1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Tiễn con

TRANG TỰ SỰ "TIỄN CON"
TRONG THƠ LÊ ĐÀO THU VŨ

TS. HOÀNG THỊ THU THỦY

Thơ là trữ tình, là xúc cảm, là một mảnh, một phiến đoạn của cảm xúc. Vậy mà đọc bài thơ Tiễn con** của Lê Đào Thu Vũ như đọc một câu chuyện, một nỗi lòng, một lời tâm sự, một trang tự sự về một nỗi nhớ thương con, lo cho con trong ngày tiễn con đi học. Đọc bài thơ mà thấy nhớ con, con còn bé hay đã trưởng thành lớn khôn thì con đi xa là nhớ. Nhớ tiếng, nhớ hình, nhớ mùi thơm, nhớ tiếng chân con, nhớ lời chuyện trò ríu rít, nhớ quá, nỗi lòng cứ trăn trở, cứ giãi bày, cứ tự sự; là thơ, là văn, là tiếng lòng, là lời tâm sự, là NHỚ CON!
 TIỄN CON
Lê Đào Thu Vũ
Con trở lại trường, nhà mình thừa thêm một chỗ
Chị con còn ở xa, trống vắng ập vào nhà
Căn phòng thiếu tiếng con và ánh đèn quen thuộc
Phòng máy ít thêm một người dùng...
Ba mẹ nhớ thương con
 
Bữa cơm tối nhà mình mâm ít đi một bát
Mẹ đỡ vất vả hơn vì bát canh, cốc sữa cho con
Nhưng mẹ lại rất buồn
Vì chẳng được lo điều ấy
Khuôn mặt mẹ bần thần trong mỗi bữa làm cơm
 
Mỗi buổi tối muộn về
Ba không còn lý do
Để chờ nghe tiếng chó vẫy đuôi mừng
Và tiếng con kéo cửa
Dép loẹt quẹt cầu thang, con ríu rít đã về
 
Hạ vội vã trôi đi, trời vào Thu nhanh quá
Con ra trường lụi cụi một mình con
Khi trái gió trở trời chẳng có ai bên cạnh
Mẹ canh cánh nỗi niềm ăn ngủ có đều không?
Bao cạm bẫy cuộc đời... ba dằng dặc niềm lo
 
Từ mái ấm nhỏ nhoi, giờ con ra trời rộng
Theo đuổi những ước mơ để tới tận vô cùng
Cuộc đời thì mênh mông mà sức người có hạn
Phải biết chắt chiu, dành dụm mới nên người
 
Cầu cho con được chân cứng đá mềm
Đi đâu cũng lòng mẹ cha nâng bước
Đâu cũng vậy, gia đình là mơ ước
Mọi ghềnh thác cuộc đời con biết vượt qua thôi
 
Chiều sân ga, bè bạn đến cả rồi
Chuyện ríu rít làm dãn dài nỗi nhớ
Tiếng còi tàu vang lên, con tàu dần chuyển bánh
Đứng ở cuối hàng người... mẹ dụi mắt trông theo.

