1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Thầy trò

THẦY TRÒ

Phan Kế Bính

Học trò học nghề hay là học chữ, ở với người dạy cho mình đều có nghĩa thầy trò. Học trò phải kính trọng thầy, phải quí mến thầy, mà nhất là thầy dạy học chữ lại phải kính trọng hơn nữa.
Học trò khi mới vào học gọi là nhập môn, phải kiếm buồng cau lạy yết kiến thầy hai lạy. Lúc học gặp khi mồng năm ngày tết như Tết Nguyên Đán, tết Thanh Minh, tết Đoan Dương, tết Trung Thu, mùa nào thức ấy, hoặc cặp gà thúng gạo, hoặc đường mứt bánh trái, hoặc năm ba quan tiền, tuỳ tình đa thiểu mà đem đến lễ thầy.
Khi nhà thầy có việc, hoặc việc hiếu, hoặc việc hỉ, hoặc khi có kỵ, học trò cũng kiếm lễ vật đến lễ, và giúp đáp công việc cho nhà thầy.
Cả bao nhiêu học trò hội lại gọi là hội đồng môn. Hội đồng môn của thầy lập ra, hoặc của học trò hội lại mà đặt ra. Thầy xem trong môn sinh ai là người hiển đạt hơn hoặc có tuổi hơn thì bầu làm Trưởng tràng để đứng đầu mà coi sóc việc môn sinh. Lại bầu một người làm Giám tràng để hiệp trợ với Trưởng tràng. Ngoài nữa thì liệu xem ai là người mẫn cán đặt ra năm bảy người hoặc mươi mười hai người Cán trường, để giúp cho trưởng giám, mà coi công việc chạy chọt vành ngoài.
Thầy đặt ra trưởng, giám, cán, phải có chữ của thầy, thì đồng môn mới phục tùng. Khi thầy có việc cần đến đồng môn phải giúp thì thầy bảo qua với Trưởng, Giám một tiếng. Trưởng, Giám tuân lời thầy đặt tờ cho Cán tràng. Cán tràng lại thông báo cho các mon sinh hội lại bổ bán mà giúp đỡ cho thầy.
Khi cha mẹ thầy mất, đồng môn cũng phải hội giúp thầy ít tiền, và phải sửa lễ phúng viếng đưa đón phân minh. Đến khi thầy hoặc vợ thầy mất thì đồng môn phải xử trọng thể hơn, mà phải phục tùng quyền thế huynh là người kế tự của thầy. Phái bổ bán mỗi người năm bà đồng bạc để giúp cho thế huynh. Lúc đưa ma, hết thảy môn sinh phải khăn trắng áo trắng đưa đến huyệt, lạy tạ bốn lạy mới trở về. Về đến nhà, hội họp với nhau để giết bò giết lơn tế thầy một tuần.
Môn sinh cũng phải để tang thầy học ba năm song không phải phục tang chế, gọi là tâm tang, nghĩa là để tang trong bụng mà thôi.
Trong môn sinh thể thống rất nghiêm, ai đã vào học đều phải đóng đồng môn cả. Hễ ai bỏ không đóng góp hoặc ai trái lễ phép với thầy. Trưởng, Giám tràng có phép bắt bớ cùm trói, cho nên có câu rằng: môn sinh tiểu triều đình.
Từ sau mỗi năm đến ngày giỗ thầy hoặc vợ thầy, đồng môn phải biện lễ đem đến lễ giỗ. Hoặc nhà thầy suy đồi đi rồi, không có người kế tự thì đồng môn họp ở nhà Trưởng tràng mà làm lễ giỗ thầy và vợ thầy. Giữ giỗ cho đến hết đời thì thôi.
Có nơi môn sinh đóng tiền làm nhà thờ thầy và tậu đất ruộng để làm ruộng kỵ, cức năm năm lấy hoa lợi mà cúng vào việc cúng giỗ cho khỏi phải đóng tiền. Nơi ấy học trò thường đời đời nối dõi giữ giỗ ông thầy và vợ thầy.

Trích Việt Nam phong tục
NXB. TP. HCM, 1995.

Các tin khác