1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Phái đoàn Quang Trung

PHÁI ĐOÀN QUANG TRUNG
SANG KINH ĐÔ NHÀ THANH

ThS. Phan Tấn Tô
(Viết theo sử liệu Nhà Thanh*)

Sau khi thất trận trong cuộc chiến tranh xâm lược An Nam, Càn Long lúc đầu hăm dọa sẽ cử đại binh thảo phạt, nhưng chỉ sau đó 3 ngày lại chỉ thị cho Phúc Khang An, (Hiệp biện Đại học sĩ, Tân Tổng đốc Lưỡng Quảng, thay thế Tôn Sĩ Nghị) bãi binh: "Việc đánh Nguyễn Huệ lúc này không thể là không làm được, nhưng xét về mặt thiên thời, địa lợi, nhân sự đều không đáng ra tay.".Tuy nhiên, vì thể diện thiên triều, Càn Long, yêu sách Quang Trung phải đến kinh đô nhà Thanh chiêm cận (1), xem như  một hình thức qui phục để xóa đi sự bẽ mặt thất trận của mình trước thần dân.
Qua thương thảo, mong muốn của Càn Long là Quang Trung, sang năm đến vào dịp lễ khánh thọ 80 tuổi của mình, tháng 8 Canh Tuất (1790). Khi nhận được biểu văn của Quang Trung báo tin chấp thuận, Càn Long hồ hởi: "Vui sướng duyệt biểu văn, Khanh xem lời phê son của Trẫm càng thêm hoan hỉ. Sẽ gặp nhau không lâu. Mong nhớ nhiều." (Chỉ dụ (CD) 05-01-Canh Tuất, Càn Long (CL)55; 10-02-1790).
Phái đoàn vua Quang Trung. Theo thỏa thuận giữa sứ thần đôi bên thì đoàn sẽ có 60 người. Nhưng khi tấu trình lên Càn Long, vua Thanh cho rằng không nên quá câu thúc về số người và dặn: "Sau này, khi viên Quốc vương (2) đến chiêm cận, cứ chấp nhận 100 người theo để toại lòng chiêm ngưỡng".(CD27-3-CL55, 11-5-1790).
Lúc đi, Quang Trung đem theo con trai là Nguyễn Quang Thùy và cận thần Ngô Văn Sở. Nhưng đến quan ải, Quang Thùy cảm bệnh phải trở về. Càn Long nghe tin thì vô cùng cảm kích, phong cho Quang Thùy làm Thế tử (3) và tặng ngọc Như ý tượng trưng cho điều tốt lành, tức sẽ chóng bình phục. Thật ra, việc đem theo con chỉ là kế sách của quân sư nước ta nhằm che mắt triều thần nhà Thanh về vai trò giả vương của Quang Trung mà thôi.
Theo thư Quang Trung gửi Càn Long (dẫn lại trong CD 27-3-CL55; 11-5-1790) ta cũng biết được một số chi tiết về sự chuẩn bị của đoàn trước khi lên đường: Quang Trung đã phái các cận thần Đặng Văn Chân, Phạm Văn Trị, các văn quan lo việc văn từ, các Đốc phủ võ quan cùng các nhạc công đến thành Nhà Lê trước,(4) "còn viên Quốc vương vào Phú Xuân thăm mẹ, rồi trở về Nghĩa An (5) định ngày tốt khởi hành. Đã chọn 10 chương khánh chúc Vạn thọ từ khúc, sai diễn tập để đem tiến cống".
Phái đoàn Quang Trung khởi hành ngày 29-3 Canh Tuất (13-5-1790), kéo dài trong 9 tháng trời. Càn Long xem đây là sự kiện quan trọng và đã tổ chức nghênh tiếp một cách trọng thị "đặc biệt ưu đãi".
Nghi thức nghênh tiếp: Càn Long đã chỉ đạo: "Nay viên Quốc vương được phong tước, khác với Bồi thần, năm sau đến kinh đô chiêm cận, các Tổng đốc, Tuần phủ gặp gỡ, nên theo lễ tân chủ khách đãi nhau. Các nghi thức tiếp kiến, giao cho viên Đại học sĩ cùng bộ Lễ bàn bạc kĩ tâu lên" (CD 04-11-CL54; 20-12-1789)                        
*Tại biên giới, Phúc Khang An đề nghị phải có một vị quan lớn để đón tiếp đoàn. Càn Long đồng ý và cử Tả giang đạo Thang Hùng Nghiệp là người biết rõ tình hình An Nam đảm nhiệm.
