1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Những con người tái sinh

NHỮNG CON NGƯỜI TÁI SINH
TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT

 

Hình thức sinh nở thần kì là một nét nghệ thuật độc đáo của truyện cổ tích. Nguồn gốc thần kì đã tạo nên một vầng hào quang thần linh, huyền bí, kì ảo cho cuộc đời của nhân vật. Đồng thời, đáp ứng được nhu cầu tưởng tượng, hư cấu của tác giả dân gian trong quá trình sáng tạo nên những nhân vật mang sứ mệnh truyền tải ước mơ lý tưởng của nhân dân.
Bên cạnh những motif sinh nở do tiếp nhận những nguồn sức mạnh từ thế giới tự nhiên như: sinh đẻ do uống nước, do ướm thử chân, ăn trái cây, ăn cá, hay sinh ra từ những quả trứng… trong truyện cổ tích ta còn thấy xuất hiện một hình thức khác nữa. Đó là sự luân hồi của con người. Người chết được đầu thai lại ở những kiếp sau.
Cái chết, theo quan niệm của người xưa không phải là sự  kết thúc mà là điểm bắt đầu. - bắt đầu một sinh linh mới với quá trình sống mới. Không chỉ có người xưa mà ngay trong cuộc sống hiện đại niềm tin con người có khả năng tái sinh vẫn rất bền vững. Ta thấy không ít nhà văn hiện đại đã và đang xây dựng cho tác phẩm của mình những motif con người đầu thai qua nhiều kiếp. Nhà văn Trung Quốc - Mạc Ngôn trong tác phẩm Sống đọa thác đầy đã kì công xây dựng nhân vật Tây Môn Náo đầu thai qua sáu kiếp luân hồi: lừa, trâu, lợn, chó, khỉ, người (mặc dù con người cuối cùng này có quái thai, dị dạng). Trong truyện cổ tích, motif nhân vật được sinh ra do người chết tái thế không chỉ dung chứa yếu tố tâm linh mà còn thâu nạp nhiều ý nghĩa thẩm mĩ.
Người xưa sử dụng hình thức này như một phương tiện truyền tải những ý niệm dân gian. Trong Gã Trà Đồng giáng sinh (dân tộc Việt) đã thể hiện triết lý "Ở hiền gặp lành". Truyện kể về vị quan thanh liêm Dương Đức Công nhân từ, phúc hậu. Đã ngoài năm mươi tuổi mà ông chưa có con nối dõi. Một hôm, ông ốm nặng rồi chết. Nhưng Thượng Đế động lòng trước con người nhân hậu nên đã hồi sinh cho ông sống thêm hai kỷ và ban cho một cậu con trai. "Lúc cuối canh một, có một ngôi sao nhỏ rơi vào lòng, lòng bỗng thấy rung động. Rồi vợ ông có mang, đầy năm sinh ra một cậu con trai, đặt tên là Thiên Tích"[1, tr 624]. Thiên Tích chính là gã trà đồng của Thượng Đế. Triết lý "Gieo gió gặp bão" được thể hiện qua truyện Sinh con rồi mới sinh cha. Sau khi làm phúc giúp bạn, chàng trai có tấm lòng lương thiện lại bị bạn lấy oán báo ân. Chết đi rồi chàng nhập hồn vào quả khế trên cây trong vườn. Vợ người bạn thấy khế ngon liền hái xuống ăn và tự nhiên có thai. Đứa bé sinh ra ba năm không nói. Gặp được quan, nó mới bắt đầu cất tiếng kể hết nỗi oan kiếp trước: "Anh ấy (chỉ vào bố) lừa đến nửa đêm, giết chết con và đem xác con chôn xuống gốc cây khế. Hồn con bấy giờ nhập vào cây khế. Cây khế sinh được một quả vừa to, vừa ngọt. Hồn con lại biến vào quả khế. Vợ anh ấy ăn quả khế mà sinh ra con"[2, tr 505]. Câu chuyện đã nói lên tiếng nói công minh của nhân dân. Những cái đẹp sẽ được tái sinh và trường tồn vĩnh viễn, còn cái ác, cái xấu không sớm thì muộn sẽ bị triệt tiêu. Ước mơ ấy cũng được thể hiện qua Tấm Cám. Dù phải chịu bao khổ đau cả khi chết đi rồi nhưng sức sống và sức chiến đấu của Tấm vẫn thật kiên cường. (hoá thân thành chim vàng anh sau cái chết khi cây cau bị chặt, hồn nàng nhập vào cây xoan khi chim bị giết, Tấm lấy khung cửi làm nơi trú ngụ khi xoan bị đốn. Quả thị là kiếp luân hồi cuối cùng trước khi nàng trở lại làm người…). Trải qua biết bao kiếp với bao dập vùi, đắng cay, vượt qua tất cả những dã tâm của dì ghẻ và đứa em tội lỗi, cuối cùng Tấm cũng được đầu thai lại, sống một cuộc sống hạnh phúc bên vị hoàng tử nặng nghĩa tình. Không ít chuyện lại thể hiện được những tình cảm thủy chung sắt son của đôi lứa yêu nhau: (Duyên nợ tái sinh, Sốp Bờ Sách…)
