1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Trang viết học trò

BÁO CÁO TỔNG KẾT
CUỘC THI SÁNG TÁC VĂN HỌC
"TRANG VIẾT HỌC TRÒ"

 

Ngày 15.5.2009, Sở Giáo dục Đào tạo, Ban tổ chức cuộc thi đã tổ chức lễ trao giải cuộc thi sáng tác văn học "Trang viết học trò". Nhân dịp này Ban Biên tập xin đăng Báo cáo tổng kết cuộc thi để giới thiệu cùng bạn đọc.
Theo sáng kiến và đề xuất của Ban biên tập Tập san Giáo dục - Đào tạo Thừa Thiên Huế, từ đầu năm 2008, Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đã quyết định tổ chức cuộc thi sáng tác văn học mang tên "Trang viết học trò". Sau hơn 01 năm triển khai thực hiện, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của học sinh trong toàn tỉnh và đến nay có thể khẳng định rằng cuộc thi đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi.  
1. Mục đích cuộc thi
- Qua sáng tác văn học, góp phần tạo thêm không khí hoạt động chuyên môn trong các cơ sở giáo dục, động viên phong trào học tập, sáng tạo của học sinh; tôn vinh các giá trị truyền thống về thầy cô, nhà trường, gia đình và bè bạn; góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. 
- Khơi dậy sự sáng tạo về văn học nghệ thuật của học sinh vùng đát cố đô, vốn có truyền thống hiếu học, trọng văn chương, chữ nghĩa.
- Góp phần phát hiện các năng khiếu văn học để giới thiệu cho Hội văn học nghệ thuật tỉnh bồi dưỡng tài năng văn học cho địa phương.
2. Quá trình tổ chức triển khai cuộc thi
2.1. Cuộc thi "Trang viết học trò" chính thức được phát động từ 10/3/2008.
2.2. Đề tài, thể loại cuộc thi:
+ Đề tài: Viết về trường lớp, thầy cô, bạn bè và những vấn đề trong GD.
+ Thể loại: thơ, truyện, ký.
2.3. Đối tượng dự thi: Học sinh phổ thông, bổ túc, tiểu học, THCS, THPT trong toàn tỉnh.
2.4. Phương pháp triển khai cuộc thi: Được dựa vào các cơ sở giáo dục. Thủ trưởng các cơ sở giáo dục phát động cuộc thi trong đơn vị, phân công người theo dõi, chỉ đạo; tiến hành sơ khảo, chọn bài gửi lên tuyến trên.
2.5. Sự tham gia, ủng hộ đối với cuộc thi:
- Cuộc thi "Trang viết học trò" đã nhận được sự tham gia nhiệt tình của học sinh các cấp, bậc học; sự ủng hộ, phối hợp của các phòng giáo dục và các trường trục thuộc trong toàn tỉnh.
- Cuộc thi cũng đã nhận  được sự giúp đỡ về kinh phí của các nhà tài trợ:
+ Tài trợ chính: Công ty xây lắp Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần in và dịch vụ Thừa Thiên Huế.
+ Các nhà đồng tài trợ: Công ty Thiết bị Giáo dục I - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bảo hiểm xã hội Thừa Thiên Huế,  Công ty cổ phần Huetronic, Ban QLDA Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế, Công ty Kinh doanh nhà Thừa Thiên Huế, Công ty CP Sách và Thiết bị trường học TT. Huế, Trường Trung học GTVT Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần TVXD Thừa Thiên Huế.
+ Tổng số tiền và sách tài trợ gần 90 triệu đồng, đủ trang trải toàn bộ giải thưởng và các hoạt động của cuộc thi.
2.6. Thành lập các tổ chức để triển khai cuộc thi:
- Thành lập BTC cuộc thi gồm 9 thành viên, do 1 đồng chí Phó Giám đốc Sở GD&ĐT làm Trưởng ban.
- BTC đã thành lập các tiểu ban: tiểu ban nội dung, tiểu ban chỉ đạo cuộc thi ở khối các trường trung học, GDTX, các phòng giáo dục và trường tiểu học, tiểu ban tài chính tài trợ...
- Để bảo đảm tính khách quan trong đánh giá, toàn bộ bài dự thi đã được xóa tên, địa chỉ để làm việc trên ký hiệu phách do Ban phách gồm 4 thành viên thực hiện đánh số theo đúng quy định của các kỳ thi.
- Thành lập Ban sơ khảo 15 thành viên, gồm các nhà giáo dạy văn giỏi, các nhà quản lý có kinh nghiệm.
- Ban chung khảo do nhà văn Nguyễn Khắc Phê làm trưởng ban, các ủy viên là: Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, Nhà văn Hồng Nhu, Nhà thơ Mai Văn Hoan và Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong.
2.7. Về các mốc triển khai:
- Cuộc thi kết thúc nhận bài đến hết ngày 28/2/2009.
- Ban phách tiến hành xóa các thông tin về thí sinh trên bài dự thi, mã hóa và chuyển bài lên Ban sơ khảo ngày 01/3.
- Từ 01/3 đến 31/3 Ban sơ khảo đánh giá, xếp loại các bài dự thi theo ba loại A, B, C và chuyển các bài loại A, B lên  Ban chung khảo thẩm định.
- Từ 1/4 đến 30/4 Ban chung khảo tiến hành thẩm định, đánh giá bằng cách cho điểm  và xếp giải.
