1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Tự học theo tấm gương Bác Hồ

TỰ HỌC THEO TẤM GƯƠNG BÁC HỒ

VÕ VĂN DẦN

Trong những thập niên đầu của thế kỷ XX, sau khi tìm được con đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tốn nhiều thời gian và công sức để phân tích sâu sắc nền giáo dục phong kiến cũng như nền giáo dục thực dân, từ đó chuẩn bị cho những suy tư, trăn trở về việc xây dựng nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập sau này.
Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền về tay nhân dân, việc xây dựng nền giáo dục mới đã được đặt ra và xem đó là nhiệm vụ chiến lược có tính cơ bản lâu dài, đồng thời cũng là nhiệm vụ cấp bách phải tiến hành khẩn trương. Bác dạy: "Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động; một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập". Từ đó, nền giáo dục mới ra đời trong cách mạng và phát triển qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Nền giáo dục cách mạng "Lấy tự học làm cốt", bởi trong điều kiện đất nước có chiến tranh, mọi người dân không phải ai cũng được đến trường. Vì vậy, tự học đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở mang dân trí lúc bấy giờ.
Ngày nay, khi đất nước đã độc lập, người dân được sống trong hoà bình và tự do, cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân đang từng bước được cải thiện. Vì thế, việc học của mỗi người được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau, vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, tư tưởng của Bác về tự học vẫn còn nguyên giá trị và mãi mãi là bài học mới cho mỗi chúng ta học tập và làm theo.
Trong cuốn sách "Hồ Chí Minh, đồng chí của chúng ta" gồm nhiều hồi ký của các bạn Pháp viết, nhà xuất bản Xã hội Pari in năm 1970, có trích một đoạn Bác trả lời phóng viên A.Kan (báo Nhân đạo của Đảng cộng sản Pháp) như sau:
"Tôi không có hạnh phúc được theo học ở trường Đại học. Nhưng cuộc sống đã cho tôi cơ hội học lịch sử, khoa học xã hội và ngay cả khoa học quân sự. Phải yêu cái gì ? Phải ghét cái gì? Cũng như tôi, tất cả người Việt Nam cần phải yêu độc lập, lao động, Tổ quốc".
Trường Đại học của Bác chính là Tổ quốc và nhân loại, là sự bền bỉ quyết tâm vươn lên trong bất cứ hoàn cảnh nào. Vừa lao động vừa học, vừa hoạt động cách mạng vừa học. Từ cội nguồn Việt Nam, Bác đã tiếp thu những tinh hoa nền văn hóa nhân loại. Bác đã đọc Victo Huy gô bằng tiếng Pháp, Sêch xpia bằng tiếng Anh, Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Hoa... Bác viết văn bằng tiếng Pháp, viết báo bằng tiếng Nga và làm thơ bằng tiếng Trung Hoa ...
Khi đề cập đến động cơ học tập của mỗi người, mục đích, tôn chỉ của việc học sao cho đúng nghĩa của nó, Bác căn dặn: "Học không phải để chạy theo bằng cấp, mà phải có thực học. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ". Trong đó, Bác nhấn mạnh: học để làm người là khó nhất.
Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, việc học cũng được biến tướng muôn màu, muôn vẻ, quan niệm về tự học cũng hoàn toàn khác nhau, mỗi người phải tự xác định cho mình động cơ học tập đúng đắn, phê phán những biểu hiện lười biếng trong suy nghĩ hoặc suy nghĩ nông cạn, vì như thế sẽ không nhận diện được giá trị đích thực của vấn đề. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII (năm 1996) đã chỉ rõ: "Lười học tập, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận những thông tin mới cũng là biểu hiện của sự thoái hoá".
Kể chuyện với các bạn trẻ trong khu Phủ Chủ Tịch năm 1959, Bác nói: "Các cô, các chú bây giờ đi học có trường, có bàn ghế, có thầy cô, bạn bè, sách vở, giấy bút, có giờ giấc đàng hoàng. Tối đến có đèn điện, thế mà học một năm không lên được một lớp là không đúng. Ngày xưa, lúc Bác đang tuổi các cô, các chú thì tất cả bàn ghế, thầy, bạn, sách vở, giấy bút chỉ có trong bàn tay này thôi". Điều đó chứng tỏ tự học đã đưa Bác trở thành vĩ nhân của thời đại, danh nhân văn hoá thế giới.
Trong quá trình tự học thì cách đọc đóng vai trò rất quan trọng, nếu chúng ta không nắm rõ các quy tắc đọc thì dù đọc đến nhiều lần vẫn chưa nắm hết cái nội dung cốt lõi của văn bản, cái ý nghĩa sâu xa của vấn đề. Khi bàn về việc đọc, Bác nhấn mạnh: "Đọc tài liệu phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì phải mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất kỳ vấn đề gì cũng phải đặt câu hỏi. Vì sao? Đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp với thực tế không, có thật là đúng lý không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều".
Tự học là một phẩm chất nổi bật trong con người danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh. Bác thường nói với cán bộ:
"Học thêm được một thứ tiếng nước ngoài coi như có thêm một cái chìa khóa để mở thêm một kho tàng tri thức. Việc học là việc suốt đời".
Chúng ta đang đứng trước một kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại, mỗi người bất luận ở thời đại nào, ở cương vị nào đều phải luôn tự học để trau dồi kiến thức cho bản thân, trong đó tính tự giác trong học tập cũng là nhân tố quyết định. Bác căn dặn: "Phải tự nguyện, tự giác xem công tác học tập cũng là một nhiệm vụ... Do đó mà tích cực, tự động hoàn thành kế hoạch học tập, nêu cao tinh thần chịu khó, cố gắng, không lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào trong học tập".
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu  "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" đang đặt ra cho mỗi người nhiệm vụ là phải tiếp tục học tập để nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt. Trên tinh thần đó, quan điểm của Bác về tự học là cơ sở lý luận sắc bén, là ngọn hải đăng chói lọi soi sáng con đường chúng ta đi./.
V.V.D

Các tin khác