1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Một tứ thơ

MỘT TỨ THƠ, HAI THỜI ĐẠI, HAI TÂM NGUYỆN

NGUYỄN THÚC CHUYÊN

Nhà thơ Khương Hữu Dụng sinh năm 1907, quê ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Hồi còn trẻ ông vừa đi dạy học, vừa làm thơ đăng ở các báo, trong đó có báo "Tiếng Dân". Ông là một cán bộ lão thành hoạt động cách mạng ở Liên khu V. Trong kháng chiến chống Pháp ông có các tập thơ: "Kinh nhật tụng của người chiến sĩ"; "Từ đêm Mười chín"… là những tập thơ hay, nổi tiếng ở chiến trường khu V. Thơ ông rất đa dạng về các thể: lục bát, song thất lục bát, Đường luật, thơ mới... Bài thơ "Liên tưởng" làm theo thể lục bát, ông sáng tác và đọc ở Đại hội mừng công. Sau chiến dịch Đông Xuân năm 1952-1953 được nhiều chiến sĩ ở quân khu học thuộc lòng. Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, ông tập kết ra miền Bắc công tác trong ngành văn hóa - nghệ thuật cho đến lúc qua đời ở Hà Nội, thọ gần 100 tuổi. Lúc nhà thơ Khương Hữu Dụng 85 tuổi ông có làm bài thơ "Tâm sự với Nguyễn Công Trứ". Nội dung bài thơ này ông lấy tứ thơ "cây thông đứng giữa trời" để so sánh giữa hai thời đại với hai tâm nguyện khác biệt khau...
Thời đại Nguyễn Công Trứ sống là thời kỳ "toàn thịnh" của các đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, ông đưa tài "lương đống" phục vụ cho hai triều đại này, nhưng đời ông lại là một cuộc bể dâu, nếm đủ mùi vinh nhục "khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười"… trong một thế thái nhân tình "tráo trở giống bàn tay". Khi sắp qua đời, Nguyễn Công Trứ di chúc cho con cháu trồng một cây thông bên cạnh mộ với một tâm nguyện được thể hiện trong bài thơ như sau:
        "Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
     Giữa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông"
(Cây thông)
Nhà thơ Khương Hữu Dụng với niềm thông cảm và trân trọng nỗi lòng "trượng phu" của bậc danh sĩ giữa thế kỷ XIX lại có một tâm nguyện khác. Nếu ở đời thực sự có "kiếp sau" thì Khương Hữu Dụng vẫn "xin cố làm người" để nhìn thấy chế độ XHCN của đất nước ta ngày càng "đàng hoàng hơn to đẹp hơn". Ông muốn làm cây thông già đứng giữa đời mà "ca". Ông ca ngợi chế độ, ca ngợi đất nước, ca ngợi Đảng... Không sợ mưa sa gió lạnh, miễn là "kiếp sau" được trở lại làm người. Cũng như người xưa "luận chí nam nhi", nhà thơ họ Khương vẫn nhắc đến "kiếp sau" và "cây thông" của Nguyễn Công Trứ cách xa hiện tại gần thế kỷ rưỡi. Giờ đây nước Việt Nam đã có một địa vị được quốc tế tôn trọng, kính nể bởi những thắng lợi trong 30 năm kháng chiến giữ nước thống nhất giang sơn, và cũng đã 30 năm xây dựng đất nước đem lại nhiều thành quả trong đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, các dân tộc. Vì thế, nhà thơ Khương Hữu Dụng muốn nói lên tâm nguyện rằng "kiếp sau xin cố làm người" với khí phách như "cây thông" của Nguyễn Công Trứ nhưng không phải để "reo" nhạo báng cuộc đời đầy bất công, trái lại "cây thông" của Khương Hữu Dụng ước muốn trồng lên là để cất tiếng ca hát:
    "Kiếp sau xin cố làm người,
Trồng cây thông đứng giữa trời mà ca,
    Gió ù vách núi mưa sa,
Tình không sợ lạnh, thơ già với thông"
(Tâm sự với Nguyễn Công Trứ)
Tâm hồn thơ của Khương Hữu Dụng khác xa với thời đại Nguyễn Công Trứ. Vì vậy nhà thơ tâm nguyện "kiếp sau" và "cây thông" khác với cụ Hy Văn là vậy. Thời đại Nguyễn Công Trứ sống, bên trong triều đình thì có vẻ "hưng thịnh", nhưng ngoài xã hội lại đầy rẫy những cuộc nổi loạn, mà chính ông là người đi dẹp "xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài tan". Thế mà ông phải gánh chịu nhiều nỗi nhục vinh, đến mức có phần chán đời, ngất ngưỡng. Mãi đến tuổi 80, "chí trượng phu" của ông vẫn không hề phai nhạt: "Thân này còn thở ngày nào thì quyết hiến cho nước ngày ấy!" Ôi! Thật đáng kính phục thay! Tim ông ngừng đập, mà hình như vẫn tin tưởng ở tương lai:
"Còn trời, còn đất, còn non nước,
Có lẽ ta đâu mãi thế này
(Quân tử cố cùng)

N.T.C

Các tin khác