1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Thâu dưa món

THẨU DƯA MÓN

NGUYỄN CẢNG

Ở Huế, ngày Tết có dưa món ăn với bánh tét thích hợp với khẩu vị ngày xuân dù mưa gió tầm tã đi nữa cũng là món ngon đầy ấm cúng. Dưa món là món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết:

"Cỗ bàn nhiều chẳng làm chi
Đón xuân dưa món cớ gì lại không".

Thứ dưa do các món góp lại: đu đủ xanh, củ cải, cà rốt, kiệu, su lơ, ớt tươi... Ớt phải chọn quả dài chín đỏ, kiệu phải đúng lứa còn các món trên đều được gọt vỏ cắt mỏng vừa vừa, tỉa gọt thành những bông hoa đơn giản. Tất cả các món đó đem phơi nắng cho khô, càng khô càng tốt. Kinh nghiệm dân gian:

"Nắng to phơi dưa mới khô
Còn như ủ dột xem như hỏng rồi".

Thời tiết xứ Huế những tháng giáp Tết, mọi người sắm sửa làm dưa lại gặp những ngày "sáng nắng chiều mưa" rổ dưa đem phơi ngoài trời phải canh chừng, khi mưa lo đem vào, đi xa dặn lại người ở nhà coi chừng mưa... Nếu bị nước mưa thấm vào, dưa sẽ ngấm nước, nhăn úng lên chỉ còn cách quạt lò than hồng đem dưa ra lấy khô, nhưng sấy hết than hết củi mà mấy lát dưa nhàu nhàu mềm mềm làm sao ấy, không được như dưa khô queo khô quắt phơi ngoài nắng. Cuối cùng cho vào thẩu đổ nước mắm và thêm đường vào. Thẩu dưa phơi gặp nắng tốt, nắng vàng che phủ các lát dưa. Các lát dưa đầy nắng gió đó được dầm nước mắm đường màu hổ phách, màu cách gián, ăn vào nghe giòn rụm hanh thông cát tường như ý vui vẻ đón xuân:

"Loại dưa nhiều món xưa nay
Ăn cùng bánh tét ngày xuân đậm đà".

Món ăn nặng nghĩa tình đôi khi cũng làm cho cuộc sống thêm thi vị, vơi đi nỗi nhọc nhằn bôn ba lo phiền. Hạnh phúc không phải tìm ở chân trời góc bể, ở gác tía lầu son, ở cao lương mỹ vị, mà ở chỗ:

"Dưa món đạm bạc ngày xuân
Niềm vui cuộc sống đơn sơ vô cùng"

Một nhà nho xưa đã từng nói như vậy. Cũng đúng thôi, trong thẩu dưa món vừa có cái tình, cái đức của con người, cái thái hòa của trời đất. Cho nên, câu ca của người xưa còn truyền tụng cho dù không văn vẻ hoa mỹ, lóc cóc trên đường làng của câu thơ, nôm na lúng túng trong vần điệu nhưng cũng được truyền tụng trong các bà nội trợ lớn tuổi ngày nay ở Huế:

Nước mắm nấu chín, đường để nguội
Đu đủ, cà rốt đi chung kiệu
Ớt tươi, củ cải lại kèm su lơ
Các món phơi khô dầm vào thẩu
Muốn thêm thì có đậu phụng rang
Ngâm cho thấm thía mới đem dùng
Món ni mùi vị cũng từng
Ngọt bùi mặn nhạt lại cùng chua cay.

N.C

Các tin khác