1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Phương pháp đánh giá

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐỌC
TÁC PHẨM VĂN HỌC CỦA HỌC SINH

TS. Hoàng Thị Huế

Trường ĐHSP Huế

1. Vai trò của hoạt động đánh giá đối với việc học tập

Trong công tác đào tạo sư phạm, đổi mới cách thức, phương pháp dạy học có hiệu quả đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giáo dục ở phổ thông và yêu cầu của xã hội trong thời kỳ hội nhập là một mục tiêu cấp thiết. Trong đó đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách đánh giá là một nhân tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng đào tạo.

Đổi mới cách đánh giá không phải chỉ dừng ở những khái niệm lý thuyết mà phải biết dựa vào hoàn cảnh cụ thể để có những phương pháp, biện pháp, phù hợp với bản chất việc học và mục tiêu học tập.

Một vấn đề mà bất kỳ giáo viên nào khi đứng lớp đều băn khoăn trăn trở là làm thế nào, bằng cách nào để có thể truyền đạt kiến thức đến học sinh một cách tốt nhất, hiệu quả nhất, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các em, tăng thêm kiến thức và hiểu biết về nội dung bài học...vv. Muốn đạt được những mục đích đó, ngoài sự nỗ lực tìm tòi đổi mới phương pháp, cách thức truyền thụ kiến thức của người giáo viên, còn phải kể đến một nhân tố quan trọng trong quá trình dạy học là đối tượng học sinh. Ngoài phương pháp giảng dạy, chất lượng dạy - học còn phụ thuộc vào công tác kiểm tra đánh giá. Để một giờ dạy học đạt chất lượng, hiệu quả cần phải có sự hợp tác, phối hợp tốt giữa giáo viên và học sinh. Bởi theo L.X. Vưgôtxki hoạt động học về bản chất là một quá trình “tự mình nỗ lực tiến hành hoạt động khám phá các thuộc tính của đối tượng học, chiếm lĩnh chúng” [3;120], vì vậy nó mang đậm dấu ấn chủ thể người học, mang tính sáng tạo và tự lực. Muốn chiếm lĩnh kiến thức, người học phải tự phát hiện, tự khám phá và nhận thức đối tượng thông qua nhiều hoạt động. Việc tổ chức dạy học bằng các dạng hoạt động nhằm kích thích, tạo điều kiện cho người học chiếm lĩnh kiến thức là một yêu cầu khá quan trọng trong đổi mới phương pháp và cách đánh giá sinh viên của người thầy giáo.

Đó là cách thức tổ chức và hướng dẫn hoạt động học, giúp người học tập trung vào mục tiêu học tập mà không bị sao lãng bởi các nội dung khác. Bằng sự hướng dẫn và đánh giá, giáo viên tạo cho học sinh động cơ học tập tích cực trên cơ sở nhu cầu và lợi ích cá nhân người học.

2. Hoạt động đánh giá trong nhà trường hiện nay

Một thực tế trong việc học của học sinh THPT do áp lực của việc tiếp nhận thông tin trong học tập nên dù đã rất nỗ lực đọc nhưng các em chưa thật sự chiếm lĩnh tác phẩm văn học một cách thấu đáo, toàn diện. Do còn chịu ảnh hưởng và bị chi phối nhiều từ sách nghiên cứu, lý luận, phê bình, sách soạn mẫu ... nên phần nhiều học sinh còn chưa phát biểu được ý kiến riêng của mình về tác phẩm văn học, tư duy độc lập chưa sâu, nói lại theo ý kiến của người khác chứ không thể hiện được những khám phá của chính mình. Điều này cho thấy thực tế các em chưa biết tự kiểm tra, đánh giá mình.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này một phần do học sinh xác lập động cơ việc học chưa sâu sắc, ít có động cơ học tập tích cực, học đối phó, thụ động, một phần cũng do giáo viên chưa thật sự đầu tư tổ chức hoạt động đọc và đánh giá một cách hiệu quả, thấu đáo, còn chung chung, sợ mất thời gian nên chỉ chú ý truyền đạt hết số lượng kiến thức cần đạt được của một bài học. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng học sinh ỷ lại, người đọc tác phẩm hay không đọc cũng như nhau, do không được kiểm tra đánh giá cụ thể, học sinh chỉ cần lắng nghe giáo viên tóm tắt tác phẩm, ghi chép cẩn thận, trả bài đầy đủ là được, trong khi cội rễ của vấn đề là ở văn bản của tác phẩm lại ít được chú ý. Thực trạng đó bắt nguồn một phần từ việc giáo viên chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể, chỉ hướng dẫn chung chung mà ít chú ý đến bảng đánh giá cho từng hoạt động học cụ thể. Vì thế hoạt động đánh giá của giáo viên rất quan trọng.

