1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Một số điển hình

MỘT SỐ ĐIỂN HÌNH VỀ PHONG TRÀO
"XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN,
HỌC SINH TÍCH CỰC" Ở HUYỆN MIỀN NÚI A LƯỚI

LÊ VĂN HOÀ
Trường THPT Hương Lâm, A Lưới

Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, trong những năm qua giáo dục và đào tạo ALưới nói chung đã có những khởi sắc. Số lượng tranh tre nứa lá ở các trường trên địa bàn không còn và thay vào đó là những ngôi trường khang trang, phòng học thoáng mát, sân chơi bãi tập đủ tiêu chuẩn và tiện nghi. Các cấp học từ mẫu giáo, mầm non đến tiểu học đều được duy trì số luợng, ổn định và phát triển toàn diện qua các năm. Hệ thống chính trị toàn huyện đều tập trung ưu tiên đầu tư cho giáo dục xem đây là trọng điểm phát triển kinh tế xã hội ở địa phương trong những năm tiếp theo. Nội dung bài viết này xin được đề cập đến 2 đơn vị là trường mầm non Hoa Ta Vai và trường tiểu học A NGO xứng đáng là gương mặt tiêu biểu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Phòng giáo dục đã có định hướng chỉ đạo cụ thể theo năm học cho các đơn vị theo định hướng chủ đề này. Thực hiện công văn số 1516/KH-SGD&ĐT ngày 18/08/2008 của sở giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế triển khai phong trào "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực", các tập thể sư phạm trên địa bàn đều quán triệt và thống nhất cao bằng nghị quyết cụ thể trong hội nghị cán bộ giáo viên đầu năm học. Nội dung phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực phát triển cùng với cuộc vận động hai không với bốn nội dung được phổ biến cụ thể đến tận giáo viên. Đối với giáo dục ở một huyện vùng cao như ALưới việc hưởng ứng và thực hiện có kết quả là những tín hiệu vui cần được nhân rộng.
Những bông hoa toả hương.
Trong tổng số 2779 cháu / 99 lớp trường mẫu giáo nhà trẻ trên địa bàn huyện A Lưới, mầm non Hoa Ta Vai được xem là gương mặt tiêu biểu cho ngôi trường thân thiện. Toạ lạc tại cụm 4 thị trấn huyện, cơ sở vật chất của trường đã thay đổi nhiều qua từng thời kỳ phát triển của ALưới. Nguyên là trường mầm non Hoa Ban được thành lập từ những năm thành lập huyện ALưới, đến nay trường đã có 20 năm phát triển. Tổng diện tích 4646m2 (trong đó sân chơi chiếm 3679m2) bình quân 19,35m2 cho 1 trẻ. Phòng học gồm 7 phòng, mỗi phòng 54m2 đáp ứng cho 2 hệ mầm non và mẫu giáo là con CBCNV và nhân dân trên địa bàn 6 cụm thị trấn. Công trình được xây dựng theo thiết kế phòng học, phòng chơi cho trẻ, phòng vệ sinh khép kín, bình quân 0,4m2/trẻ.
Năm học 2008-2009 là năm học thứ hai mầm non Hoa Ta Vai đăng kí trường đạt chuẩn quốc gia. Ngoài những tiêu chuẩn qui định, tập thể CBCNV của trường còn phát huy sức mạnh tập thể bằng nguồn lực của chính quyền, phụ huynh, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn để tạo nguồn lực trong  những năm tiếp theo. Trường mầm non Hoa Ta Vai đã không ngừng phấn đấu trở thành trường học thân thiện là công sức của tập thể CBCNV. Điều quan tâm nhất là sự sáng tạo của tập thể sư phạm nhà trường trong việc cải tạo sân chơi cho các cháu vừa có lối đi dễ dàng vừa thích thú như các cháu đang bước vào vườn cổ tích tạo ra sự thân thiện thật sự. Đây là ông Thánh Gióng cầm roi sắt cưỡi ngựa sắt với dáng vẻ lẫm liệt oai phong. Đây là vườn thú với nhiều chủng loại thảm thực vật nhiệt đới hết sức gần gũi với các cháu qua những bài giảng của cô giáo trong việc bảo vệ, phát triển và bảo vệ môi trường. Điều đáng mừng là đội ngũ cô giáo đã có nhiều cố gắng trong việc trồng cây tạo bóng mát và nhiều loại cây cảnh làm sân trường rợp bóng. Với tiêu chuẩn đầu tiên, trường mầm non Hoa Ta Vai đáng được công nhận để tạo nên sức hút và tin cậy cho phụ huynh. Có thể tham khảo qua số liệu sau:
Qui mô và phát triển trường lớp:
1. Số lượng nhóm lớp:
a. Nhóm nhà trẻ chia theo độ tuổi. (Tháng)
Nhóm    Số nhóm    Số trẻ    Tổ chức bán trú
3  đến 12 tháng    1    20    Không bán trú
13 đến  24 tháng    1    35    Có bán trú
19  đến 24 tháng    1    35    Có bán trú
Tổng cộng    03    90    Tỷ lệ bán trú: 77,77%


