1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Miền nam luôn ở trong trái tim tôi

BÁC HỒ LẨY KIỀU VỚI NỖI NIỀM:
"Miền Nam luôn ở trong trái tim tôi"

Nguyễn Thúc Chuyên


Truyện Kiều của Nguyễn Du là một món ăn tinh thần của dân tộc Việt Nam đã qua hàng mấy thế kỷ. Trong cuộc sống thường ngày nhiều người đã sử dụng Truyện Kiều để "lẩy Kiều", "tập Kiều", "Vịnh Kiều"… có nơi còn "nhại Kiều", "bói Kiều"… để giải trí… Các nhà văn, nhà thơ hiện đại đã sử dụng phương thức lẩy Kiều để diễn đạt tư tưởng tình cảm của mình. Tuy nhiên, người lẩy Kiều đặc sắc nhất chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Nhân kỷ niệm 34 năm ngày thống nhất nước nhà, chúng tôi xin giới thiệu những lúc Bác lẩy Kiều để tỏ nguyện ước "Miền Nam luôn ở trong trái tim tôi".
Mùa hè năm 1960, toàn dân đi bầu Quốc Hội khóa II (1960-1964). Hôm ra mắt cử tri ở Hà Nội, Bác Hồ có nói với bà con cử tri rằng: "Đáng lẽ tôi đã được:
- "Thảnh thơi vui thú thanh nhàn (lẩy câu Kiều số 2875)
Sớm khuya tiếng hạc, tiếng đàn tiêu dao" (câu 2876)
Nhưng vì đất nước còn chia cắt, nên phải chờ:
- "Khi nào Nam Bắc một nhà
Cho người thấy mặt thì ta cam lòng"
Nguyên văn câu Kiều: "Sao cho muôn dặm một nhà/Cho người thấy mặt là ta cam lòng" (câu 2435, 2436)
Trung Thu năm này (1960) Bác Hồ gửi thư cho các cháu thiếu niên ở cả hai miền Nam Bắc, cuối thư Bác tỏ lòng mong ước bằng hai câu Kiều lẩy:
- "Sao cho Nam Bắc một nhà
Các cháu xúm xít thì ta vui lòng"
Năm 1963, nhân dịp Tết Quý Mão, Bác Hồ đã gửi thư chúc Tết và thăm hỏi đồng bào miền Nam ruột thịt, đồng thời khẳng định:
- "Nước Việt Nam là một
Dân tộc Việt Nam là một
Dù cho sông cạn đá mòn
Nhân dân Nam Bắc là con một nhà"
(Nguyên văn câu Kiều: "Dẫu rằng sông cạn đá mòn" (câu 1975)
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 74 (19-5-1964) Bác Hồ làm thơ có câu lẩy Kiều như sau:
- "Bẩy mươi tư tuổi vẫn không già,
Cố gắng làm tròn nhiệm vụ ta,
Bao giờ Nam Bắc một nhà
Dân giàu nước mạnh thì ta vui lòng"
Nguyên văn: "Huệ lan sực nức một nhà" (câu 1472)
Tết Nguyên đán năm Giáp Thìn (1964) Bác Hồ có bài thơ chúc Tết đồng bào:
- "Bắc Nam như cội với cành
Anh em ruột thịt đấu tranh một lòng
Rồi đây thống nhất thành công
Bắc Nam ta lại vui chung một nhà
Mấy lời thân ái nôm na
Vừa là kêu gọi vừa là mừng xuân"
(Nguyên văn câu đầu: "Trong khi chắp cánh liền cành" (câu 515) "Mấy lời tâm phúc ruột rà" (3183) Bình luận bài thơ chúc Tết năm này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng hồi đó đã nói đại ý: Bác Hồ đã hạ mình để vừa tầm với mọi người, để nâng mọi người Việt Nam đến tầm với Người.
Nhân dịp Tết Trung thu năm 1965, Bác Hồ gửi thư cho các cháu thiếu nhi miền Nam, trong đó có câu Kiều lẩy rất đỗi thân thương ở đoạn kết:
- "Bắc Nam sum họp một nhà
Bác cháu ta gặp mặt, trẻ già vui chung
Nhớ thương các cháu vô cùng
Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi"
