1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Người gieo chữ

NGƯỜI GIEO CHỮ Ở ĐẦM SAM

HÀO VŨ

Từ thành phố Huế xuống, đứng trên tỉnh lộ 10 nhìn về thôn Đầm Sam xa xôi bên bờ phá Tam Giang ai cũng ngán! Mùa mưa đi lại rất khó khăn vì đường luôn bị ngập nước. Năm 1985, sau hàng chục trận bão lụt bầm dập, ngư dân vạn đò ở các xã Phú Mỹ, Phú An, Phú Xuân... thuộc huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế không ai bảo ai đã "lên bờ" tập trung về nơi này, hình thành nên xóm vạn đò nhỏ với 40 hộ dân, gần 300 nhân khẩu.
Vượt qua cơn mưa tầm tã, chúng tôi đến Đầm Sam khi trời đã sập tối. Trần Văn Hòa bảo vợ nướng mấy con cá lúi, cá sóc làm cơm đãi khách. Bữa cơm chiều còn có những người bạn chài của Hòa. Đến 23 giờ 30 phút, mọi người lục đục trở dậy, tất cả mặc áo mưa, đội mũ rộng vành. Đêm ba mươi, trời tối đen như mực. Những ánh đèn pin loang loáng trong đêm...      
Đêm đêm người dân đầm phá làm việc như thế để kiếm cái ăn, cái mặc còn chưa đủ, đa phần họ đều mù chữ nên trẻ con sinh ra cũng không được cho đến trường. Thấy trẻ em trong thôn đến tuổi "thèm học" mà không được đi học, anh Trần Văn Hòa may mắn được cha mẹ cho học hết cấp 2 bỗng có ý tưởng mở lớp học để xóa mù chữ. Nhưng tìm ra chỗ để mở lớp học là rất khó, bởi trong thôn ai cũng nghèo, nhà cửa lụp xụp, bàn ghế không có... Anh bàn với vợ tận dụng căn nhà ngang của mình làm lớp học. Bàn học là những tấm ván cũ, còn ghế là những viên bờ lô, những gốc cây...Ban đầu chưa đến chục đứa học trò, giờ học là khi đêm xuống, mỗi trò đem theo một cây đèn dầu, thầy giáo cũng một cây…Anh Hòa lên Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Phú Vang mượn sách và dạy theo chương trình xóa mù chữ cấp tốc.
Tổ chức được lớp đã khó, tìm học trò còn khó hơn, vì trẻ vạn đò lên sáu đã phải giúp cha mẹ mưu sinh. Dần dần thấy việc đi học có lợi ích thiết thực, người lớn cho con đến lớp ngày một đông. Về thăm lớp học Đầm Sam, Phòng Giáo dục huyện Phú Vang và Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã tặng sách vở và 10 bộ bàn ghế. Khó khăn cứ bám riết lấy thầy trò ở xóm nghèo này. "Cơn đại hồng thủy" năm 1999 đã cuốn trôi hết tất cả những gì phục vụ cho dạy và học. Trước những khó khăn đó, anh Hòa phải chạy ngược chạy xuôi để xin sách vở, bàn ghế cho các em học. Năm 2000, Hội Cứu trợ Trẻ em không cha mẹ (có trụ sở tại thành phố Huế) giúp tiền xây dựng 1 phòng học mái lợp tôn, trên đất nhà anh Hòa. Từ đó, lớp học được chuyển sang dạy ban ngày, các em nhỏ đi học đông dần.
Suốt tuần lễ anh Hòa lên lớp "làm thầy", thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật anh theo học Bổ túc văn hóa Trung học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Phú Vang và đã tốt nghiệp Tú tài năm 2008. Anh Hòa có lần kể với tôi "Thầy biết không em được Tỉnh mời lên để nhận bằng khen về thành tích Xóa mù chữ. Ông bảo vệ trường Quốc Học (nơi tổ chức hội nghị) thấy em quê mùa kiên quyết không cho vào dự. Đưa giấy mời ra ông vẫn nửa tin, nửa ngờ. Phải đến khi về, em "khoe" với ông cái bằng khen, ông mới gật gù "xin lỗi". 
Trần Văn Hòa là ngư dân quen "ăn to nói lớn" nhưng chất phác, thật thà. Đêm làm nghề chài lưới và nuôi trồng thủy sản nuôi vợ con, vậy mà suốt 19 năm nay vẫn đều đều dạy "không lương". Đến nay, suốt 19 năm anh đã dạy cho biết bao thế hệ. Học trò của anh có em đang là sinh viên, có em nằm trong đội tuyển học sinh giỏi của huyện. Mỗi năm dạy theo chương trình "lớp ghép" của Bộ GD và ĐT khoảng 40 học sinh từ lớp 1 đến lớp 4, ngày dạy 2 buổi, sáng anh Hòa dạy lớp 1 và lớp 2, chiều dạy lớp 3 và lớp 4. Hết lớp 4 nếu em nào có điều kiện thì ra học lớp 5 tại Trường Tiểu học xã Phú Mỹ. Từ cái lớp học "xóa mù chữ" này, khoảng 4-5 em được gia đình cho học lên cấp 2, cấp 3 và đã có em thi đỗ vào đại học như Trần Văn Muống hiện đang học năm thứ 2 khoa Công nghệ thông tin Đại học Bách khoa Đà Nẵng, hay Đoàn Văn Cự đang học tại chức Luật ở Đại học khoa học Huế…
Chia tay Đầm Sam, chúng tôi ra về mà lòng canh cánh những nỗi niềm. Lớp học của anh Hòa giờ đã khang trang hơn nhưng biết bao khó khăn vẫn còn đó. Một lớp học đặc biệt, một người thầy âm thầm lặng lẽ chắp cánh ước mơ cho những trẻ thơ nghèo.

H.V

Các tin khác