1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Vừa đi đường vừa kể chuyện

LTS: Cuốn sách "Vừa đi đường vừa kể chuyện của T.Lan" ghi lại một số mẩu chuyện về đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ do chính Người vừa đi vừa kể lại trên đường ra mặt trận trong chiến dịch Biên giới năm 1950".
Nhân dịp cuốn sách quý này được các cơ quan chức năng của Việt Nam chuẩn bị hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới, xin giới thiệu cùng bạn đọc đoạn trích kể về vụ án Hương Cảng nổi tiếng.

Nguyễn Xuân (Giới thiệu)
VỪA ĐI ĐƯỜNG VỪA KỂ CHUYỆN
(Trích)

…Bác vào nhà giam vài hôm, thì đồng chí Hồ Tùng Mậu bị đưa ra nhà giam để "trục xuất cảnh". Nhân dịp đó, đồng chí Mậu báo cho luật sư Lôdơbai (chủ nhiệm công ty luật sư RUSS. của người Anh) biết tin Bác bị bắt, và nhờ ông ta giúp Bác.
Ông Lôdơbai vào nhà giam gặp Bác và nói ông sẽ ra sức cãi hộ cho Bác.
Bác nói không có tiền để trả phí tổn cho công ty.
Ông Lôdơbai nói: "Tôi biết ông là một lãnh tụ cách mạng Việt Nam. Tôi cãi hộ ông là vì danh dự chứ không nhất thiết chỉ vì tiền…"
Từ đó, vợ chồng ông Lôdơbai hết lòng giúp đỡ Bác về đời sống trong nhà tù cũng như về vụ án kiện. Cũng do ông Lôdơbai mà các đồng chí Pháp và Hội Quốc tế Cứu tế đỏ biết rõ tình hình của Bác.
Được tin Bác bị bắt, thực dân Pháp ở Việt Nam vui mừng và hoạt động tợn. Chúng phái cả bầy mật thám sang chầu chực ở Cảng. Chúng vận động chính phủ, toà án và cảnh sát Anh dùng mọi cách để trao Bác cho chúng. Chúng phái tàu thuỷ chờ sẵn ở Cảng, nếu toà án ký lệnh "trục xuất" là chúng tóm Bác đưa lên tàu chở về Việt Nam ngay. Chúng cho rằng lần này chúng sẽ thực hiện được lời đe doạ của quan thượng thư thuộc địa đã nói mười năm trước đây tức là bẻ gãy những người cách mạng Việt Nam. Chính phủ Cảng cũng muốn bí mật trao Bác cho thực dân Pháp. Nhưng luật sư Lôdơbai làm cho việc Bác thành ra công khai, và đòi Toà án tối cao phải xét xử.
Một mặt do bọn thực dân Pháp tuyên truyền Bác là một người bônsơvích cực kỳ nguy hiểm; mặt khác, do công an Cảng vu cáo Bác có âm mưu lật đổ chính quyền người Anh ở xứ này - thành thử dư luận cho rằng đây là một vụ án quan trọng nhất từ trước đến nay chưa từng có ở Cảng!
Từ tháng sáu đến tháng chín, toà án họp 9 phiên. Mỗi phiên họp đều có cảnh sát vũ trang Anh và Ấn Độ gác khắp các cửa ra vào.
Trong các phiên toà có nhiều quan chức cao cấp đến xem. Vai chính là:
- 2 vị chánh án và phó án.
- 2 vị công tố, thay mặt "Nhà vua" buộc tội.
- 2 vị luật sư cãi hộ cho Bác.
Các vị này đều mặc áo thụng đen và mang tóc giả theo lối đời xửa đời xưa. Trên bàn trước mặt mỗi vị có những chồng sách to tướng về luật lệ. Họ luôn luôn giở sách ra để dẫn chứng những lời họ trình bày. Thật là "nói có sách mách có chứng!".
Ông Lôdơbai ngồi ở bàn và Bác ngồi trong vành móng ngựa đều không được nói gì hết. Khi muốn trao đổi ý kiến với nhau hoặc với thầy kiện, thì chỉ viết tóm tắt trên một miếng giấy nhỏ.
Lý lẽ của các thầy kiện tóm tắt là:
1. Việc bắt giam Bác là trái phép, vì Bác bị bắt giam từ hôm 6 tháng sáu 1931, nhưng đến hôm 12 tháng sáu, tổng đốc Anh mới ký lệnh chính thức cho phép bắt.
2. Người công chức lấy cung đã làm trái phép vì y đã hỏi Bác những điều ngoài khuôn khổ pháp luật đã quy định hỏi.
3. Buộc Bác phải đáp tàu Pháp đi về Đông Dương, tức là cố ý giao Bác cho Pháp để chúng giết Bác, thế là trái phép.
Hai điểm trên, chính phủ và công tố đã phải nhận sai lầm. Nhưng quan toà và công tố vẫn quyết định đuổi Bác về Đông Dương.
Ông Lôdơbai chống án lên "Hội đồng nhà vua", và nhờ luật sư Nôoen Pơrit (Nowell Pritt) ở Luân Đôn cãi hộ cho Bác.
Khoảng cuối tháng giêng 1933, gần Tết âm lịch. "Hội đồng nhà vua" xoá án và ra lệnh: Cho phép Bác tự do đi đâu thì đi, miễn là ra khỏi Hương Cảng.
Thế là thắng lợi bước đầu! Nhưng đi đâu? Đi thế nào cho thoát? Nếu không khéo thì ra khỏi nhà giam sẽ rơi vào tay thực dân Pháp.
Bà Lôdơbai nhờ một người bạn mua hai vé tàu thuỷ hạng nhất…
Hôm đó, một chiếc tàu nước ngoài (từ Hương Cảng qua Thượng Hải đi Nhật Bản) mới nhổ neo đi ra biển độ ba cây số thì được lệnh phải đỗ lại…
Chiếc canô riêng của tổng đốc Hương Cảng đưa một vị thân sĩ Trung Quốc vào một phòng hạng nhất trên chiếc tàu ấy…
Tàu đến Hạ Môn thì vừa đúng 30 Tết âm lịch. Nhận lời mời của bầu bạn, vị thân sĩ Trung Quốc lưu lại ăn Tết ở Hạ Môn.
Sau khoảng 20 tháng gian lao nguy hiểm, một lần nữa Bác lại thoát khỏi âm mưu độc ác của bọn thực dân Pháp và tạm thời đánh lạc hướng của chúng.
Thắng lợi này phần lớn là nhờ sự hết lòng giúp đỡ của ông bà Lôdơbai.
Trích: Vừa đi đường vừa kể chuyện -

NXB Chính trị Quốc gia -
Hà Nội - 1994

Các tin khác