Để lẩy được câu đầu ở trên, Bác đã vận dụng hai câu lục ở trong truyện Kiều: "Một nhà sum họp trúc mai" (câu 1381) và câu "Trông xem đủ mặt một nhà" (câu 3009). Năm 1967, Bác được tin Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam công bố cương lĩnh chính trị, Bác Hồ đã gửi thư mừng đến luật sư Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch đoàn Chủ tịch Trung ương Mặt trận, trong đó có câu Kiều lẩy:
- "Đến ngày thống nhất nước nhà
Bắc Nam sum họp là ta vui mừng"
(Nguyên văn: "Chung quanh vẫn đất nước nhà" (câu 153)
Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1969) có đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc, được trực tiếp gặp những người con anh dũng, kiên cường của miền Nam, Bác Hồ đã xúc động, nói:
"Trong thư chúc Tết năm nay, tôi có nói rằng: Tiến lên chiến sĩ đồng bào/ Bắc Nam sum họp vui nào vui hơn. Trong lúc viết như thế, tôi không chắc là câu thơ được thực hiện sớm như vậy. Hôm nay có bác sĩ Phùng Văn Cung và Đoàn đại biểu MTDTGP miền Nam ra đây, đồng bào miền Bắc rất là sung sướng, vui mừng. Bây giờ tôi có hoan nghênh đoàn đại biểu miền Nam ruột thịt mà nói mấy trăm câu, mấy nghìn câu, mấy vạn câu cũng không hết được ý. Tôi xin phép nói một câu:
- "Bước đầu muôn dặm một nhà (lẩy câu 2435)
  Bắc Nam sum họp là ta vui mừng" (lẩy câu 1381)
Từ ngày về lại Tổ quốc yêu thương, Bác Hồ chưa có dịp trở lại mảnh đất Thành đồng Tổ quốc. Tuy chưa được vào Nam, nhưng Bác đã gặp những người con ưu tú đại diện cho miền Nam ruột thịt tại thủ đô Hà Nội, như vậy phần nào đã thỏa ước nguyện suốt đời của Người là: "Miền Nam luôn ở trong trái tim tôi", được chăng! Những câu thơ lẩy kiều của Bác đã chứa đựng tình cảm sâu sắc có ý nghĩa giáo dục tư tưởng cho quân và dân ở cả hai miền Bắc - Nam, đánh cho "Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào". Cho đến khi Người chuẩn bị đi gặp hai cụ Các Mác và Lênin, Bác đã để lại "Muôn vàn tình thương yêu" cho toàn dân tộc:
- "Còn non, còn nước, còn người
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay"
Câu thơ trong bản Di chúc trên đây là lẩy câu Kiều: "Còn non, còn nước, còn dài/ Còn về, còn nhớ, đến người hôm nay" (câu 557 và 558). Câu lục của Bác chỉ khác một chữ, nhưng quan trọng đó là chữ "Người" Bác đã truyền cho chúng ta lòng tin mãnh liệt vào sức người, vào quần chúng nhân dân, một nhân tố cơ bản quyết định sự thắng lợi của cách mạng và sự phồn vinh của dân tọc. Lòng tin đó đã trở thành hiện thực. Sau 34 năm thống nhất nước nhà, chúng ta đã và đang bắt tay xây dựng một nước Việt Nam "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn". Những câu thơ của Bác có dáng dấp những câu Kiều, nhưng nội dung đã được cách mạng hóa, nâng tầm cao đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam và tính đích thực tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh.

N.T.C  (sưu tầm và giới thiệu)
 

Các tin khác