1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Người vạn đò

NGƯỜI VẠN ĐÒ THUỶ DIỆN
ĐẦU TIÊN THI ĐỖ VÀO ĐẠI HỌC

Võ Văn Dần

Việc em Hồ Biểu thi đỗ hai trường Đại học đã làm nức lòng người dân vạn đò ở thôn Thuỷ Diện (xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, TT.Huế). Hồ Biểu sinh năm 1989, con anh Hồ Hạ và chị Hà Thị Cháu ở thôn Thuỷ Diện thật sự là tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập, tiêu biểu cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên vạn đò từ trước đến nay. Mặc dù phải theo bố mẹ sống lênh đênh trên sông nước từ nhỏ, nhưng vốn có tư chất thông minh lại ham học, nên Biểu là người đầu tiên của con em vạn đò nơi đây trở thành sinh viên Đại học.
Suốt mười hai năm phổ thông, em đều liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi (HSG). Thời kỳ học Tiểu học và Trung học cơ sở, em phải đi bộ hơn năm cây số để vào học trường làng. Đến khi thi đỗ vào trường Quốc Học thì bố mẹ mới vay mượn tiền mua cho em chiếc xe đạp cũ để đi học. Có thể nói, thành tích học tập của Hồ Biểu trong suốt 12 năm qua là niềm mơ ước của nhiều gia đình, nhất là những dân cư vạn đò đang sống lênh đênh trên sông nước. Không những là HSG liên tục nhiều năm mà em còn đạt giải trong các kỳ thi HSG của huyện Phú Vang. Chẳng hạn, năm học 2002-2003, em đạt một lúc 2 giải: Giải khuyến khích toán lớp 7 và Giải khuyến khích Anh văn lớp 7, được Trưởng phòng Giáo dục huyện Phú Vang tặng giấy khen, năm học 2003 - 2004, đạt giải Ba môn máy tính bỏ túi lớp 8 của huyện Phú Vang. Đặc  biệt, trong ba năm học tập ở trường Quốc Học , em đều đạt danh hiệu HSG toàn diện của nhà trường 2005-2006; 2006-2007 và 2007-2008.
Trong kỳ thi tuyển sinh Đại học năm 2008 vừa qua, em thi đỗ hai trường Đại học. Đó là trường Đại học Nông Lâm Huế, ngành Công nghệ Thực phẩm với 22,5 điểm và trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng ngành Điện tử Viễn thông  với số điểm là 24. Vốn ham thích máy móc điện tử nên em đã chọn trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng làm nơi gửi gắm tương lai.
Điều đáng nói, là cả bố và mẹ của em Biểu đều mù chữ, lại suốt đêm ngày lênh đênh trên sông nước để chài lưới nuôi sống gia đình. Cuộc sống nay đây mai đó không ổn định, nên việc học hoàn toàn tuỳ thuộc vào con cái. Biểu không vì thế mà chơi bời lêu lổng, ngược lại em sớm tỏ ra ham học và rất khao khát được học giỏi. Là con đầu trong gia đình có ba anh em, Biểu luôn chủ động trong học tập và trong công việc gia đình, biết sắp xếp thời gian, kế hoạch học tập một cách hợp lí cho bản thân và giúp đỡ các em. Những ngày nghỉ, em lại theo bố mẹ ra sông chài lưới để phụ giúp gia đình.
Căn nhà xiêu vẹo, nằm chênh vênh trên mô đất mà bốn bề là nước bao phủ, không điện, không nước sạch, không có vật dụng gì giá trị đến vài ba trăm ngàn. Đó là điều đầu tiên mà tôi cảm nhận khi ra "ốc đảo" để thăm nhà của Biểu. Tuy vậy, những thiếu thốn về vật chất đã không gây cản trở hoặc làm cho em nản lòng mà càng động viên thôi thúc em phải nỗ lực cố gắng nhiều hơn vì một ngày mai tươi sáng.
Trò chuyện với chúng tôi, chị Hà Thị Cháu nói: "Những lúc trời yên gió lặng, kéo được những mẻ cá đầy, Biểu đã nhảy lên sung sướng và năn nỉ mẹ cho em vài chục ngàn đồng để mua sách đọc". Biểu rất mê đọc sách, những lúc rảnh rỗi em lại đến nhà các bạn học để mượn tài liệu về tham khảo.
Nhìn tập giấy khen được em nâng niu gìn giữ hơn chục năm nay có cái đã ngả màu vì nhuộm nước lũ, có cái bị rách một góc vì bị lửa bén... nhưng tất cả đều được ép ni lông cẩn thận, và treo ở một vị trí trang trọng của căn nhà, tôi cảm nhận em là một con người trầm tính, ít nói nhưng rất giàu nghị lực và sự quyết đoán. Có lẽ nhờ đó mà Hồ Biểu đã vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống thường nhật để vươn lên tự khẳng định mình giữa một vùng sông nước, nơi mà cái nghèo đói, cái mù chữ cứ đeo bám từ đời này sang đời khác: em trở thành người đầu tiên của cư dân vạn đò bước vào ngưỡng cửa đại học. Người dân vạn đò nơi đây đã đặt cho em một cái tên trìu mến: "Thủ khoa vượt khó".
Dù tương lai đang ở phía trước, khó khăn còn chồng chất khi viết những dòng này, tôi vẫn hi vọng rằng, chàng sinh viên đầu tiên của thôn vạn đò Thuỷ Diện sẽ thành công trên bước đường học tập của mình.
V.V.D
 

Các tin khác