b. Lớp mẫu giáo chia theo độ tuổi:
Lớp    Số lớp    Số trẻ    Tổ chức bán trú
3 đến 4 tuổi    1    35    Có bán trú
4  đến  5 tuổi    1    39    Có bán trú
5  đến 6 tuổi    2    76    Có bán trú
Tổng cộng    4    105    Tỷ lệ bán trú 100%

2. Tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh.
Công tác dạy học của nhà trường có nhiều đổi mới phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh 5 đến 6 tuổi. Đây là nhóm học sinh gồm nhiều dân tộc: TàÔi, PaKô, Kinh, CaTu, Pa Hy sinh sống. Vốn ngôn ngữ các cháu đã quen với bố mẹ là dân tộc thiểu số từ thuở lên ba, cho nên việc xác lập và sử dụng ngôn ngữ chính thức Tiếng Việt trở nên cần thiết quan trọng. Vì vậy đội ngũ cô giáo đã có nhiều cố gắng trong việc luyện tập phát âm chuẩn cũng như mô tả hiện vật chung quanh các cháu để hình thành thói quen sử dụng đúng chuẩn Tiếng Việt trước khi vào lớp một. Thành công của cô giáo là nắm bắt nhược điểm rụt rè của cháu để có những điều chỉnh phương pháp dạy học, làm cho các cháu dần dần tự tin và hoà nhập vào sinh hoạt tập thể. Bước đột phá của nhà trường là tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên thi đua cải tiến đổi mới phương pháp dạy học bằng nhiều nội dung tích cực như trong một năm học 1 giáo viên phải có một báo cáo cải tiến đổi mới phương pháp CSGD trẻ. Tổ chức dự giờ thăm lớp rút kinh nghiệm việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực. Ngoài ra các cô giáo còn chủ động trong việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
  2. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh. Nhà trường đã chủ động xây dựng nội dung như:
- Nội dung trao đổi về tình hình sức khoẻ và phát triển thể chất của cháu.
- Tổ chức ngày hội bé đến trường, lễ hội trung thu…
Những hoạt động này nhà trường đều huy động các lực lượng xã hội vào cuộc tham gia như: Hội cha mẹ học sinh, các đoàn thể trong nhà trường, UBND các cấp, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn cùng chung tay góp sức. Sự thân thiện của các lực lượng giáo dục giúp cho phong trào dạy học của nhà trường ngày càng khởi sắc.
- Tổ chức những buổi gặp gỡ giao lưu giữa nhà trường với AHLLVT như Kăn Lịch, Hồ Đức Vai.Tất cả những hoạt động này đều có nội dung và được thể hiện dưới nhiều hình thức phong phú thu hút đông đảo các cháu và phụ huynh trên địa bàn thị trấn.
Mầm non Hoa Ta Vai thật sự là bông hoa của mầm non ALưới bởi sự chung tay góp sức của tập thể CBGV và các lực lượng giáo dục trên địa bàn, là ngôi trường thật sự thân thiện xứng đáng cho những trường mầm non trên địa bàn học hỏi kinh nghiệm.
Một bông hoa khác là trường tiểu học ANgo.
Trường tiểu học ANgo đóng trên địa bàn thôn PơNghi 2  xã ANgo huyện ALưới cách trung tâm thị trấn ALưới khoảng 2 km về phía Nam theo trục đường Hồ Chí Minh. ANgo là một trong 15 xã đặc biệt khó khăn của huyện ALưới. Đồng bào chủ yếu là dân tộc Tà-Ôi chiếm 98%, đời sống của cán bộ và nhân dân trong xã còn gặp nhiều thiếu thốn, tỉ lệ hộ đói nghèo trong xã còn chiếm tỉ lệ cao.