3. Đề xuất phương pháp đánh giá hoạt động đọc tác phẩm cho học sinh

Giáo viên cần có một bảng tiêu chí đánh giá nhằm hướng dẫn học sinh cách học bài học và đọc tác phẩm. Bảng đánh giá đó phải đưa ra được các chỉ dẫn liên quan đến bài học, định hướng bài học, mở ra và định hướng những nghiên cứu cho học sinh. Nó còn có thể được dùng để khai thác, phát hiện sự phong phú của nội dung bài học, có thể gợi mở những vấn đề cho một sự tranh luận.

Bảng đánh giá phải được thiết kế sao cho có thể khuyến khích được học sinh và duy trì hứng thú học tập một cách tối đa. Các tiêu chí đánh giá phải có tính mở để phù hợp với các loại bài học hoặc các kiểu cảm nhận tác phẩm khác nhau của học sinh nhằm kích thích sự ham thích tìm tòi khám phá của các em, phù hợp với các kiểu học, kiểu đọc khác nhau của nhiều đối tượng người học. Các tiêu chí hướng dẫn học và đánh giá học sinh cũng không nên bó hẹp phạm vi trong một cách trả lời duy nhất mà nên hướng đến một cách tiếp cận sáng tạo, thậm chí cả những vấn đề mà giáo viên không đề cập. Mục đích của sự đánh giá là định hướng cho người học, định hướng việc học, khuyến khích người học khám phá khai thác những ý tưởng hay, quan trọng nhằm tăng hiểu biết về nội dung kiến thức của người học và gợi mở hứng thú chứ không dẫn đến những câu trả lời sớm và mơ hồ.

Riêng với hoạt động đọc tác phẩm, có thể đánh giá dựa trên kết quá công việc của từng giai đoạn cụ thể. Nên có bảng đánh giá ngay từ giai đoạn đầu, khi mỗi cá nhân các em đọc tác phẩm. Phần này chú trọng đến kỹ năng viết, các em sẽ tự mình khám phá chiếm lĩnh tác phẩm, sau đó sẽ viết lại cảm nhận của mình theo nhiều cách thức khác nhau. Có thể theo dạng nhật ký đọc sách, hoặc là phiếu bài tập với những tiêu chí đánh giá rõ ràng, hoặc theo những hướng dẫn, gợi ý cho sẵn, có thang điểm cụ thể. Từ hoạt động viết này học sinh sẽ rèn luyện kỹ năng viết và làm việc độc lập, tự lực, sáng tạo, tự mình chiếm lĩnh kiến thức. Đây là hoạt động mang đậm dấu ấn cá nhân người học.

Để hoạt động đọc độc lập ban đầu này của học sinh đạt hiệu quả cao, giáo viên cần thiết kế bảng đánh giá theo những tiêu chí như thông tin về thư mục, thể loại, đặc trưng về nội dung và nghệ thuật, thể loại, phân tích... vv, với một số quy ước về học thuật cụ thể, có thang điểm nhằm giúp học sinh định hướng việc đọc của mình.

