1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Tri túc tâm thường lạc

"TRI TÚC TÂM THƯỜNG LẠC…"

TRẦN HOÀNG

1. Xưa cũng như nay, cùng với nghề bốc thuốc, chữa bệnh, nghề dạy học là một nghề được xã hội, được cộng đồng rất coi trọng. Những người làm nghề này, bất luận già hay trẻ đều được gọi là thầy giáo, cô giáo và nhìn chung họ được mọi người tôn kính, mến thương. "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Chính vì vậy mà ở mọi nước, mọi thời đại, các cấp chính quyền cũng như quần chúng nhân dân đều coi trọng việc đào tạo giáo viên, và coi trường sư phạm là "cỗ máy cái" của ngành giáo dục. Pitago, một nhà toán học, nhà triết học nổi tiếng thời cổ đại cách đây hơn 2000 năm đã từng chỉ ra rằng:
 - Giáo dục một người đàn ông là giáo dục một con người.
 - Giáo dục một người đàn bà là giáo dục một gia đình.
 - Giáo dục một người thầy giáo là giáo dục một thế hệ.
(Từ "giáo dục" trong 3 câu trên có lẽ bao hàm cả nghĩa đào tạo, bồi dưỡng… nữa)
Coi trọng, tôn kính, yêu quý những người làm nghề dạy học bao nhiêu, xã hội và các tầng lớp nhân dân càng đòi hỏi cao ở các thầy, cô giáo trên nhiều phương diện… bấy nhiêu.
2. Cùng được gọi là "thầy", nhưng các thầy cô giáo, trong nghề nghiệp của mình lại có nhiều điểm khác hẳn với các lương y. Cái khác biệt lớn nhất chính là mục đích của công việc và đối tượng phục vụ. Nhà trường và cán bộ, giáo viên gánh trách nhiệm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực cho xã hội. Học sinh, sinh viên và học viên của các lớp học gồm nhiều đối tượng khác nhau và có mặt ở khắp các làng quê, phố phường của đất nước. Tuổi mẫu giáo, nhi đồng coi thầy cô giáo như mẹ, như cha. Tuổi thanh, thiếu niên hết lòng tin tưởng, kính yêu thầy cô. Tuy nhiên ở tuổi này, các em cũng đã có sự nhận xét, phân biệt được cái đẹp, cái hay, cái tốt và cái chưa đẹp, chưa hay, chưa tốt… ở những người cầm phấn đứng trên bục giảng. Các học viên lớn tuổi ở các lớp bình dân học vụ, bổ túc văn hóa trước đây và các lớp cao học, các lớp đào tạo chuyên ngành hoặc dạy thêm bằng 2, bằng 3.v.v… phần đông cũng có thái độ, hành vi ứng xử đúng mực theo truyền thống "tôn sư, trọng đạo" của dân tộc ta xưa nay. Chúng tôi nói hơi dài dòng về những điều tưởng như rất cũ, rất xưa trên đây, chỉ để nói một điều là: Trọng trách của nhà trường, của các thầy cô giáo thực là lớn lao và cũng đầy thử thách, đầy khó khăn…
3. "Đã mang lấy nghiệp vào thân" (Nguyễn Du). Nghề nào, nghiệp nào cũng có cái vui, cái buồn, cái sướng, cái khổ… nhưng cái chung nhất mà mọi nghề lương thiện, chân chính đều đòi hỏi phải có, đó là đạo đức và năng lực nghề nghiệp. Hai mặt này, theo thiển ý của chúng tôi, tuy hai mà một. Chuẩn giáo viên các cấp do Luật Giáo dục và Bộ Giáo dục - Đào tạo xác định gồm nhiều phương diện, nhiều điểm cụ thể, nhưng cũng không ngoài 2 vấn đề trên. Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cũng là ở đó.
