1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Nỗi niềm của Trâu

NỖI NIỀM CỦA TRÂU
TRONG LỤC SÚC TRANH CÔNG

VĨNH BA

Lục súc tranh công là một truyện thơ Nôm khuyết danh vào thời Lê mạt Nguyễn sơ. Học giả Bùi Kỷ đã sưu tầm và in thành sách năm 1956, NXB Tân Việt ở Sài Gòn phát hành. Toàn bộ là 570 câu thơ với giọng thơ hài hước dí dỏm kể lại chuyện sáu con vật nuôi trong nhà tranh công. Chúng là trâu, chó, dê, gà, lợn và ngựa. Đầu tiên, trâu ganh tị với chó, chó cãi lại, đến lượt chó ganh tị với ngựa, rồi ngựa với dê, dê với gà, gà với lợn; không con nào chịu con nào. Nhờ có lời giảng giải của chủ nhà, sáu con lại hiểu nhau và con nào cứ yên phận làm tròn công việc con ấy.

Nội dung truyện thơ này gần gũi với đời sống con người, các con vật được nhân hoá nên có sức hấp dẫn đáng kể của loại truyện ngụ ngôn. Trước đây một số đoạn trích được đưa vào giảng dạy cho học sinh THCS, rất phù hợp với tâm lí của thanh thiếu niên lứa tuổi này. Tác giả khuyết danh lại là một nhà học vấn uyên bác, dùng nhiều điển cố để tả rõ cái tình trạng, cảnh huống của  mỗi loài gia súc, mỗi một con có một khẩu khí, một địa vị, thỉnh thoảng thêm vài câu trào phúng khiến truyện thơ trở nên rất tao nhã và có nhiều ý vị.

Nhân đầu xuân Kỷ Sửu, ta thử tìm hiểu xem nỗi niềm của trâu trong Lục súc tranh công ra sao?

Cái quan niệm "con trâu là đầu cơ nghiệp", cái cảnh "ta đây, trâu đấy, ai mà quản công" hay "chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa" nói lên sự gắn kết thương yêu, đồng cam cộng khổ rất sâu sắc giữa con trâu và người dân nông nghiệp nước ta thời trước. Thế nhưng tự trâu miêu tả thì thân phận của mình không đúng như thế chút nào. Trái lại, anh chỉ là một nô lệ thật thảm thương:

Trước cổ đã mang hai cái niệt
Sau đuôi thêm kéo một cái cày;
Miệng đã dàm, mũi lại dòng dây,
Trên lưng ruồi bâu, dưới chân đỉa cắn.

Thân xác đã bị "đeo bám" thế rồi mà ăn ngủ của trâu cũng không đầy đủ, bụng dạ trâu cũng chẳng no nê gì:

Lóng canh gà vừa mới gáy tan,
Chủ đã gọi thằng chăn vội vã.
Dạy rằng: đuổi trâu ra thảo dã,
Cho nó ăn ba miếng đỡ lòng.
Chưa bao lâu thoắt đã rạng đông;
Vừa đến buổi cày bừa bua việc.

Hay:

Ăn thì những rơm khô, cỏ rác,
Ở quản chi ràn lấm, tráp nè.

Xét qua đến công việc, ta hãy nghe trâu tổng kết ngắn gọn mà xót xa cho mình:   

Làm không kịp thở,
Ăn không kịp nhai.
Tắm mưa, trải gió chi nài!
Đạp tuyết, giày sương bao sá!

Đọc đến đây, ta càng xót thương cho trâu hơn qua các lời than thở trên, nghe đâu như tiếng rên xiết của một tôi tớ bé mọn, một lao động thấp hèn bị chủ nhân bóc lột tối đa. Trâu phải làm khốn khổ thế cho chủ hưởng mà thôi:

Có trâu, sẵn tằm tơ, lúa má,
Không trâu, không hoa quả, đậu mè,    
Lúa gặt cất lên đà có trâu xe,
Lúa chất trữ, lại để dành trâu đạp.   
Từ tháng giêng cho đến tháng chạp,    
Kể xuân, hè, nhẫn đến thu, đông,
Việc cày bừa, nông vụ vừa xong,
Lại xe gỗ, dầm công liên khói,
Bất luận xe rào, xe củi.
Nhẫn đến loài phân bổi, tranh che
Hễ bao nhiêu nhất thiết của chi, 
Thì đã phú mặc trâu chuyên chở.

Tài nhân hoá và ẩn dụ của tác giả quả đạt đến độ tuyệt vời. Nỗi niềm của trâu hay tâm tình của những người nông dân sống dưới bàn tay của bọn địa chủ phong kiến ? Trâu hay người lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất ? Bút pháp nhân hoá kèm ẩn dụ làm truyện thơ đạt được sức thẩm nhập dễ dàng vào tâm tình đại đa số người bình dân ít học ngày trước và tạo nên sức sống dai dẳng của tác phẩm văn học này. Những lời thơ sau đây không là tình cảnh của các lao động tay chân, các phu phen đi trèo núi vượt non chặt gỗ, phá đá... sao được:   

Bao quản núi non hiểm trở?
Chi nài khe suối dầm dề?
Cong lưng chịu việc nặng nề,
Cay đắng những lời dức lác!

