1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Mênh mang áo tết

MÊNH MANG ÁO TẾT...

HÀO VŨ

Lập đông. Trời Huế chớm lạnh, cũng là lúc mặt hàng áo len được bày bán khắp nơi trên phố, trên các lô hàng ở chợ với màu sắc kiểu dáng phong phú, đa dạng. Mỗi lần đi qua những gian hàng thời vụ ấy lại nhớ thương mẹ vô cùng!

Ngày ấy tôi còn bé nhưng vẫn nhớ rất rõ. Đời sống của giáo viên thời bao cấp thật khó khăn! Thế là mẹ tôi phải làm thêm. Nhưng với một cô giáo "chân yếu tay mềm" mẹ tôi không quen lao động nặng nhọc, cũng không có sự dạn dĩ, lọc lừa để chạy chợ như người ta. May mà mẹ tôi lại giỏi nữ công và rất khéo tay, thế là mẹ chọn nghề may đan, thêu thùa để có thêm thu nhập.

Hằng đêm, soạn bài, chấm chữa xong, mẹ tôi đan len cho đến khuya mới đi nghỉ. Hồi đó gia đình tôi có cái đài nhỏ xíu chạy pin do bố tôi dành dụm mua về, mẹ tôi vừa nghe đọc chuyện đêm khuya vừa đan áo thuê. Ở nông thôn không có điện nhưng tay mẹ vẫn đan thoăn thoắt như máy, dưới ánh đèn dầu tù mù. Những lần đài hết pin mà bố chưa mua được, mẹ tôi lấy truyện ra vừa đọc cho chúng tôi nghe vừa đan áo. Chúng tôi ngủ say lúc nào không biết… Giúp mẹ, tôi ngồi tháo len từ những tấm áo cũ của khách hàng đem đến, rồi cuộn lại từng nắm tròn như nắm xôi. Không có tiền mua len mới, khách hàng nhờ mẹ tận dụng hai, ba tấm áo cũ, chắp nối và pha màu, để đan thành một tấm áo mới. Nhiều chiếc áo như vậy, đến ba bốn màu, nhưng mẹ phối màu vẫn đẹp như thường. Có những phụ huynh nghèo, mẹ phải tháo chiếc áo len cũ của họ ra đan thành hai chiếc cho bọn nhỏ. Mẹ tôi giỏi nhắm người, tính liệu khéo nên áo đan rất đẹp. Nhờ nghề đan áo, mẹ tôi đã chèo chống gia đình, vượt qua những năm tháng túng bấn thời bao cấp. Anh em tôi còn nhớ mãi, có lần khách hàng yêu cầu phải đan dày múi, mẹ ngồi trau chuốt những cây kim đan bằng tre nhỏ như chiếc đũa con.

Sau ngày giải phóng ít lâu, thị trường len bắt đầu phong phú, nghề gia công hàng len cũng phát triển theo. Những năm bảy chín, tám mươi bắt đầu hình thành những tổ nhóm và hợp tác xã ở các phường (tập trung chủ yếu ở nội thành) để giải quyết việc làm tại chỗ. Các đoàn thể như thanh niên, phụ nữ cũng mở các cơ sở đan len, tạo công ăn, việc làm cho người lao động. Nhưng hoạt động cũng "ba chìm bảy nổi", hợp rồi tan. Cuối cùng, nghề đan len thủ công chỉ còn lại ở hình thức gia đình. Dành dụm mãi mẹ tôi mới mua được cái máy đan loại 2 dàn, dùng để đan bo áo và pha màu…

Hằng năm, sắp đến ngày Tết cổ truyền là trẻ nhỏ, dù con cái nhà giàu hay nhà nghèo, cũng đều háo hức, mong đợi. Thường về với bọn trẻ con vùng đầm phá xa xôi, tôi mới biết rằng chúng háo hức, đợi chờ ba ngày Tết để được xúng xính quần áo mới đi khoe với bạn bè hàng xóm. Nhà dẫu khó nghèo đến đâu chăng nữa, cha mẹ cũng cố cho con bộ quần áo "Tết". Thậm chí nghèo "rớt mùng tơi" thì lấy quần áo anh chị chữa lại cho em!

Bây giờ đời sống đã khấm khá hơn xưa. Tết đến, mua cho con những chiếc áo ấm hàng hiệu, tôi vẫn nhớ những tấm áo mẹ đan cho ngày nào… Tấm áo ấy, không đẹp, không sang mà sao ấm áp vô cùng, trong từng đường kim sợi chỉ là tình yêu thương và công khó của mẹ.

H.V

Các tin khác