1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Những cuốn sách

NHỮNG CUỐN SÁCH GIÁO KHOA SỬ NGÀY NÀO

Vĩnh Ba

Ngay từ những năm tiểu học, tôi đã mê say môn Sử. Giờ tôi muốn kể lại câu chuyện đó để thử lí giải vì sao giới trẻ bây giờ đã đánh mất niềm say mê đó đến thảm hại như báo chí tường thuật.
Đối với tôi, môn Sử là một chân trời rộng mở đầy huyền hoặc và cực kỳ hấp dẫn. Nó tích hợp đến 4 môn học: Sử, Văn, Hoạ, và Đạo Đức. Trong môn Sử (mà tôi được học) không có chỉ những số liệu khô khan, vô hồn, chẳng dính líu gì đến tâm hồn một đứa trẻ chưa đầy 10 tuổi như tôi ngày ấy. Nó là một thế giới cổ tích phong phú mộng mơ, đậm đà ý vị và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
Đã hơn một nửa thế kỷ đã trôi qua, giờ ngồi viết lại những dòng này tôi vẫn mường tượng thấy bức tranh cụ Nguyễn Phi Khanh, vai mang gông, lính Tàu vây quanh, đứng ở cửa ải Nam Quan quay đầu lại nói một người trai trẻ, Nguyễn Trãi: "Con đừng khóc lóc theo cha mà làm chi! Hãy trở về nhà lo trả thù cho nhà và rửa  hận cho nước." Nét vẽ rất đơn sơ nhưng vẫn đậm nét tới giờ trong trí tưởng của tôi. Đó là bức tranh minh hoạ cho bài 'Mười năm đánh đuổi giặc Minh', ca tụng sự lãnh đạo toàn dân của vua Lê Thái Tổ cùng tài ba thao lược của Quân sư Nguyễn Trãi trong cuộc chiến đấu anh dũng kháng Minh của toàn dân ta. Tôi lúc đó rất khâm phục thái độ của cụ Nguyễn Phi Khanh. Tôi nghĩ rằng chính nhân dân ta mang truyền thống yêu nước ngàn đời mà cụ Nguyễn Phi Khanh là một đại biểu chân chính, người đã luôn đặt Tổ quốc và dân tộc lên trên quyền lợi của bản thân. Chính cụ đã đào tạo nên danh nhân Nguyễn Trãi, góp phần tạo nên một triều Hậu Lê hùng cường và cứu dân tộc khỏi ách nô lệ.
Những bài học đạo đức như thế có rất nhiều trong lịch sử nước ta. Cả cuốn sách giáo khoa Sử cứ như thế, bài này nối tiếp bài kia theo dòng thời gian. Trong mỗi bài, trang bên trái miêu tả rất chi li bài học với những số liệu, những diễn biến với năm tháng cụ thể. Trang bên phải là một bức tranh minh hoạ kèm một câu nói thời danh của nhân vật chính và phần toát yếu mang nội dung chính của bài học. Từng bài một tách bạch rõ ràng, không kéo dài 3, 4 trang như sách bây giờ. Mỗi bài học, một bức tranh và một câu nói thời danh của nhân vật lịch sử có liên quan xâu lại một chuỗi ký ức lí thú trong đầu óc học sinh. Bây giờ gặp lại bạn bè cũ, bọn tôi thường nhắc lại một câu nói để bạn mình nói đến nhân vật lịch sử và một bạn khác mô tả lại bức tranh. Ví như, Cờ lau tập trận: Đinh Bộ Lĩnh; Ta sẽ vào ăn Tết ở Thăng Long: Nguyễn Huệ; Thà làm quỉ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc: Trần Bình Trọng; Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin Bệ hạ đừng lo: Trần Thủ Độ; Ngồi đan sọt mà lo việc nước: Phạm Ngũ Lão; Nhịn đói chịu đau mà chết: Nguyễn Tri Phương…. Có danh nhân được nhắc đến cả mấy câu thơ như Trần Khánh Dư: Quảy gánh càn khôn bước xuống ngàn/ Hỏi chi bán đó dạ rằng than/ Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt/ Hơn thiệt vài ba gốc cũi tàn/ Ở với lửa hương cho trọn kiếp/Thử xem sắt đá có bền gan…; như Đặng Dung: Thù nước chưa xong đầu đã bạc/ Gươm mài vầng nguyệt đã bao ngày… Mỗi bài học là một huyền thoại, một tấm gương làm người.