Trong motif này ta thấy có sự kết hợp với hình thức  ăn trái cây. Trong rất nhiều chuyện nhân vật được đầu thai lại thông qua hình thức nhập hồn vào những quả cây. Chẳng hạn như sự ra đời của nhân vật con trong Sinh con rồi mới sinh cha (sau khi chết linh hồn người bạn nhập vào quả khế). Motif này cũng thấy trong truyện Chàng Lú và nàng Ủa có motit này (công chúa của vua Then ở trên trời bị đầy xuống trần gian biến thành một quả sung chín). Ở truyện Chú bé thông minh (dân tộc Dao) là sự đầu thai lại của chàng Khổ (bị đè chết hồn anh hóa vào cây cam mọc bên cạnh cửa sở của công chúa. Nàng ăn cam và có mang)…
Có khá nhiều truyện nhân vật được sinh ra là do những vị thần trên cao cảm động trước những hoàn cảnh éo le của các gia đình hiếm muộn. Và sau khi đã thực hiện nghĩa vụ đầu thai làm con trần thế thì các vị thần ấy lại trở về trời với vị trí của một đấng tối cao. Chàng Ếch và nàng công chúa Út (dân tộc Cờ Ho) nói về con trai út Thần Mặt Trời thương hoàn cảnh cô đơn, nghèo khổ của vợ chồng người Cờ Ho nên xin cha mẹ và tìm cách đầu thai làm con trai của họ. Trong Chàng Lười lại là một nàng tiên: "Em không phải là con Pơtao, em là con Ben En (tiên). Mẹ em thấy anh lười quá, chẳng chịu làm ăn gì cả, nên mẹ sai em xuống làm con gái Pơtao, khiến em ăn con cá của anh câu. Ăn xong con cá ấy thì em có mang và sinh được thằng bé này, để rồi cùng anh kết duyên lành. Bây giờ anh biết làm ăn để nuôi con, nuôi mẹ rồi, em được lệnh phải về trời"[1, tr 638]. Truyện Nữ thần Đăng Giai (dân tộc Xơ Đăng) kể: "Một hôm, vua cho thiết lập đàn tràng để cúng thần, cầu thần cho mình một đứa con. Thần Ki Kây động lòng liền bàn với vợ là nữ thần Đăng Giai xuống hạ giới đầu thai làm con gái hai vợ chồng vị vua một thời gian"[2, tr 376]. Ở đây có sự kết hợp với hình thức cầu nguyện. Dân tộc Việt cũng kể về sự ra đời thần kì của Bà chúa nghề tằm: "Trong mộng Trần Vĩ thấy mình lạc trên nhà trời, thấy có một vị quan quỳ xuống tâu với Ngọc hoàng xin cho công chúa Quỳnh Hoa xuống trần để làm bạn với Liễu Hạnh và xin cho Quỳnh Hoa đầu thai vào nhà họ Trần…Sau đó ít lâu, vợ ông đã ngoài năm mươi tuổi, vẫn có thai và sinh ra Quỳnh Hoa đúng với cái tên trong mộng"[1,tr 25]. Truyện gã Trà Đồng giáng sinh cũng nằm trong dang thức này.
Trong nhiều chuyện, người của kiếp này nhận ra người chết đầu thai lại thông qua những dấu hiệu làm tin. Ở  trường hợp này, ta thấy thời gian để nhân vật sống lại thông qua hình thức đầu thai rất ngắn. Truyện Chàng rể kì lạ (dân tộc Pu Péo) kể: "Em sẽ chết đúng ngày cưới. Nhưng em xin trời cho đầu thai vào nhà ông bà kiếm củi phúc hậu bên rừng Hiêng, núi Buôn kia. Ông bà cũng là người hiếm hoi, chưa có con cái... Sau khi em tự vẫn ba tháng anh phải tới thăm dò ngay. Nếu bà vợ có mang, ở cữ, sinh con gái anh xin vào xem cho bằng được lòng bàn tay trái đứa bé. Nếu thấy bông gạo - loài hoa mà anh với em hồi bé vẫn thích nhặt chơi - thì em bé đó chính là em"[1, tr 483]. Hay trong Duyên nợ tái sinh (dân tộc Thái), chàng học trò nghèo đã nhận ra người yêu mình qua hai câu thơ được viết trong lòng bàn tay:
Thử sinh duyên vị liễu
Nguyện kết hậu sinh duyên.
Tạm dịch:
Kiếp này duyên đã lỡ duyên
Quyết xin giữ trọn lời nguyền kiếp sau.
Đó là những câu thơ chàng trai viết vào tay người yêu mình trước khi chôn. Sau này khi đã làm quan, người học trò nghèo vẫn luôn nhớ mối tình năm xưa. Duyên trời cũng định. Cô gái đầu thai làm con nhà phú hộ giàu có. Bao sự trùng hợp làm quan tân khoa ngỡ ngàng: con gái phú hộ trùng ngày, tháng sinh với người yêu đã mất, dung mạo giống hệt không sai một nét, dấu hiệu cuối cùng để chàng nhận ra người yêu chính là mười chữ son còn đỏ thắm.
Ngoài ra còn có hàng loạt truyện với cùng motif: Tướng quân Cao Lỗ, Sự tích bánh cốm, Hoàng hậu nước Vạn Xuân, Truyện Trương Ba, Chàng rể Khỉ…Nhân vật chính trong những truyện này đều đã trải qua những kiếp khác nhau và kiếp sống hiện tại của họ không phải là cuối cùng.
Như  vậy, motif sinh đẻ do đầu thai có hình thức khá phong phú. Nó được kết hợp với nhiều kiểu dạng để nhân vật tái sinh: cầu nguyện thần linh, ăn trái cây, ăn cá…Qua đó, không chỉ thể hiện ước mơ về sức sống bất diệt của con người mà còn cả niềm tin vào sự trường tồn, sự tái sinh mãi mãi của những giá trị tốt đẹp mà nhân dân xưa nay vẫn kì công vun trồng.

Các tin khác