, rừng ngõa, chẳng lùi/ Chẳng ngăn được chúng ta mai vác, dao đeo, tay làm nên của/ Đời đang thì đang lứa, ngày thêm ngày, no đủ, anh ơi !"

N.V.C

Các tin khác