Nhân vật lịch sử đối với tôi hồi đó không phải là những bộ xương khô mà là những con người sống động đang khóc, cười, ca hát, làm thơ, đánh giặc... Tôi mang họ vào các bài luận bình giảng, các buổi thuyết trình, các cuộc tranh cãi với bạn bè, và vào cả những giấc mơ. Tôi mơ thấy mình là Nguyễn Tri Phương xé băng, phun thuốc, hất cháo, nhịn đói chịu đau mà chết chứ không thèm nhận ân huệ của kẻ địch… Anh hùng hào kiệt  sao lại nhiều thế, đời nào cũng có. Tôi tưởng chừng như họ còn sống đó, nhân cách cao quý, khí phách oai phong, tài ba xuất chúng không làm sao mình có thể nào bì kịp. Sử là thế, là một dòng sông miên viễn, là một suối nguồn bất tận luôn tưới mát lòng trẻ thơ với những giá trị vĩnh cửu của Chân, Thiện, và Mỹ. Dạy Sử cũng là dạy học làm người qua các gương sáng tiền nhân. Học Sử, nhất là ở cấp Tiểu học, là học Người chứ không phải chỉ chuyên học Việc. Chính không chú trọng đến nhân vật lịch sử nên sự kiện trở thành khô khốc. Qua các câu chuyện lịch sử ngăn ngắn thật quá dễ dàng để dạy học trò thế nào là liêm chính chí công, thế nào là nhân ái trung nghĩa, thế nào là yêu nước thương nòi…
Lòng yêu môn Sử trong tôi có ngay từ tiểu học và cứ thế mà lớn dần. Thuở ấy tôi học trường tiểu học Trần Quốc Toản. Trường nằm giữa một cụm di tích, bên phải là cửa Thượng Tứ, bên trái là Tam Toà, nay phía trước là Quốc Tử Giám và xa hơn là Đại Nội Huế. Tôi thành thực cảm ơn tác giả sách Sử tiểu học Trần Đinh, hoạ sĩ minh hoạ Phi Hùng và thầy Âu Đức Tài đã dạy tôi  năm lớp nhì, lớp nhất. May mắn là thầy Tài thuộc nhiều thơ văn truyện tích, có tài kể chuyện và thích hội hoạ. Mỗi tổ lần lượt được giao phóng to các tranh vẽ trong sách để phục vụ giờ dạy. Chúng tôi họp lại và hí hoáy vẽ tranh cũng là một niềm vui thời con nít. Những nét vẽ non nớt đã mang theo ước mơ đánh tan quân xâm lược trên chiếc đao chỉ xuống dòng sông Bạch Đằng mà thề của Trần Hưng Đạo hay trên chiếc áo bào còn lem thuốc súng của vua Quang Trung khi tiến voi đánh đồn Hà Hồi và Ngọc Hồi...
Giá như ngay từ lúc nhỏ dại ấy thầy cô không truyền cho tôi lòng yêu thích môn Sử thì sau này có ai giảng giải gì dẫu cao siêu đi nữa cũng không nhét được nó vào tôi. Tình yêu chân thành bất cứ cái gì cũng phải khởi nguồn từ một tâm hồn còn trong trắng, phải không?
Phải giáo dục lòng yêu cái thiện, ghét cái ác cho những trí óc còn non nớt càng sớm chừng nào càng tốt: Khi trẻ em đã đánh mất lòng yêu nhân nghĩa thì chẳng thể nào học Sử cho tốt được.

V.B

Các tin khác