1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Những năm tháng không quên

NHỮNG NĂM THÁNG KHÔNG QUÊN
KỶ NIỆM VỀ MỘT MÁI TRƯỜNG KHÁNG CHIẾN

LÊ VĂN NGHỆ

Đoàn đi "B" chúng tôi ngót nghét gần hai tiểu đội gồm toàn giáo viên cấp ba được phân công về khu Trị - Thiên Huế nhưng vì bảo đảm bí mật nên về đến địa điểm ranh giới giữa hai tỉnh mới biết. Trước lúc lên đường chúng tôi được tập trung 3 tháng học quân sự, chính trị và bồi dưỡng sức khoẻ ở trường 105 (mật danh) Bạch Mai, Hà Nội.
Được ban thống nhất "Ưu tiên" điều về quê hương công tác, chiến đấu trong khí thế cả dân tộc đứng lên đánh giặc, nghe lời kêu gọi của Bác Hồ "không có gì quý hơn độc lập tự do", lòng chúng tôi tràn ngập niềm vui như mở hội. Ra trận, tất cả trên vai nặng trĩu ba lô như một "gia tài" có đủ quần áo, chăn màn, tăng võng, túi thuốc, gạo, thức ăn khô, giáo trình, túi bơi, bật lửa, đèn dầu, lưới đánh cá...
Rồi nữa: Súng, dao, bi đông, ăng gô, thuốc chống sên vắt, dép lốp... Thích nhất là bộ quân phục Tô Châu, chiếc mũ tai bèo xinh xinh, chúng tôi sung sướng hãnh diện lần đầu được làm "quân giải phóng".
Riêng tôi có thêm cây đàn ghi ta loại tốt. Tôi yêu văn nghệ, yêu cây đàn ghi ta vì nó là người bạn tâm tình đã gắn bó, vui buồn với đời tôi từ những năm tháng cần mẩn, hồn nhiên cắp sách đến trường.
Tôi nhớ rất rõ, trong 16 anh em về khu Trị Thiên trong đó có anh Mân, anh Hải và tôi vinh dự về dạy ở trường Nguyễn Văn Trỗi ngôi trường nằm trên đất A Vao (nay thuộc nước bạn Lào), giữa dãy Trường Sơn trùng điệp, tuyển học sinh khóa đầu vào năm 1965. Trường thu nhận con em cán bộ cơ sở cách mạng ở vùng địch tạm chiếm lên học theo hệ phổ thông và sư phạm. Trường đào tạo cán bộ để đáp ứng nhiệm vụ cách mạng miền Nam, bổ sung cho vùng giải phóng ngày càng được mở rộng. Tôi về trường trong lúc học sinh đang tập trung nghe thầy Phương hiệu trưởng phổ biến nội dung chương trình học và cách bố phòng máy bay. Các em phấn khởi reo lên: "Trường ta nay có thầy nhạc sĩ ngoài Bắc vô, có đàn, có văn nghệ, thả sức mà vui". Chúng tôi bấm bụng phì cười, làm văn nghệ cho vui chứ phải đâu là nhạc sĩ ở khu xa, cuộc sống thiếu thốn mọi bề, lại bị sốt rét hành hạ, em nào mặt mũi cũng xanh xao. Bữa ăn khoai sắn cọng cơm, thức ăn là muối đâm (các em thường gọi là mắm đuôi) và canh môn voóc, rau tàu bay, thỉnh thoảng mới có tý cá và ốc bắt được ở khe suối. Tuổi các em đang sức ăn mà chịu đói hoa mắt. Thấy nhiều em xin thầy bát nước cơm và tý muối để ngậm mà lòng xót xa, thương các em quá chừng.
Ở trường hồi đó có thầy Nhân dùng súng các bin để bắn gà rừng và cu kỳ, thêm o Năm người dân tộc cấp dưỡng chịu khó lặn lội vào rẫy xin được chất tươi nên đôi khi thầy trò có được bữa bồi dưỡng "rôm rả".