- Ngày 6/5/2009 BTC và Ban chung khảo đã có cuộc họp đề nghị quyết định các giải của cuộc thi.
2.8. Kết quả:
- Số đơn vị có bài dự thi: gồm 6 phòng giáo dục (Huế, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang, Nam Đông) và 20 trường trực thuộc.
- Số bài tham gia sơ khảo:          2.314
- Số bài vào chung khảo:             358
* Tiểu học: 47 bài (Thơ: 26; Văn: 21)
* THCS: 90 bài (Thơ: 40; Văn: 50)
* THPT: 221 bài (Thơ: 108; Văn: 113)
- Số bài đạt giải:
Khối tiểu học:
* Văn: 02 giải Nhì; 02 giải Ba; 03 giải Khuyến khích
* Thơ: 02 giải Nhì; 03 giải Ba; 04 giải Khuyến khích
Khối THCS:
* Văn: 01 giải Nhì; 03 giải Ba; 06 giải Khuyến khích
* Thơ: 01 giải Nhất; 01 giải Nhì; 02 giải Ba; 03 giải Khuyến khích
Khối THPT:
* Văn: 01 giải Nhất; 02 giải Nhì; 05 giải Ba; 04 giải Khuyến khích
* Thơ: 01 giải Nhì; 04 giải Ba; 04 giải Khuyến khích
Đơn vị có số lượng bài dự thi nhiều và đạt nhiều giải: Phòng Giáo dục Phú Lộc, trường THPT Nguyễn Huệ.
2.9. Kế hoạch tiếp theo:
- BTC sẽ chọn, lần lượt giới thiệu các bài đạt giải, các bài có chất lượng tốt trên Tập san Giáo dục - Đào tạo Thừa Thiên Huế.
- Tập hợp các bài đạt giải, có chất lượng cao để xuất bản thành sách.
- Đề xuất Ban chung khảo chọn bài để in trên Tạp chi Sông Hương.
- Giới thiệu và đề nghị với Hội văn học nghệ thuật chọn các học sinh có năng khiếu dự trại hè sáng tác của tỉnh...
3. Đánh giá chung về cuộc thi
3.1. Ưu điểm:
- Sau khi phát động, hầu hết các Phòng Giáo dục - Đào tạo, các đơn vị đã triển khai một cách tích cực; đa số học sinh hưởng ứng tích cực.
- Ban tổ chức đã triển khai cuộc thi một cách chặt chẽ, có bài bản, nhờ vậy mặc dù cuộc thi diễn ra trên diện rộng, nhưng mọi hoạt động đã vận hành một cách đúng kế hoạch, hiệu quả thực hiện cao.
- Sự tham gia của các thành viên Ban tổ chức, Ban phách, Ban sơ khảo, Ban chung khảo hết sức có trách nhiệm, cộng tác chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng.
- Các bước triển khai chặt chẽ, bảo đảm các quy đinh đặt ra của Ban tổ chức. Công tác đánh giá bảo đảm tính khách quan, các tác phẩm được giải đã được thẩm định tại cơ sở, tất cả tác giả đạt giải đều khẳng định đó là tác phẩm do chính họ sáng tác; một số tác phẩm có sao chép đã tự nguyện rút lui khỏi danh sách xếp giải.
- Chất lượng các tác phẩm đạt giải nhìn chung là tốt, xứng đáng được xuất bản thành sách và đó là đại diện xứng đáng của trí tuệ học sinh.
- Được nhiều nhà tài trợ ủng hộ tích cực, nhờ vậy cuộc thi đã cân đối được thu - chi, đạt hiệu quả kính tế - xã hội cao.
3.2. Nhược điểm:
- Nhiều đơn vị triển khai cuộc thi đến tận học sinh, tổ chức tuyển chọn ở cơ sở rất tốt (như Phòng GD&ĐT Phú Lộc, Trường THPT Nguyễn Huệ); nhưng vẫn còn một số đơn vị triển khai không tốt, không có bài dự thi (như Phòng GD&ĐT Hương Trà, Phòng GD&ĐT Hương Thuỷ, Phòng GD&ĐT Alưới); một số đơn vị có tiềm năng nhưng số bài dự thi chưa nhiều, giải thưởng chưa tương xứng (như THPT Quốc Học, THCS Nguyễn Tri Phương, Phòng GD&ĐT Huế).
- Tỷ lệ bài được chọn vào vòng chung khảo mới chiếm 15,5% số bài dự thi; tỷ lệ bài đạt giải từ giải nhất đến giải khuyến khích chiếm 2,4% số bài dự thi cho thấy mức độ chênh lệch giữa các bài vẫn còn cao, sự khác biệt vùng miền vẫn rất rõ. Đó có thể cũng là bài học về sự đồng đều của chất lượng giáo dục, đặc biệt là đối với môn Ngữ văn.
Những khiếm khuyết trên đây đã không thể che lấp được thành công rực rỡ của cuộc thi. Kết quả cuộc thi đã khẳng định học sinh chúng ta có nhiều tiềm năng sáng tạo, nếu biết phát hiện, bồi dưỡng, nhất định chúng ta sẽ khơi dậy được tài năng sáng tạo, phục vụ đắc lực cho việc xây dựng quê hương Thừa Thiên Huế ngày càng giàu đẹp.
Nhân dịp này, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến lãnh đạo các cấp, các nhà tài trợ, các thành viên Ban tổ chức, Ban phách, Ban Sơ khảo, Ban chung khảo… đã giúp đỡ, chỉ đạo và góp công sức vào sự thành công tốt đẹp của cuộc thi; cảm ơn các đơn vị giáo dục, các thầy cô giáo và các em học sinh đã hưởng ứng tích cực, bảo đảm cho cuộc thi thành công tốt đẹp.
Kính chúc quý vị đại biểu, các thầy cô giáo, các em học sinh sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt !

TS. Lê Khánh Tuấn
TRƯỎNG BAN TỔ CHỨC CUỘC THI
"TRANG VIẾT HỌC TRÒ"

Các tin khác