Thật sự ra, tác giả khuyết danh đã cường điệu hoá trâu nhằm cho ta thấy sự đóng góp rất tích cực của trâu trong đời sống con người. Nhìn rộng hơn, đó cũng chính là sự đóng góp của một thành phần trong xã hội nhân quần. Thành phần đó có quyền đòi hỏi được hưởng thụ chính đáng công lao của họ. Dù họ hiền lành dễ bảo đến đâu đi nữa, sự đối xử thiếu công bằng với họ vẫn là điều chúng ta cần xem lại. Chính vì thế mà tác giả đã đưa phần chỉ trích lẫn nhau giữa các con vật với nhau nhằm làm sáng tỏ hơn ý tưởng trên. Ta hãy nghe con trâu tị nạnh với con chó như thế nào:

Thưa chủ xin nói thép một lời:    
Nhưng loài muông, vô tướng, vô tài,    
Nuôi giống ấy làm chi cho nhọc ?    
Ăn cho lớn, dưỡng vai, dưỡng vóc,    
Giỡn với nhau vạch cửa, vạch sân,    
Một ngày ba bữa chực ăn,    
Thấy đến việc lén mình lét lét.    
Chưa rét đã phô rằng rét,
Xo ro đuôi quít vào trôn,
Vấy bếp người, tro trấu chẳng còn,
Ba ông táo lộn đầu, lộn óc,
Chưa sốt đà nằm dài thở dốc.
Le lưỡi ra phỏng ước dư gang.
Lại thấy người lơ đễnh lơ hoang
Tài ăn vụng thôi thì hơn chúng.

Đoạn văn này vừa cho ta thấy rõ thêm cái tính xấu "hay tị nạnh" của con người vừa lên tiếng phê bình những sai trái còn được bao che dung dưỡng. Sáu con vật (trong đó có trâu mà ta đang nói đến) tìm cách kể "công trạng" của mình và chê bai "công trạng" của bạn đồng loại kém cỏi, tầm thường. Và, khi kể công thì kiếm đủ lý do để "vinh danh" nhằm lập cho được thành tích, còn khi chê bai đối thủ thì ra sức chỉ trích đến tận cùng. Ngôn ngữ thơ nôm na, giản dị nên dù tác giả đã dùng một số từ cổ vẫn không gây khó khăn cho sự cảm nhận của người đọc. Sự dí dỏm hài hước được bộc lộ ở đây khi chê bai người bạn chó cho ta thấy cái nhìn rất tinh tế của tác giả. Ta hãy đọc tiếp một đoạn rên rỉ trách móc của trâu khi bị xẻ thịt để thưởng thức thêm cái giọng văn hóm hỉnh trên:

Thủa sống đà không dạ yêu thương,        
Khi thác lại đoạn tình siêu độ.        
Bảo nhau sắm con dao, cái rổ,        
Khiến nhau vơ mớ củi, nắm nè.        
Rằng: Trâu này cốt Phật xưa kia,        
Phát đình liệu cho hồn thăng thiên giái.    
Còn hình tích giống chi để lại,        
Người người đều bàn bạc với nhau:
Kẻ thì rằng: Tôi lãnh cái đầu,            
Người lại nói: Phần tôi cái nọng.        
Kẻ giành lòng bóng ép gối mà kê,
Còn sừng đem về ép thoi làm lược.
Kẻ thì chuốc hoa tai, làm bầu liều.
Làm tù và mà thổi cũng kêu,
Tiện con cờ mà đánh cũng tốt.
Kẻ thì làm cái mõ, cái hộp,
Người lại tỉa cán quạt, cán dao.
Còn giò chia nhau,
Làm nham, làm thấu.

Thật tức cười vì khi đã chết rồi, anh chàng trâu này còn thắc mắc đến thân tàn của mình bị xẻ vụn và chia chác ra sao. Vô lẽ con người phải đóng quan tài và kèn đưa trống rước để chôn cất trâu sao? Nhưng cũng rất đáng thương nếu ta nhìn điều đó dưới một khía cạnh khác.

Toàn bộ tập thơ Nôm Lục súc tranh công là một bức tranh đầy đủ, sinh động và giàu hình ảnh và ý nghĩa về các sinh hoạt trong xã hội nước ta trước đây. Tác giả có ý nói về việc đời, bất cứ lớn hay nhỏ, mỗi người có một chức vụ, làm trọn được, hết lòng mà làm, tức là giúp cho xã hội nhân quần, và không nên ganh tị lẫn nhau. Tuy đó là lẽ tự nhiên ai ai cũng hiểu, song sự xao nhãng chức trách của mình lại là cái thông bệnh của con người, tác giả muốn dùng tác phẩm này để châm biếm, đả kích điều đó.

Trâu đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Ngày nay máy cày, máy kéo đã gần như thay thế toàn bộ việc làm của trâu bò ngày trước. Tuy nhiên, giảng dạy Lục súc tranh công cho học sinh THCS (nhất là học sinh thành phố) vừa làm giàu thêm kiến thức vừa giáo dục tâm tính một cách hiệu quả cho lứa tuổi mới lớn này. Rất mong có ngày những vần thơ trên sẽ xuất hiện trong sách giáo khoa Ngữ Văn mới.

V.B

Các tin khác