1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Tham khảo lịch sử của Nguyễn Chí Thanh

THAM KHẢO TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN CHÍ THANH ĐỂ GIẢNG DẠY LỊCH SỬ

PHẠM HỒNG VIỆT

Thời đại Hồ Chí Minh đã sản sinh cho lịch sử dân tộc Việt Nam nhiều nhân vật xuất chúng, trong đó có Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Nguyễn Chí Thanh là nhân vật lịch sử ở thế kỷ XX và thế hệ trẻ cần được học, được biết, được yêu mến - kính trọng Nguyễn Chí Thanh qua các bài học lịch sử. Điều này không chỉ hoàn toàn phù hợp với sự công bằng lịch sử mà còn rất có ý nghĩa trong nhiệm vụ đào tạo - giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên trong bài viết này, chúng tôi không bàn luận về Nguyễn Chí Thanh như là một nhân vật lịch sử mà chỉ xin đề cập đến vấn đề người giáo viên lịch sử có thể tìm thấy trong cuộc đời, trong tác phẩm của Nguyễn Chí Thanh nhiều sự chỉ dẫn cần thiết, có giá trị giúp ích cho việc giảng dạy lịch sử ở bậc Trung học phổ thông.

1. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Nguyễn Chí Thanh nêu một tấm gương sáng về sự nhận thức sâu sắc những giá trị truyền thống về lịch sử - văn hóa dân tộc

Trong tư tưởng, trong tâm hồn và trong tình cảm Nguyễn Chí Thanh thể hiện sự nhận thức nhuần nhuyễn và sâu sắc những giá trị văn hóa - lịch sử dân tộc. Điều này rất dễ nhận thấy khi đọc những trang viết của ông: "Cháu chắt của chúng ta sẽ kể lại chuyện cha anh mình đánh Mỹ, cứu nước một cách say sưa, rôm rả như kể chuyện thần thoại "Thạch Sanh bắn đại bàng cứu nàng công chúa..."; "Ngày xưa ông cha ta mơ ước tìm thấy một sức mạnh thần kỳ ở nơi con ngựa sắt của Phù Đổng Thiên Vương để đánh đuổi quân ngoại xâm..."; "Dân tộc ta trong cuộc thử thách nghiêm trọng" của những năm tháng đánh Mỹ cứu nước, "tất cả đều nô nức diệt thù, cứu nước, cứu nhà với một tinh thần dũng cảm, ngoan cường và thanh thản lạ thường giống hệt tư tưởng, tình cảm vĩ đại và phong cách cao quý của Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Trương Định và Hồ Chí Minh".(1)

Nhận thức về truyền thống giữ nước của dân tộc, Nguyễn Chí Thanh chỉ rõ: "Lịch sử dân tộc ta đã trải qua nhiều giai đoạn thử thách rất gay go, ác liệt. Trước bao nhiêu kẻ xâm lược hung ác, dân tộc Việt Nam đều vùng lên, đánh thắng không chịu thua. Dân tộc chúng ta đã từng đánh quân nhà Nguyên, quân nhà Minh, nhà Thanh, đánh phát xít Nhật, thực dân Pháp,...và đã đánh là đánh đến cùng..."(2). Những giá trị truyền thống của dân tộc đã góp sức mạnh cho hiện tại để nhân dân ta làm tốt nhiệm vụ giữ nước và dựng nước. Nguyễn Chí Thanh viết: "Quân đội và nhân dân ta kế thừa sâu sắc truyền thống của cả một dân tộc anh hùng...Mỗi một chiến sĩ, mỗi một người dân ta đều ít hay nhiều có mang theo tinh thần cao cả của Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Trương Định, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám..."(3)

Nhận thức nhuần nhuyễn những giá trị lịch sử - văn hóa dân tộc và biến nó thành sức mạnh cho đời sống hiện tại, Bác Hồ, Nguyễn Chí Thanh..., các nhà lãnh đạo đất nước ta trong thế kỷ XX đã làm như vậy. Đây là bài học sâu sắc cho mọi người. Đây cũng là bài học rất sâu sắc cho những người làm công việc giảng dạy lịch sử. Từ bài học này, người giáo viên lịch sử càng có thể nhận thức rõ hơn ý nghĩa nghề nghiệp của mình, hâm nóng thường xuyên nhiệt tình và ý thức của việc giảng dạy lịch sử và giúp cho những bài giảng lịch sử của họ "có hồn" và dồi dào sinh khí.

2. Vận dụng ý kiến của Nguyễn Chí Thanh để giải đáp nguyên nhân những thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX 

Các bài giảng về lịch sử dân tộc ở thế kỷ XX đã chỉ rõ Cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: Cách mạng tháng 8.1945 thắng lợi; Kháng chiến chống Pháp thắng lợi; Kháng chiến chống Mỹ thắng lợi...Và bài giảng, sách giáo khoa cũng đã dừng lại để phân tích cho học sinh hiểu rõ nguyên nhân thắng lợi. Việc giúp học sinh hiểu rõ nguyên nhân của các thắng lợi nói trên có ý nghĩa rất to lớn trong nhiệm vụ giáo dưỡng và giáo dục, bồi dưỡng cho tuổi trẻ hiểu được bản chất lịch sử dân tộc, có tư tưởng, tình cảm và những nhận thức đúng đắn trong mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại từ việc rút ra được các bài học lịch sử cần thiết.