"Con trở lại trường..." Tiễn con lần này là lần thứ mấy? Con trở lại trường, nghĩa là con đã quen đi xa, con đã xa trường trong ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết, nay con trở lại trường. Vậy là lần đưa tiễn này không phải lần đầu, thế mà cứ trống vắng, cứ bồi hồi, cứ nhớ nhung, cứ thấy thiếu, cứ như lần đầu xa con "Căn phòng thiếu tiếng con và ánh đèn quen thuộc / Phòng máy ít thêm một người dùng... / Ba mẹ nhớ thương con". Tiễn con, con chưa đi hẳn mà đã thấy trống, thấy vắng, thấy nhớ, thế mới biết cha mẹ thương con "biển hồ lai láng".
Từ không gian tổng thể "Căn phòng thiếu tiếng con", nhà thơ nhìn về không gian cụ thể "Bữa cơm tối nhà mình mâm ít đi một bát", sao tác giả lại thấy vắng con trong bữa cơm tối mà không là bữa trưa, bữa sáng. Ai đã từng cắp sách đến trường mới thấy nhớ "bữa cơm tối nhà mình", nơi bố mẹ chuyện trò, nơi con cái chuyện trò, khoảng thời gian thoải mái sau một ngày học tập. Tuổi học trò không hiểu sao rất thích ngủ nướng, để rồi lật đật, vội vàng đến trường nhiều khi đi nhầm dép. Tuổi học trò, không hiểu sao trưa về bao giờ cũng muộn, một mình ngồi ăn cơm khi gia đình đã đi nghỉ trưa; để tối về mới có cảm giác được ăn "bữa cơm tối nhà mình".
 "Mẹ đỡ vất vả hơn vì bát canh, cốc sữa cho con / Nhưng mẹ lại rất buồn / Vì chẳng được lo điều ấy / Khuôn mặt mẹ bần thần trong mỗi bữa làm cơm". Những câu thơ như kể, như tả, như độc thoại nội tâm. Mẹ đỡ vất vả mà mẹ lại buồn, buồn vì không được chăm sóc con, buồn vì bữa cơm tối nhà mình lại vắng con. Hình ảnh đối lập "đỡ vất vả" mà lại "buồn" như đong, như đếm, như biết ơn, như cảm ơn của "bố" hay của "con"? Mẹ không kể mà bố biết, mẹ không nói mà con thấu hiểu, thế mới thấy hết tấm lòng, tình cảm của con với mẹ, của bố với con.
Câu thơ "Khuôn mặt mẹ bần thần trong mỗi bữa làm cơm" là cảm xúc của ai? Của "bố" hay của "con"? Con đi xa có đọc được nỗi lòng của mẹ khi nhớ con? Bố ở nhà, biết được nét "bần thần" trên khuôn mặt mẹ cũng vì bố nhớ con. Nỗi nhớ "đồng bệnh tương liên" từ mẹ sang bố, và tâm trạng đau đáu của người mẹ xa con, nhớ con đã được bố nhận biết trong mỗi bữa làm cơm. Mẹ bần thần nhớ con, vì không được lo cho con trong bữa cơm mỗi ngày, vì thương con xa gia đình không được ăn những "bữa cơm tối nhà mình".
Có những đứa con khi xa nhà, trở về, bưng bát cơm lên mũi ngửi để nhận ra mùi "cơm của mẹ". "Bữa cơm tối nhà mình", "cơm của mẹ" là sợi dây níu giữ tâm hồn, tình thương và cuộc sống cho con, để con bước qua "Bao cạm bẫy cuộc đời..." mà trở về với "mái nhà xưa của mẹ".
Cái tôi trữ tình là bố, chọn vị trí khiêm nhường cũng là bố, nên nỗi nhớ của bố với con được "kể" ra sau mẹ "Mỗi buổi tối muộn về / Ba không còn lý do / Để chờ nghe tiếng chó vẫy đuôi mừng / Và tiếng con kéo cửa / Dép loẹt quẹt cầu thang, con ríu rít đã về". Mẹ nhớ con bữa cơm, ba nhớ con kéo cửa, thật ấm áp biết bao. Mỗi bước chân của con có ba dìu dắt, mỗi hơi thở của con có mẹ chở che. Mỗi tối muộn con đi học về: chó vẫy đuôi mừng, con kéo cửa, dép loẹt quẹt, con ríu rít... âm thanh và hình ảnh tràn ngập không gian, bừng sáng ngôi nhà yêu thương. Có con bố có lý do để chờ đợi, có con mẹ có lý do để chăm chút cho mỗi bữa ăn. Mẹ nhớ con trong cái hàng ngày, bố nhớ con trong sự trưởng thành của con. Đúng là câu từ chắt từ gan ruột, từ nỗi lòng mẹ cha.
Tự sự về nỗi nhớ của cha, của mẹ với con vẫn là hướng về cha mẹ; nay cái nhìn của cái tôi trữ tình hướng về con "Hạ vội vã trôi đi, trời vào Thu nhanh quá / Con ra trường lụi cụi một mình con / Khi trái gió trở trời chẳng có ai bên cạnh / Mẹ canh cánh nỗi niềm ăn ngủ có đều không?/ Bao cạm bẫy cuộc đời... ba dằng dặc niềm lo". Những hình ảnh đối lập: hạ thì vội vã, thu thì nhanh quá - đúng là hữu hạn trong cái vô hạn; con thì "lụi cụi", mẹ thì "canh cánh"; cuộc đời thì "cạm bẫy", ba thì "dằng dặc" lo âu đã diễn tả sự cô đơn, nỗi nhọc nhằn của con khi xa nhà, thiếu sự chở che của cha mẹ. Sự lo âu, nhớ nhung là cảm xúc thường trực của cha, của mẹ. Cuộc sống vất vả, cô đơn, khi trái gió trở trời là điều không tránh khỏi với những sinh viên xa nhà.
Nhưng không vì thế mà níu giữ nhau trong khung trời hẹp, bởi "Từ mái ấm nhỏ nhoi, giờ con ra trời rộng / Theo đuổi những ước mơ để tới tận vô cùng". Chỉ có điều, con phải biết quy luật của cuộc đời mà phấn đấu để trưởng thành "Cuộc đời thì mênh mông mà sức người có hạn / Phải biết chắt chiu, dành dụm mới nên người". Nắm giữ quy luật con người được tự do. Cha mẹ nhớ con, thương con nhưng không níu giữ con mà cầu ước cho con "chân cứng đá mềm" vì mọi "ghềnh thác cuộc đời" con sẽ vượt qua, bởi sau lưng con có mái ấm gia đình. Có mẹ "bần thần", có cha "dằng dặc nỗi lo"...
 "Chiều sân ga, bè bạn đến cả rồi / Chuyện ríu rít làm dãn dài nỗi nhớ / Tiếng còi tàu vang lên, con tàu dần chuyển bánh / Đứng ở cuối hàng người... mẹ dụi mắt trông theo". Những câu thơ gợi nhớ về Nguyễn Bính. Nhưng "Bóng người trên sân ga" của Nguyễn Bính cô đơn, lẻ loi vì không người đưa tiễn. Còn con trên sân ga có bạn bè, có mẹ, có bố, có nỗi nhớ mang theo. Tiếng còi tàu là ký ức đưa tiễn, tiếng còi tàu là nỗi nhớ nôn nao, tiếng còi tàu đưa con xa nhà thêm chút nữa và bố mẹ thêm một lần bịn rịn Tiễn con.

H.T.T.T
 

Các tin khác