1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Sáng tạo trong dạy học

SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC

PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC VŨ

1. Các biểu hiện của sáng tạo
Sáng tạo là một thuộc tính cơ bản của loài người và được biểu hiện khác nhau ở mỗi cá thể. Năng lực sáng tạo của con người thể hiện ở khả năng có thể tạo ra những cái mới đáp ứng được những đòi hỏi của cuộc sống mà bằng kinh nghiệm và những cái đã biết không thể đáp ứng được. Năng lực sáng tạo thường thể hiện qua các đặc trưng sau :
- Tự lực chuyển các tri thức và kĩ năng vào một tình huống mới.
- Nhìn thấy được vấn đề mới trong những biểu hiện quen thuộc.
- Phát hiện ra chức năng mới của đối tượng quen biết.
- Nhận ra được cấu trúc của đối tượng đang nghiên cứu.
- Có khả năng phát hiện nhiều lời giải cho một bài toán cụ thể.
- Biết chuyển các phương thức giải quyết vấn đề quen thuộc thành một phương thức mới.
- Có khả năng sáng tạo ra một phương thức giải quyết độc đáo.
- Biết kiểm tra, đánh giá hiệu quả cách giải quyết vấn đề của bản thân mình và của người khác.
- Biết điều chỉnh các phương án giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Tự chủ, tin tưởng vào khả năng giải quyết vấn đề của bản thân. Không nản chí trước một vấn đề khó mà phải bằng mọi cách để tìm ra được phương án tốt nhất.
Như vậy, sáng tạo có nhiều mức độ khác nhau :
- Mức độ thấp là tự chủ, tin tưởng vào cách làm của bản thân, nhận ra được cấu trúc của đối tượng, biết kiểm tra, đánh giá hiệu quả của cách làm, biết điều chỉnh phương án hoạt động.
- Mức thứ hai là nhìn thấy, phát hiện được cái mới của đối tượng quen biết, tìm được nhiều cách giải quyết cho một nhiệm vụ, biết chuyển cách làm bình thường thành cách làm mới.
- Mức cao là sáng tạo ra một phương thức giải quyết độc đáo.
Hiểu sáng tạo theo các mức như vậy, thì thấy trong thực tiễn hoạt động giáo dục nói chung và thực tiễn hoạt động giảng dạy và quản lí giáo dục nói riêng có rất nhiều cơ hội để sáng tạo. Và thực tế đã có rất nhiều tấm gương về hoạt động sáng tạo của các thầy, cô giáo và cán bộ quản lí giáo dục.
2. Điều kiện cho sáng tạo xuất hiện và phát triển
Nhiều công trình nghiên cứu và thực tiễn chỉ ra rằng bất kì lúc nào, bất kì ở đâu, năng lực sáng tạo chỉ được nảy sinh và phát triển trong quá trình giải quyết vấn đề. Cả các vấn đề trong nhận thức lẫn trong thực tiễn.
Để có sáng tạo cần có vấn đề cần giải quyết. Những mâu thuẫn, khó khăn, trở ngại .... trong học tập, trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày đòi hỏi chủ thể phải tìm cách giải quyết. Có rất nhiều trường hợp không thể giải quyết bằng phương án quen thuộc cũ, đòi hỏi phải tìm cách giải quyết khác, hoặc hoàn toàn mới. Trong những trường hợp như vậy đòi hỏi sự sáng tạo. Các vấn đề xuất hiện trong hoạt động nhận thức và lao động của chủ thể. Do vậy, điều kiện quan trọng nhất để có sáng tạo là lao động. Trong lao động sẽ nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết, lúc đó đòi hỏi phải có sự sáng tạo.
Tuy nhiên, nếu luôn bằng lòng với cách làm cũ, cách giải quyết quen thuộc, với kinh nghiệm đã có thì không có sự sáng tạo. Chỉ có luôn tích cực suy nghĩ, nung nấu với việc thay đổi, đổi mới để phát triển, để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc mới có sáng tạo. Tích cực là tiền đề của sáng tạo. Muốn có sáng tạo, trước hết phải tích cực trong cả nhận thức lẫn hành động.
Như vậy, điều kiện cho sự sáng tạo là lao động tích cực nhằm đạt chất lượng và hiệu quả cao. Rõ ràng, không thể có sáng tạo ở những nơi làm việc cầm chừng, luôn bằng lòng với hiện tại, thiếu khao khát cống hiến và vươn đến những mức cao trong nhận thức và thực tiễn.
3. Một số giải pháp tăng cường sáng tạo trong dạy học
Từ sự phân tích trên, để tăng cường sáng tạo trong dạy học có thể thực hiện một số giải pháp sau :
a) Đối với cá nhân
- Lao động tích cực. Tập trung làm việc đam mê, lao động với các mục tiêu ngắn hạn và lâu dài với những ý nghĩa cả về mặt cá nhân và xã hội là hoàn cảnh để nảy sinh sáng tạo.
- Học hỏi. Sáng tạo có thể trên cách làm cũ, từ cách hiểu quen thuộc, từ cái có sẵn. Học hỏi và vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể cũng  là giải pháp cần thiết của sự sáng tạo. Trong thực tế, ngay ở phương diện vĩ mô, việc học hỏi và vận dụng các lí thuyết đã có vào hoàn cảnh cụ thể đã mang lại nhiều hiệu quả cho việc giải quyết các nhiệm vụ to lớn. Điều đó nên xem là một trong những bài học lớn về sự học hỏi để sáng tạo.
- Tích cực vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, vận dụng tri thức vào thực tế, vận dụng các kinh nghiệm tiên tiến đã có vào hoạt động của bản thân. Trong quá trình đó, gặp nhiều vướng mắc, khó khăn cần giải quyết cho  phù hợp, cần đến sáng tạo.
- Mạnh dạn, thậm chí cả lòng dũng cảm trong thực hiện các ý tưởng sáng tạo, tất nhiên trong phạm vi kiểm soát được.
- Luôn nuôi dưỡng sự sáng tạo. Không tự bằng lòng, không tự thỏa mãn với những điều đã đạt được. Luôn luôn tìm cách tự đổi mới mình về chuyên môn và nghiệp vụ để phát triển, từ đó làm nảy sinh, đồng thời đòi hỏi sự sáng tạo.
b) Đối với tập thể : cần khuyến khích, nâng đỡ và tạo điều kiện để các ý tưởng sáng tạo được thực hiện. Trong một tập thể tồn tại sự đố kị, ganh đua, ghen ghét, gièm pha... thì không thể có đất cho sự sáng tạo. Sáng tạo chỉ xuất hiện và phát triển trong một tập thể tin tưởng, tôn trọng và giúp đỡ nhau chân tình vì sự phát triển chung và của mỗi cá nhân. Xây dựng được một tập thể như vậy chính là xây dựng môi trường cho sự sáng tạo.
c) Đối với cán bộ QLGD : nên giao việc cụ thể, cuốn hút giáo viên, cán bộ vào các hoạt động thực tiễn cụ thể của nhà trường. Các biện pháp động viên, khuyến khích, khen thưởng rất cần thiết cho việc tạo động lực sáng tạo của cán bộ thuộc đơn vị.
Như vậy, sự sáng tạo có ý nghĩa rất to lớn trong mọi lĩnh vực nói chung và trong dạy học nói riêng. Để có sự sáng tạo, cần tạo ra môi trường, sự nỗ lực của cá nhân, sự quan tâm của tập thể.

N.Đ.V

Các tin khác