Nhưng để đạt được hiệu quả nói trên, bài giảng không nên chỉ làm việc thông báo qua loa, lấy lệ một cách công thức. Trái lại cần thiết có sự phân tích nguyên nhân các thắng lợi đó một cách sâu sắc về lý trí cũng như về tình cảm giống như Đại tướng Nguyễn Chí Thanh thường phân tích.

Nếu không tính đến tác động tích cực của phong trào cách mạng quốc tế, mỗi thắng lợi của phong trào cách mạng Việt Nam kể từ khi có Đảng lãnh đạo, thông thường có ba nguyên nhân: Đảng do Hồ Chủ tịch lãnh đạo tài tình; nhân dân ta yêu nước; bộ đội ta anh dũng - hy sinh; Đúng là như vậy, nhưng theo Nguyễn Chí Thanh không thể tách rời mà phải thấy mối liên hệ mật thiết giữa ba nguyên nhân nói trên. Nguyễn Chí Thanh viết: "Ba nguyên nhân ấy là ba cái khác nhau, nhưng "như cỗi với cành", nó dính liền với nhau, giúp đỡ, thúc đẩy, ảnh hưởng qua lại cùng nhau. Cái nào cũng quan trọng cả".(4)

Khi nói về các nguyên nhân kể trên, các sách giáo khoa lịch sử có nhận xét "đường lối lãnh đạo đúng đắn là nguyên nhân quan trọng nhất". Về điều này, Nguyễn Chí Thanh phân tích: "Từ trong đường lối đúng đắn của Đảng đã toát ra một sức mạnh tinh thần. Sức mạnh ấy tác động vào cuộc đấu tranh, đã sáng tạo nên lực lượng vật chất cần thiết để chiến thắng kẻ thù..."(5). Đường lối đúng đắn đã tạo nên được khối đại đoàn kết toàn dân, một điều kiện có ý nghĩa quyết định cho mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam. Nguyễn Chí Thanh viết: "Đoàn kết thắng lợi tức kháng chiến thắng lợi. Trong cuộc vật lộn giữa ta và địch, chúng bị một "keo" nặng nề hơn cả và không bao giờ cất đầu lên được là cái "keo" không chia rẽ được dân tộc ta, mà ta thì càng đánh càng thêm đoàn kết". (6)

Các bài giảng lịch sử cần giúp học sinh thấm nhuần được quan điểm của Nguyễn Chí Thanh về sức mạnh của nhân dân - một trong những nguyên nhân quan trọng đảm bảo cho cách mạng thắng lợi: "Dân là cái vốn cách mạng quý nhất, quý hơn tất cả. Vì còn dân thì nước còn. Mất dân thì nước mất"(7). Thật là cảm động khi đọc những trang viết của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh về lòng yêu nước của nhân dân ta trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước: "Cả nước một lòng, 31 triệu đồng bào ta vùng lên chống Mỹ cứu nước, tiền tuyến lớn và hậu phương lớn hiệp đồng chiến đấu. Dân tộc ta trong cuộc thử thách nghiêm trọng này, đang sống những ngày cách mạng sôi nổi nhất, lạc quan nhất, đầy tự hào nhất về sứ mạng lịch sử đối với dân tộc mình và đối với cả loài người tiến bộ. Trẻ em khôn trước tuổi, người già như trẻ lại, phụ nữ đảm đang tất cả mọi việc từ đồng áng đến quân cơ, thanh niên tiến ra mặt trận với đội ngũ trùng trùng điệp điệp, coi cái chết vì nước nhẹ hơn lông hồng, người chết yên nghỉ sau khi đã làm trọn nhiệm vụ vẻ vang, người sống đua tài, thi sức giết giặc, lập công; tất cả đều nô nức diệt thù, cứu nước, cứu nhà với một tinh thần dũng cảm, ngoan cường và thanh thản lạ thường..."(8)
Trong cách nhìn của Nguyễn Chí Thanh, sức mạnh và nhiệt tình yêu nước của nhân dân không chung chung, trừu tượng mà rất cụ thể, sinh động. Sức mạnh đó được diễn đạt bởi một trí tuệ sáng suốt và một tâm hồn cháy bỏng tình yêu đối với nhân dân. Và đấy là chính cái mà người giáo viên lịch sử có thể học ở Nguyễn Chí Thanh khi giảng về lịch sử dân tộc nói chung và khi giảng về nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng 8.1945, của Kháng chiến chống Pháp và Kháng chiến chống Mỹ trong thế kỷ XX.

