1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Nghề dạy văn

Đôi dòng tản mạn về nghề dạy văn

Huy Thảo

So với một số ngành khoa học khác, môn học khác, văn học nghệ thuật nói chung và môn Văn - Tiếng Việt nói riêng mang tính phổ cập lớn hơn, cũng như gắn bó với cuộc sống hàng ngày của con người nhiều hơn. Nó song hành cùng với cuộc đời của mỗi người từ lúc ấu thơ cho đến tuổi già... Học sinh tiểu học, trung học không cấp học nào là không được học Văn, học tiếng Việt. Riêng học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 mỗi giờ học Văn, là mỗi giờ, dưới sự hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo, các em sẽ được tìm hiểu, khám phá cái hay, cái đẹp của nhiều áng văn chương có giá trị. Không ít tác phẩm văn học nổi tiếng, qua mỗi giờ dạy tốt, học tốt còn lưu mãi dấu ấn không bao giờ mờ phai trong nhận thức - đặc biệt là trong tình cảm của các em học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường và cả khi đã trưởng thành. Nhiều thầy giáo, cô giáo dạy Văn hay, vừa có tài, vừa có tâm được học sinh, sinh viên mến mộ, khâm phục, thậm chí được họ tôn là "thần tượng" nữa. Tôi còn nhớ thuở còn là cậu học sinh cấp 2 ở trường làng, giờ văn đối với chúng tôi là những giờ được cả lớp vô cùng thích thú. Hồi đó, hòa bình mới lập lại trên một nửa đất nước, sách báo chưa được phong phú và đa dạng như bây giờ. Chúng tôi ít có dịp được tiếp xúc với các tác phẩm văn học lớn của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trong nước, ngoài nước. Vì vậy, mỗi giờ giảng văn, với chúng tôi là mỗi giờ được mở rộng tầm hiểu biết, được rung cảm với cuộc sống, với thế giới bao la. Cho đến bây giờ tôi vẫn thuộc lòng nhiều đoạn thơ hay của Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Lục Vân Tiên…, vẫn nhớ như in các câu chuyện vô cùng xúc động do các nhà văn như Ngô Tất Tố, Nam Cao, V.Huygô, Ban-dăc… đưa lại. Nhiều bạn bè của chúng tôi đã bật khóc khi nghe thầy giáo đọc bài thơ
Mồ côi của Tố Hữu, kể về cuộc đời bất hạnh của cái Tý (Tắt đèn), của em Codet (Những người khốn khổ) v.v… Các thầy cô giáo dạy Văn của chúng tôi thời đó như các thầy Lưu Trọng Thùy, Võ Đức Trạch, Đoàn Hiển, Trần Đình Vĩnh, Trương Thị Châu… là các thầy cô giáo rất được học sinh yêu kính, mến mộ.
Mấy chục năm nay làm nghề dạy học, tôi lại có cơ hội tiếp xúc, trò chuyện với hàng chục thầy cô giáo dạy Văn, với hàng trăm em học sinh, sinh viên về việc dạy văn, học văn. Số đông đều cho rằng: Dạy Văn học, học văn không phải là một công việc dễ dàng, thảnh thơi. Dạy được một giờ Văn hay, đạt điểm 7, điểm 8 trong một bài nghị luận văn học không phải là điều giáo viên nào, sinh viên, học sinh nào cũng làm nổi. Có cô giáo dạy văn nói với chúng tôi rằng: Rất công phu, rất tâm huyết khi soạn một bài giảng Văn. Nhưng lên lớp, nhìn thấy học sinh thờ ơ, vô cảm với giờ học, lại mất hứng, chẳng còn tâm trí nào mà dạy nữa. Không ít học sinh trung học không mặn mà gì với môn Văn. Kiến thức văn chương của họ thể hiện trong các bài thi tốt nghiệp, bài thi vào đại học, cao đẳng còn rất nhiều lổ hỗng, nhiều sai sót đến không ngờ…
Dạy văn chương, khác với dạy các môn khoa học tự nhiên, vừa phải đảm bảo tính chính xác về kiến thức, vừa phải tạo được rung cảm thẩm mỹ cho người học. Sau một giờ học một bài thơ, một truyện ngắn hay mà học sinh chỉ biết, chỉ nhớ có đại ý, bố cục, các ý chính… mà không hề có một sự "vấn vương" nào về một "từ đắt", một hình tượng đẹp, một "điểm nhấn" v.v… của tác phẩm, thì giờ văn ấy, theo chúng tôi không thể gọi là một giờ thành công. Một giáo sư dạy Văn ở trường ĐHSP I Hà Nội đã nói với chúng tôi rằng: Giáo viên dạy Văn phải là người có tâm hồn nghệ sỹ và phải có năng lực phân tích, truyền đạt cái hay, cái đẹp của một tác phẩm văn học đến người tiếp nhận. Học sinh trung học phổ thông nếu không có một chút năng khiếu gì về văn chương, thì sau khi tốt nghiệp không nên thi vào ngành Ngữ văn để sau này đi dạy Văn hoặc làm công tác nghiên cứu Văn chương. Cũng theo giáo sư, giờ dạy văn, từ giọng đọc, cách phát vấn, cách thuyết giảng, đến ánh mắt, nụ cười của thầy cô giáo, tất cả đều phải có sức cuốn hút, sức lay động đối với học sinh, sinh viên. Chúng tôi cho rằng những ý kiến trên đây của giáo sư, có thể là một yêu cầu cao đối với nghề dạy Văn, với giáo viên Văn, nhưng nó chính là cái mà ai đã gắn đời mình với cái nghiệp văn chương thì cũng phải ý thức được các điều đó. Hiện nay nhiều học sinh, sinh viên chán học văn, có nhiều nguyên do, nhưng có một lý do không thể không bàn đến, đó là năng lực giảng dạy của các thầy cô giáo. Người xưa có câu "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Đội ngũ giáo viên chưa giỏi, giờ học Văn khô khan, buồn chán thì làm sao có thể làm cho học sinh, sinh viên yêu thích môn Văn được? Hiện thời, trong ngành Giáo dục, người ta đang nói nhiều đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Trong trào lưu ấy, có giáo viên văn đưa máy đến lớp, chiếu hình lên màn ảnh rồi nói, thay cho việc vừa viết bảng, vừa giảng giải phân tích bài văn như cách dạy trước đây. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng công nghệ thông tin vào giờ dạy tác phẩm văn học thì cũng nên xem lại. Nhiều khi lợi bất cập hại. Cái đọng lại trong khối óc, trong trái tim học sinh- sinh viên sau một giờ học Văn đâu chỉ có tri thức văn học đơn thuần!

H.T

Các tin khác