1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Sinh hoạt chuyên môn ngữ văn

ĐI TAM GIANG
SINH HOẠT CỤM CHUYÊN MÔN NGỮ VĂN

NGUYỄN VIẾT AN HÒA
Trường Đặng Huy Trứ

Theo lịch sinh hoạt chuyên môn, 8 anh em chúng tôi lên xe rời Huế lúc 6g45 ngày 21.10 năm 2008.  Trong cơn mưa tầm tã, chúng tôi hối hả về Trường THPT Tam Giang cho kịp dự giờ tiết 2 (8g15). Mỗi người được lót lòng một cái bánh bao nhưng khi qua đoạn đường "đau khổ" hơn 2km từ Phong Chương về Tam Giang, trong bụng chỉ còn nửa cái! Thế nhưng những câu chuyện tiếu lâm thú vị kể cho nhau nghe trên xe đã làm  chúng tôi bớt đi những vất vả nhọc nhằn.

Ban giám hiệu và thầy cô giáo tổ Văn nhà trường đón tiếp chúng tôi rất niềm nở, chân tình. Lần nào về với Tam Giang tôi cũng có cảm giác như thế. Sân trường sủng nước mưa nhưng vườn trường vẫn xanh tươi mát mắt. Cảnh quan xanh sạch đẹp làm nhẹ lòng người. Thầy giáo BLQ trường THPT Phan Đăng Lưu tấm tắt khen cả hoa và người nơi đây đều đầy chất thơ...

Tổ Văn trường THPT Tam Giang bố trí GV dạy hôm nay là cô giáo Văn Thanh Loan, dân bản địa với hơn 20 năm kinh nghiệm, dạy bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (lớp 12 chương trình chuẩn). Trong không khí rất yên ắng, cô giáo đã vào bài bằng 2 câu thơ của Tố Hữu khá có duyên, ấn tượng:

"Nỗi niềm chi rứa Huế ơi,
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên".

Không ai bảo ai, hình như nhiều người đã nhìn ra cửa sổ để thấm cái mưa và không khí giờ học. Trên màn hình Projector hiện lên nhiều tấm ảnh chân dung và sinh hoạt của Tố Hữu cùng với dàn ý đề cương bài học. Bằng những xúc cảm chân thành, những kiến thức rất đỗi phong phú về thơ Tố Hữu, nhất là giọng đọc thơ nhiệt tình, sôi nổi... cô giáo đã làm cho bầu không khí lớp học ấm lên. Trong phần trình bày về "Con đường thơ Tố Hữu", cô giáo dành nhiều thời lượng cho việc phát vấn và đọc thơ minh họa  nên phần sau "phong cách nghệ thuật" không còn đủ thì giờ. Chúng tôi vừa thán phục trí nhớ của cô vừa thầm tiếc cho thời gian quá ngắn!, chỉ biết chép miệng: "thôi rồi Lượm ơi!". Trong giờ góp ý rút kinh nghiêm sau đó, thầy BLQ đã đùa: "Cô biết sẽ cháy giáo án, nhưng cái nhiệt tình, cái mạch cảm xúc đang tuôn tràn bốc dâng thành..cái dũng khí ngang tàng.!". Giờ học đã chấm dứt sau tiếng trống vài phút nhưng dư âm vẫn còn. Cô giáo còn dặn với: Cô sẽ  nói thêm trong buổi ngoại khóa  về  Tố Hữu sắp tới. Quả thật là cô giáo Loan say sưa, mặn mà và chu đáo với bài dạy tâm đắc.

Nghỉ giải lao 15 phút xong, chúng tôi bắt đầu sinh hoạt chuyên môn cụm Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền. Mở đầu, cô chuyên viên Văn của Sở GDĐT đã trao đổi, chia sẻ 8 vấn đề liên quan đến kế hoạch sinh hoạt cụm, việc thực hiện chương trình, việc giảng dạy giờ tự chọn, việc thi học sinh giỏi lớp 12... Đặc biệt chú trọng việc làm đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới PPDH, vấn đề giảng dạy môn Ngữ văn đúng đặc trưng bộ môn. Sau khi thảo luận các vấn đề trên một cách hết sức nghiêm túc mà thân thiện, các thầy cô chuyển sang phần hai là góp ý rút kinh nghiệm giờ thao giảng vừa dự.

Trước hết, người dạy tự nhận xét giờ dạy của mình. Cô giáo Loan thật khiêm tốn, không mấy bằng lòng về kết quả đạt được vì giờ dạy bị "cháy". Thật ra, bài này theo chương trình cũ (từ năm ngoái về trước) được bố trí dạy 2 tiết. Cho nên giáo viên tiếp cận chương trình mới, khó lòng gói gọn trong một tiết được. Mặt khác, cái bệnh "mãn tính" chung của giáo viên Văn là rất dễ say khi có bài tâm đắc. Tất nhiên say mà tỉnh thì quá quí rồi! (Chỉ sợ say mà nói dài, nói dai, rồi nói dại.. thì nguy). Cô Loan chỉ say khi đọc thơ để minh họa cho các nội dung luận điểm thôi. Học trò và cả người dự giờ đều nghe rất... sướng tai, chăm chú, và cô giáo được thể, càng lúc càng hứng thú... (ngược lại, có không ít giáo viên lại tỏ ra quá tỉnh táo đến mức như bị lãnh cảm trong giờ dạy Văn).

Trong quá trình dạy, cô giáo có hai lần sử dụng sơ đồ hệ thống hóa, củng cố kiến thức cho HS với hai nội dung chính là con đường thơ và phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Đây là một việc làm tốt và CNTT đã hỗ trợ khá tốt trong việc này. Giá như cô phân bố thời gian hợp lý hơn cho từng nội dung bài dạy, chú ý đâu là diện, đâu là điểm để khai thác, cho từng nhóm học sinh giới thiệu ngắn gọn các tập thơ của Tố Hữu thì giờ dạy chắc sẽ thành công hơn. Có chừng 10 ý kiến của quí thầy cô tham gia phát biểu góp ý một cách chân tình, cởi mở, nhẹ nhàng, vui vẻ.

Buổi sinh hoạt chuyên môn của cụm phía Bắc thành phố Huế ở trường PTTH Tam Giang nhìn chung, thật  lý thú. Anh chị em giáo viên "vùng quê" chúng tôi thân thiện, thật thà chuyện trò rất... chất phác, hiền hòa, mà không kém sôi nổi. Nhất là trong buổi cơm trưa "cây nhà lá vườn", nhiều giọng ca, ngâm của quí thầy cô sở tại, của Hương- Phong- Quảng góp lại, ai ngờ mượt mà, đậm đà đến thế, xem ra có thể đạt giải cấp... xã, huyện trở lên!

Chiều, trời vẫn mưa tầm tả nhưng chúng tôi phải tạm biệt mái trường Tam Giang thân thương. Hẹn gặp lại trong những lần giao lưu, sinh hoạt khác.

Huế, tháng Đông Mậu Tý (2008)
N.V.A.H

Các tin khác