*Dọc đường , Càn Long cho rằng vì đoàn đông người, lại qua nhiều tỉnh thành, hành trình xa xôi, "nếu giao cho một viên Phó tướng hay Tri đạo lo liệu, sợ rằng không chu toàn. Vì vậy, Phúc Khang An phải đích thân đi cùng với viên Quốc vương." (CD 12-12-CL54; 25-01-1790).Thực hiện chỉ thị của Càn Long, các địa phương đều tích cực chuẩn bị nghênh tiếp và tiễn đưa. Hãy xem lời tâu của Diêu Phần (Tuần phủ tỉnh Giang Tây): "Tháng 5, Quốc vương Nguyễn Quang Bình vào lãnh thổ tỉnh Giang Tây, đường thủy, đường bộ, đê điều, những nơi đoàn đi qua đều được sắp xếp chỉnh tề, nghiêm túc. Dọc đường cung đốn, ủy lạo, yến tiệc đặc biệt ưu đãi." (CD 11-6-CL55,22-7-1790).
Càn Long ban Chỉ dụ liên tục, theo sát cuộc hành trình của phái đoàn: "Viên Quốc vương dốc lòng chiêm cận, tuy không ngại mệt nhọc, nhưng Trẫm không thể không tỏ lòng thể tuất (6). Nay lệnh cho Phúc Khang An, tính toán các trạm dọc đường, một ngày có thể đi bao nhiêu dặm, ngày nào có thể tới Nhiệt Hà? (7). Hãy tâu gấp và đầy đủ.".(CD 24-6-CL55;04-8-1790).
Theo báo cáo của Phúc Khang An thì ngày 01-7 (10-8-1790) đoàn đến Từ Châu (tỉnh Trực Lệ), cách Nhiệt Hà 1.500 dặm, đang tìm cách đi nhanh không kể sáng tối, có thể mồng 9 tới nơi. Nhưng Càn Long lưu ý: "Nếu đi gấp không khỏi mệt nhọc. Phiên thần từ vạn dặm đến sân đình, nay cách chốn kinh kì không xa, càng nên gia tăng lòng thể tuất. Nay lệnh cho Phúc Khang An, nếu ngày mồng 8 không đến được thì đến trước hoặc sau ngày mồng 10 cũng không trể. Tóm lại, đừng để lỡ kì yến hội vào ngày 14 là quan trọng."(CD05-7-CL55; 14-8-1790).
Càn Long còn thường xuyên thăm hỏi, ban thưởng  rất trọng hậu "để chứng tỏ ưu đãi ngoại phiên cùng đại thần của thiên triều không có gì là kì thị" (CD16-01-CL55; 02-3-1790). Khi đến Hứa Châu (tỉnh Hà Nam), Càn Long gửi tặng 5 trái lệ chi (trái vải), Phúc Khang An 2 trái, Nguyễn Quang Bình 2 trái, Ngô Văn Sở 1 trái và dặn Phúc Khang An báo cho viên Quốc vương: "Vải sinh sản ở phương nam, chắc nước An Nam cũng có thứ này, nên xem thường, không cho là quí. Nhưng ở kinh đô không có, mỗi năm từ phía nam Mân (tỉnh Phúc Kiến) hiến dâng, hết sức quí trọng. Không phải Vương, Công, đại thần thân cận thì không được hưởng của lạ này. Nay đặc biệt gửi theo đường trạm ban thưởng. Đây là ơn ngoại lệ của Hoàng đế."(CD 02-7-CL55; 11-8-1790).
Việc đón tiếp được coi trọng, nên nhiều tỉnh thành cũng lợi dụng tiêu phí quá mức. Khi đoàn đến Giang Tây thì có truyền đơn tố cáo: có nơi mỗi ngày chi tiêu đón tiếp tới 4.000 lượng bạc. Càn Long tức giận: "Cái tệ phí phạm xa xỉ, khai gian, tiêu bừa,...Lối phù hoa giả mạo, tật xấu này thường xảy ra như vậy. Trẫm vốn biết, nên không thể không triệt để tìm căn do." (CD 25-6-CL55; 05-7-1790). Rồi giao trách nhiệm cho Phúc Khang An truy cứu để trị tội: "Việc xa xỉ tiền bạc này phần lớn do các quan lại địa phương tiêu pha phung phí hoặc do quan hộ tống hạch sách, còn Phúc Khang An, Nguyễn Quang Bình thực ra chẳng hưởng gì. Lệnh cho Phúc Khang An phải tra rõ sự tiêu phí khởi đầu từ đâu, tâu rõ, không được bao che."(CD10-6-CL55;21-7-1790).    