Làm nghề gì, trước hết là phải đề cao, phải coi trọng năng lực và hiệu quả chuyên môn. Người thầy giáo lại càng phải nhấn mạnh điều này. Một giảng viên đại học mà kiến thức nông cạn, nghèo nàn, phương pháp dạy học yếu… thì giờ học sẽ đạt hiệu quả thấp, sinh viên sẽ chán học. Một giảng viên đại học mà không tích cực tự học để ngày càng nâng cao trình độ mọi mặt của mình thì làm sao khích lệ được tinh thần hăng say học tập của sinh viên, Một giảng viên đại học không say mê nghiên cứu khoa học, không có nổi một đề tài, một công trình nghiên cứu, và đôi ba bài báo khoa học có ít nhiều giá trị thì lấy đâu kiến thức để giảng dạy cho sinh viên? để đóng góp cho xã hội? Còn một giáo viên dạy ở bậc phổ thông, từ mẫu giáo, tiểu học đến trung học... mà phương pháp dạy học yếu, nhiều sai sót về kiến thức v.v... thì làm sao dạy tốt được môn học mà mình phụ trách? Làm sao có được nhiều học sinh giỏi, học sinh khá? v.v...
Uy tín của thầy cô giáo được xác lập trước hết cũng chính là ở những điều mà chúng tôi vừa nêu trên. Nhiều thầy cô giáo ở các bậc phổ thông cũng như ở các trường đại học, cao đẳng được nhiều thế hệ học sinh, sinh viên tôn kính và mãi nhớ bởi các thầy cô giáo đó đã chinh phục khối óc và trái tim các em bằng chính năng lực chuyên môn, bằng chính kiến thức uyên bác của họ.
"Tài cao" là một mặt quan trọng của con người, nhưng có "tài" mà không có "đức" thì chưa phải là con người hoàn thiện. "Tài cao" phải đi liền với "đức trọng". Hiểu rõ điều này nên ông bà ta xưa đã dùng cụm từ "bậc hiền tài" để gọi các vị trí thức có đức trọng, tài cao. Với nghề dạy học, cái đức, cái tâm, càng phải được đề cao, càng phải được coi trọng. Cái đức của các thầy cô giáo có tác động rất lớn đến người học. Dù không nói thầy cô giáo là "tấm gương" để học sinh, sinh viên noi theo, thì cũng phải thấy cho hết cái giá trị, cái tác dụng hai mặt (tích cực/tiêu cực) ở người làm nghề dạy học đối với người học. Thanh, thiếu niên vốn rất nhạy cảm, dễ tin, mà cũng dễ thất vọng, đổ vỡ. Vì vậy, mọi lời nói, cử chỉ, hành động, việc làm… của các thầy cô không nhiều thì ít cũng tác động đến tâm tư, tình cảm và nhận thức của học sinh, sinh viên. Một việc làm tốt đẹp có ý nghĩa giáo dục, một lời nói, hành động phản giáo dục của thầy cô nhiều khi hằn sâu mãi trong tâm khảm học sinh, sinh viên và đi suốt chiều dài của đời họ.
Cái đức, cái tâm của người giáo viên có ý nghĩa lớn lao là vậy, nhưng hiểu cho sâu, cho đầy đủ về nó, không phải là điều dễ dàng- nhất là từ hiểu đến hành động còn là một khoảng cách không dễ gì vượt được. Có thể xem xét, đánh giá cái tâm của người đứng trên bục giảng trên các phương diện sau:
- Coi trọng nghề nghiệp, hết lòng hết sức với công việc dạy học.
- Thương yêu, quý mến, rộng lượng, bao dung người học, tạo điều kiện và giúp cho người học được học hành ngày càng tấn tới.
- Sống chân thành, khiêm tốn, giản dị, trung thực với chính mình, với đồng nghiệp, với bạn bè và học sinh, sinh viên.
Dĩ nhiên, các thầy cô giáo cũng là một con người bình thường như mọi người trong xã hội. Tiền bạc, danh lợi, vợ con… cũng là một gánh nặng, một sức cám dỗ, một thử thách không nhỏ đối với họ. Vấn đề đặt ra là mỗi thầy cô giáo nên biết mình là ai để biết dừng đúng lúc, đúng chỗ; và biết việc gì nên làm, việc gì không nên làm.
Viết bài báo này, tôi rất thấm thía với một câu nói của người xưa và xin được dùng nó làm tiêu đề và câu kết cho bài viết của tôi:
Tri túc tâm thường lạc.

T.H

Các tin khác