Năm học 2008-2009 nhà trường đã có nhiều cố gắng trong hoạt động dạy-học để thực hiện kế hoạch xây dựng trường học thân thiện và đạt chuẩn lần thứ 2. Hoạt động chuyên môn của nhà trường đã có những bước chuyển biến đáng kể. Trước hết phải khẳng định sự thân thiện của tập thể sư phạm chính là sự thống nhất cao trong phương hướng kế hoạch năm học. Công tác soạn giảng luôn luôn được BGH quan tâm bằng nhiều nội dung cụ thể: Đổi mới phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm đối tượng, sử dụng đồ dùng dạy học, tổ chức dự giờ thăm lớp, sử dụng CNTT vào tiết dạy, kết quả có 2 giáo viên đạt giải trong hội thi  giáo án điện tử do PGD A Lưới tổ chức, 2 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 2 giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Điều đó chứng tỏ nhà trường đã có những hướng đi tích cực nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy học, thay đổi quan niệm trường vùng bản.
Trong những năm qua, nhà trường đã có những định hướng lâu dài trong việc xây dựng trường xanh, sạch, đẹp bảo vệ môi trường hợp vệ sinh cho CBGV và học sinh. Ngoài ngân sách được cấp, BGH còn huy động giáo viên và học sinh trồng, chăm sóc và bố trí khá tốt cây cảnh trong những khoảng đất ở sân trường. Đến đây, chúng ta sẽ được chứng kiến cách bố trí hài hoà các lối đi phù hợp với từng loại cây: Cây kiển, cây có hoa với đủ màu sắc, các lối đi trong sân trường thẳng tắp và thoáng mát. Việc bố trí hợp lý công trình vệ sinh, hệ thống nước sạch phục vụ cho các em nhằm mục đích thay đổi thói quen ăn ở hợp vệ sinh trong học sinh đồng thời thay đổi sinh hoạt của gia đình của các cháu. Ngoài ra, hoạt động ngoài giờ lên lớp được nhà trường chú trọng vào việc giáo dục cho các em tìm hiểu và giữ gìn các giá trị văn hoá của dân tộc: Lễ hội ngày mùa, quy tập mồ mả tổ tiên, các hoạt động kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ. Tổ chức cho các em gặp gỡ giao lưu với anh hùng Kăn Lịch kể chuyện lịch sử địa phương, có kế hoạch chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ và dâng hương trong những ngày lễ lớn trong năm. Đáng chú ý là nhà trường đã tạo được không khí thân thiện giữa thầy và thầy, giữa trò và trò, giữa thầy trò và mái trường thân yêu của mình bằng hòm thư góp ý điều em muốn nói. Đây là sáng kiến hay trong quá trình thực hiện ngôi trường thân thiện hay nói chính xác hơn là thực hiện dân chủ thực sự trong trường học mà đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số. Nhờ thông tin cần thiết này, các em trình bày những băn khoăn đáng yêu để xây dựng mái trường của mình như ngôi nhà của chính mình ngày càng đẹp hơn thân thiện hơn. Những ý kiến các em qua hòm thư chứng tỏ một điều là sự thân thiện điều kiện đầu tiên để cho các em tự bộc lộ những tâm tư chân thật về thầy về bạn cũng như chính những khuyết điểm của các em được giải toả qua những trang viết đáng yêu. Tập trung chỉ đạo hòm thư có tác dụng lớn trong việc giáo dục các em, là cơ hội giáo viên chủ nhiệm nắm bắt, điều chỉnh hành vi học sinh một cách kịp thời nhất. Thông qua điều em muốn nói mà nhà trường đã chỉ đạo việc huy động học sinh có nguy cơ bỏ học đã đến trường.
Nhân rộng điển hình.