Lần đầu tiên sống xa nhà, kham khổ, nỗi nhớ thương gia đình của các em phải nói là da diết. Hiểu được như vậy, chúng tôi đem những kiến thức học được dưới mái trường XHCN thân yêu truyền thụ lại cho các em với tất cả lòng căm thù giặc đang dày xéo quê hương, và nhiệt tình yêu nghề, yêu trẻ. HS mỗi buổi lên lớp nghe giảng đều rất nghiêm túc. Các em cố gắng quên đi những khó khăn, thiếu thốn để chắt lọc tiếp thu những kiến thức tinh túy nhất. Theo chương trình, một buổi học theo tổ nhóm, ôn tập hoặc làm lán trại, sạp nằm, bàn học (bằng nứa đập dập), hoặc đào hầm, phát rẫy, gùi gạo, lấy củi, kiến thức ăn. Và để khuấy động không khí vui tươi học tập, cất cao "Tiếng hát át tiếng bom" hiên ngang tràn đầy lạc quan, xóa tan nỗi nhớ nhà, chúng tôi tổ chức sinh hoạt văn nghệ; hàng tuần tập nhiều bài hát để các em hát tập thể trước lúc vào học.
Đêm đêm bên ánh đèn A rầm (tre nứa) và Anyo (nhựa thông) thầy trò sinh hoạt văn nghệ, tập đàn, tập hát. Nghe tiếng máy bay tổ trực nhật báo động, mọi người dập tắt lửa, xuống hầm. Chỉ mấy tuần sau các em đã hát thành thạo nhiều bài: "Xuân chiến khu", "Bước chân trên dãy Trường Sơn", "Mỗi bước ta đi", "Bài ca hy vọng", "Miền Nam ơi chúng tôi đã sẵn sàng". Dưới mái trường kháng chiến, một thời tiếng hát là niềm cổ vũ, là ý chí và là chỗ dựa cho niềm tin quyết thắng. Cứ thế không khí trong trường vui nhộn hẳn lên. Và để có bài hát truyền thống tôi viết ca khúc: "Trường Nguyễn Văn Trỗi của các em".
Viết nhạc dựa trên những vần thơ: "Trường em ở tận miền Tây. Quê hương trung dũng tháng ngày xông pha. Theo Anh tiếp bước ông cha. Giờ đây em đã tham gia chiến trường".
Bài hát đó một thời vang vọng trong lòng các em như muốn nhắc nhở, nhớ lời anh hùng Nguyễn Văn Trỗi dặn: Sống và chiến đấu, học tập sao cho xứng đáng với quê hương trung dũng, kiên cường.
Thời ấy:
Dạy trò trong sách giáo khoa
Dạy trò cả bản hùng ca diệt thù
Đầu năm 1967 do hoàn cảnh chiến tranh ác liệt vùng giải phóng miền Tây không đủ cung cấp lương thực và không bảo đảm an toàn tính mạng cho học sinh. Trường được chuyển về vùng giải phóng Cẩm Sơn và Trung Sơn (Gio Linh). Thầy trò được sống trong tình yêu thương, đùm bọc của nhân dân vùng giải phóng và được tiếp nhận thêm một số con em gia đình cách mạng.
Đến khi địch càn quét, bắn phá ác liệt vùng giới tuyến, các em được gửi ra miền Bắc tiếp tục học lên.
Toàn bộ các thầy và một số các em tình nguyện ở lại bám trụ, công tác, chiến đấu được bổ sung vào đội tuyên truyền xung kích.
Ở trường Nguyễn Văn Trỗi có 7 thầy thì đã có 5 thầy hy sinh (thầy Phương, thầy Sơn, thầy Nhân, thầy Hóa, thầy Mân chỉ còn thầy Hải và tôi).
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất chúng tôi được biết thêm có 8 thầy hy sinh, 2 thầy bị bắt.
Nhiều học sinh trường Nguyễn Văn Trỗi tình nguyện ở lại chiến đấu hy sinh anh dũng (như các em Tường, Chính, Hoàng, Đa, Thuyết, Triều...)
Năm 1967 tôi tham gia đánh mìn với du kích xã Gio Hải (Gio Linh) diệt được xe M113, được cấp huy hiệu Dũng sĩ giỏi.
Đến hôm nay từ mái trường kháng chiến Nguyễn Văn Trỗi thân yêu có nhiều em đã phấn đấu trở thành tiến sĩ Phó giáo sư, Giám đốc, phó Giám đốc các Sở, Ban ngành hoặc trở thành nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, sĩ quan quân đội, nhà doanh nghiệp... nổi tiếng.
Do hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Trường chỉ tồn tại có 3 năm, nhưng ý nghĩa thật lớn lao. Trường là một trang sử đẹp và hào hùng của ngành giáo dục vùng giải phóng khu Trị Thiên.

L.V.N

Các tin khác