Theo lịch trình, trước khi đến kinh đô, đoàn đến Nhiệt Hà và dự lễ tiếp trà ở Lương Hương (8).Tại đây, Càn Long cử viên Tả Thị lang Bộ Lễ Đức Minh đến nghênh tiếp, sai Kim Giản (chức Nội vụ phủ Tổng quan đại thần) phái 1-2 tên trà phòng thị vệ mang trà đến, "đợi viên Quốc vương tới nơi ban trà để tỏ lòng sùng ái".
* Tại kinh đô: Ngay từ khi đoàn chưa khởi hành, Càn Long đã lệnh cho Phúc Khang An báo trước để Quang Trung biết, khi đến kinh đô sẽ được đón tiếp theo nghi thức đặc biệt: "Lần này Quốc vương đến kinh đô chiêm cận, Hoàng đế cho là việc tốt đẹp, nên khi Quốc vương vào triều kiến, dùng lễ "bảo kiến thỉnh an"(9) Đây là sự đặc biệt thi ân, chỉ có các vị đại thần đầy công trạng mới được hưởng đặc ân này. Quốc vương được mời làm lễ trọng này là một sự vinh sủng hiếm có." (CD 10-01-CL55, 23-02-1790). Và ban tặng đai màu vàng khi đến chúc thọ: "Theo thể chế của thiên triều thì các Tôn thất Phiên thần mới được đặc biệt đeo loại đai này. Nay Quốc vương được đặc biệt ưu đãi, các Phiên thần thân cận cũng khó thấy được vinh dự như vậy. Hãy dụ một cách rõ ràng, cặn kẽ như thế, để viên Quốc vương cảm thấy sự ngoại lệ ban ơn." (CD 11-01-CL55, 24-02-1790).
Ngày 11-7 CL55 (20-8-1790), Càn Long ngự tại Quyển A thắng cảnh triều kiến và ban yến tiệc cho các đoàn Mông Cổ, Miến Điện, Đài Loan, Xiêm La, An Nam...Riêng Quốc vương Nguyễn Quang Bình, Càn Long còn tặng thơ ngự chế, trong đó xác nhận việc xóa bỏ lệ cống người vàng:
           Sơ kiến hồn như cựu thức thân
           Y cổ vị văn lai Tượng Quốc
           Thắng triều vãng sự bỉ kim nhân.
(Tuy mới gặp nhau lần đầu mà như đã quen thân nhau từ trước
Từ xưa chưa từng nghe Quốc vương nước Nam đến chiêm cận
Nay ta khinh ghét lệ cống người vàng, chuyện cũ do triều thua (10) bày đặt.)
Hơn 2 tháng tại kinh đô, đoàn Quang Trung được mời đến, chủ yếu là dự lễ khánh thọ Càn Long 80 tuổi, tham dự yến tiệc, du ngoạn...mà thôi.
Ngày 13-8 (21-9-1790), các đoàn dự lễ khánh hạ tại điện Thái Hòa, tuyên đọc biểu văn, lễ hoàn tất. Ngày 20-8 (28-9-1790), Càn Long còn mở yến tiệc tiếp Quốc vương An Nam tại điện Quang minh chính đại. Ngày 29-11-Canh Tuất, Quang Trung về đến trấn Nam quan, dự lễ tiễn biệt.
  Giả vương Quang Trung. Càn Long chiêu dụ Quang Trung đến kinh khuyết chiêm cận và dụng công nghênh tiếp, chỉ là đón tiếp một giả vương. Dĩ nhiên, Cao tông thực lục không ghi chép chuyện này, nhưng sử 2 nước Việt, Trung (Đại Nam chính biên liệt truyện, triều Nguyễn và Thanh thông giám, Trung Quốc) đều công nhận đó là sự thực. Thanh thông giám chép: "Quốc vương An Nam mà Càn Long thấy lần đầu, coi như đã quen thân từ trước, thực ra là một người dung mạo giống Nguyễn Quang Bình, tên Phạm Công Trị, cháu ngoại của viên Quốc vương này!". (11)
Nhà Bảo tàng Văn hóa dân gian Huế, đã phát hiện 2 tấm bia đá tại làng Phò Ninh (Huyện Phong Điền, TT Huế). Qua phân tích, đối chiếu tư liệu, có kết luận tạm thời: Đây là bia mộ của Bà Hoàng Thị Nghĩa, vợ Thái úy Phạm Công Hưng, anh em ruột của Bà Phạm Thị Liên, vợ của Quang Trung. Bà Nghĩa là mẹ của Đại đô đốc Trị An Hầu, đóng dinh tại kinh thành Phú Xuân. Trị An Hầu chính là Phạm Công Trị, làm giả vương Quang Trung.

P.T.T

Các tin khác