Sau khi tự chiếm lĩnh kiến thức, thâm nhập tác phẩm giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh thảo luận nhóm và trình bày trước lớp. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn “khám phá có trợ giúp” (assisted discovery) với sự cộng tác của các thành viên trong nhóm dưới sự trợ giúp của giáo viên. Trong hoạt động này, các em sẽ được rèn luyện kỹ năng nói, trình bày, tức cụ thể hoá những suy nghĩ, ý tưởng của mình một cách mạch lạc rõ ràng để người nghe có thể tiếp thu. Từ đây hoạt động nhận thức được đẩy lên một bậc cao hơn, những mâu thuẫn nhận thức sẽ xuất hiện và được giải quyết, những khiếm khuyết trong lập luận, lý lẽ, trong kiến thức sẽ được bổ sung và hoàn thiện, nhờ đó trí tuệ của người đọc sẽ phát triển. Hoạt động này sẽ giúp người học phát triển tư duy bậc cao vì vậy cần có những tình huống làm xuất hiện những mâu thuẫn về quan điểm, nhận thức để cùng thảo luận đi đến một câu trả lời chung. Bảng đánh giá có thể có tính chất định hướng như cốt truyện (sự kiện chính, kịch tính câu chuyện, trình tự câu chuyện, cấu trúc, điểm nút...). Bối cảnh câu chuyện (không gian thời gian, cách thể hiện, vai trò của nó...) nhân vật, phong cách tác giả, chủ đề... vv. Hoạt động thảo luận nhóm là một cách học tập có hiệu quả, bởi từ đây người học sẽ được bổ khuyết kiến thức từ bạn học, được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng làm việc nhóm dưới sự trợ giúp của giáo viên. Qua hoạt động này sinh viên sẽ thể hiện năng lực, kiến thức của mình. Bảng đánh giá của giáo viên sẽ giúp thảo luận có hiệu quả, nó giúp người học tự xây dựng công cụ nhận thức, đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đào tạo con người tự chủ năng động sáng tạo “rèn trí thông minh bằng hoạt động, thu hẹp sự cưỡng bức của nhà giáo thành sự hợp tác bậc cao” [1; 14].

Trình bày, thảo luận nhóm sau khi đọc tác phẩm là hoạt động cần thiết bởi nó giúp người đọc thực hiện nhiều dạng hoạt động như hoạt động tự nhận thức, tự chiếm lĩnh kiến thức, rèn kỹ năng viết ... sau đó là tổ chức hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ, trình bày kết quả nghiên cứu tìm tòi của mình, hoạt động giao tiếp như phân công công tác, thảo luận, chia sẻ... giữa các thành viên trong nhóm. Vì vậy học sinh rèn luyện được nhiều kỹ năng và phẩm chất cần thiết của con người hiện đại... vv.

Để hoạt động dạy học có hiệu quả, việc đánh giá đóng vai trò rất quan trọng. Trong phần này bảng đánh giá của giáo viên phải chú ý đến kỹ năng trình bày của học sinh, đó là phong cách và sự sáng tạo trong trình bày, ngôn ngữ nói, giọng điệu, thời gian, sức thu hút... vv. Đánh giá chính xác, công minh mức độ học sinh đạt được các mục tiêu học tập sẽ phát huy tối đa năng lực, sở trường của người học, nếu không sẽ gây ra sự chán nản, thiếu nỗ lực, đối phó trong học tập. Có thể trong suốt quá trình đánh giá sẽ nảy sinh một số tiêu chí mới không có trong bảng đánh giá từ ban đầu, nếu các tiêu chí này phù hợp với chuẩn mực đề ra thì vẫn dùng được.

4. Kết luận

Nói tóm lại việc vận dụng bảng đánh giá giúp học sinh làm việc tốt hơn, nhanh hơn, thông minh hơn và chuyên sâu hơn so với việc dạy học truyền thống. Bảng đánh giá phân biệt đọc cái gì và tại sao phải đọc, trình bày, xác định được cho học sinh trung tâm của mục đích đọc và học…vv. Sử dụng bảng đánh giá trong hoạt động đọc tác phẩm sẽ giúp các em đẩy mạnh chất lượng học, hỗ trợ phát triển tư duy bậc cao vì nó tích hợp các hoạt động đọc - viết - nghe - nói một cách có hiệu quả. Nâng cao kỹ năng viết, trình bày trước đám đông, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác, giao tiếp, đánh giá... Đó là những kỹ năng càng ngày càng quan trọng trong mọi lĩnh vực, rất hữu ích cho các em khi rời ghế nhà trường. Chính hoạt động đánh giá sẽ kích thích năng lực chủ động sáng tạo, khắc phục tình trạng học chay, không đọc tác phẩm, hoặc học mù mờ không rõ mục tiêu bài học. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy là đổi mới cách dạy học và cách đánh giá học sinh.

H.T.H

Các tin khác