3. Vận dụng ý kiến của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh để giúp học sinh hiểu rõ một số sự kiện lịch sử cụ thể    

Ngày ra đời của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (22.12.1944) là ngày ra đời của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Khi giảng về sự kiện này, có thể trích dẫn ý kiến phân tích của Nguyễn Chí Thanh để tuổi trẻ hiểu sâu sắc hơn bản chất của quân đội cách mạng do Hồ Chí Minh sáng lập. Sách giáo khoa Lịch sử 12 hiện hành viết: "Ngày 22.12.1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập". Sau khi thông báo sự kiện nói trên, giáo viên có thể giải thích thêm cho học sinh hiểu là ngay từ khi mới ra đời và suốt trong quá trình trưởng thành, Quân đội Nhân dân Việt Nam gắn bó chặt chẽ với Đảng, với Dân. Không có Đảng và không có Dân, không vì Đảng và không vì Dân thì không có sự kiện ngày 22.12.1944. Vì lẽ ấy mà Nguyễn Chí Thanh gọi nhân dân Việt Nam là mẹ của Quân đội và gọi Đảng Cộng sản Việt Nam là cha của Quân đội. Ông viết: "Nhân dân Việt Nam, người mẹ trìu mến đã đẻ ra nó (Quân đội), chắt chiu từng hạt gạo, từng mảnh vải, nuôi nó lớn lên nhanh như thổi. Đảng - đứng đầu là Hồ Chủ tịch, là người cha, người thầy vĩ đại đã dày công rèn luyện, đưa đường chỉ lối cho nó (Quân đội) vượt qua trăm núi nghìn sông mà vẫn chân cứng đá mềm. Do đó, khó khăn nào nó cũng vượt qua, kẻ thù nào nó cũng đánh thắng, nhiệm vụ nào nó cũng hoàn thành. Thật là "công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".(9)
Nguyễn Chí Thanh viết rất hay về Chiến thắng Hòa Bình của quân đội ta cuối năm 1951 đầu 1952. Bài giảng lịch sử sẽ rất sinh động khi trong bài giảng này giáo viên vận dụng khéo léo và hợp lý bài viết của Nguyễn Chí Thanh.
Sách Giáo khoa Lịch sử 12 hiện hành thông báo về "Chiến dịch Hòa Bình đông - xuân 1951 - 1952": "Hòa Bình là cửa ngõ nối liền vùng tự do với đồng bằng Bắc Bộ qua Chợ Bến, là mạch máu giao thông giữa Việt Bắc với Liên khu IV (chỉ bản đồ). Ngày 9.11.1951, Đơlát Đơ Taxinhi sử dụng một lực lượng quân cơ động lớn tiến đánh Chợ Bến; đến ngày 14.11 tiến đánh Hòa Bình". Bài giảng có thể tiếp tục bằng cách dẫn ra các đoạn viết của Nguyễn Chí Thanh: "Sau khi địch đánh ra Chợ Bến, Hòa Bình vài hôm, Trung ương và Hồ Chủ tịch phân tích: Việc địch đánh rộng ra Hòa Bình biểu hiện cái thế lúng túng, bị động của chúng. Việc địch đánh ra Hòa Bình đã tự tạo thêm điều kiện cho ta tiêu diệt chúng. Theo lời Hồ Chủ tịch: "Đây là một cơ hội hiếm có" mà chúng ta cần phải tranh thủ để tiêu diệt địch, đẩy mạnh du kích chiến tranh". Lệnh Người ban xuống, tiếng súng chiến thắng Chợ Bờ, Thu Cúc mở màn...Ta đã tiến công địch khắp trên chiến trường Bắc Bộ, đánh mạnh vào sông Đà, Ba Vì ở Sơn Tây; thọc sâu xuống Bắc Ninh, đường số 18, vượt sông Đáy đánh ngang vào Phát Diệm..."(chỉ bản đồ)(10). Sau khi thông báo (kết hợp với chỉ bản đồ), bài giảng cho lớp học biết: "Chiến dịch Hòa Bình kết thúc sau hơn ba tháng chiến đấu, ta giải phóng hoàn toàn khu vực Hòa Bình - Sông Đà rộng hơn 2000 km2 với 15 vạn dân; các căn cứ du kích của ta được mở rộng từ Bắc Giang xuống Bắc Ninh, tới sát đường số 5, qua Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình" (Sách Giáo khoa 12). Giáo viên có thể dẫn lời Nguyễn Chí Thanh để kết luận về sự kiện nói trên: "Đưa quân ra đánh Chợ Bến, Hòa Bình, Đơ Taxinhi đã làm một việc là đào cái hố để chôn đội quân viễn chinh trên chiến trường sông Đà, Ba Vì, Trung Du, Phát Diệm..."
                       *        *
                           *
Trên đây chỉ là một ví dụ về việc đọc tác phẩm Nguyễn Chí Thanh để phục vụ việc giảng dạy lịch sử. Tác phẩm của Nguyễn Chí Thanh còn có thể giúp ích cho việc giảng dạy nhiều sự kiện lịch sử khác như các sự kiện trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đặc biệt là tác phẩm của Nguyễn Chí Thanh rất bổ ích đối với việc bồi dưỡng tình yêu sâu sắc đối với lịch sử dân tộc - một trong những điều kiện quan trọng nhất cho sự thành công của người giáo viên lịch sử.
P.H.V

Các tin khác