Trường mầm non Hoa Ta Vai và trường tiểu học ANgo có những đặc điểm khác nhau về vị trí địa lý và phân bố dân cư trên địa bàn huyện miền núi ALưới. Từ đó cho thấy đối tượng học sinh, phụ huynh có những khác nhau nhất định về điều kiện kinh tế cũng như nhận thức tình cảm với ngành giáo dục. Vậy cơ sở nào cho sự thành công thực hiện phong trào này của năm học?
Theo tôi, trước hết là cái tâm và năng lực của hiệu trưởng là yếu tố quyết định sự thành công xây dựng trường học thân thiện. Nếu lãnh đạo chủ quan và ngại khó thì không thể nào có những định hướng cụ thể để thực hiện cũng như điều hành các hoạt động giáo dục một cách suôn sẻ có hiệu quả. Hai cô hiệu trưởng của hai trường có tuổi đời và tuổi nghề đến nay đã năm mươi. Trong 30 năm tuổi nghề họ đã cống hiến gần như trọn vẹn cho sự nghiệp giáo dục ALưới. Rõ ràng không thể không khẳng định cái tâm của họ trong sáng biết nhường nào! Lãnh đạo trường đã đặt lợi ích tập thể và quyền được học tốt cho học sinh lên trên những toan tính vụn vặt, đồng thời tạo sự thân thiện thật sự cho các mối quan hệ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa trò và trò và đặc biệt là giưa trò với ngôi trường thân thiện của các em, một sự thân thiện có sức thuyết phục với mọi người. Điều quan trọng là hiệu trưởng biết phát huy dân chủ cơ sở trong việc sử dụng kinh phí vào hoạt động của nhà trường, chú trọng và đặt quyền lợi ưu tiên cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Lợi ích của tập thể không hề mâu thuẫn với cá nhân, biết động viên kịp thời các nhân tố tích cực tạo đòn bẩy kích thích hoạt động chung của nhà trường. Làm việc theo kế hoạch một cách khoa học kết hợp với khả năng linh động sáng tạo làm cơ sở cho mọi thành công.
Một kinh nghiệm được rút ra trong quá trình thực hiện phong trào là tập thể sư phạm luôn đặt nhiệm vụ dạy học lên hàng đầu. Muốn vậy sự nhất trí cao trong chủ trương và kế hoạch tạo sự kết dính và thu hút trong công việc. Nâng cao chất lượng dạy học là điều kiện không thể thiếu trong môi trường thuận lợi với nhiều sự thân thiện. Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học đặt ra và lan rộng trong các tổ khối chuyên môn làm cho hoạt động này đi vào cuộc sống thường nhật của học sinh và giáo viên. Trong đó tập trung đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh làm cho các em thật sự yêu thích các hoạt động của nhà trường nói chung, trong đó không khí lớp học trở thành thói quen mà không thể nào các em từ chối.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những thành công xây dựng trường học thân thiện. Ngoài giờ trên lớp, học sinh có nhiều cơ hội học tập và tự rèn luyện trong tập thể. Nắm bắt ưu thế của hoạt động này, nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể và phù hợp với từng chủ đề nhằm đưa các em vào hoạt động có hiệu quả. Mục tiêu kế hoạch của hoạt động này là đưa các em vào những lễ hội truyền thống của dân tộc Tà Ôi như Ariêu Ping, Ariêu Agia, ngày hội của các dân tộc chung sống trên địa bàn huyện nhằm giúp các em có những hiểu biết văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc để gắn bó và yêu quê hương mình hơn nữa.

L.V.H

Các tin khác