1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Ẩm thực trị liệu

HOÀNG NGƯU ẨM THỰC TRỊ LIỆU

PHAN TẤN

Chào xuân Kỉ Sửu, cầm tinh con trâu, một loài gia súc thân thiết từ bao đời của làng quê Việt Nam.

Trong sách xưa, trâu hay bò đều được gọi là ngưu. Nhưng cũng có phân biệt, thủy ngưu là loài trâu, hoàng ngưu là loài bò. Y học cổ truyền thường dùng hoàng ngưu làm ẩm thực trị liệu. Sở dĩ như vậy, có lẽ do tập tục kiêng ăn thịt trâu trong dân gian. Đây là một tập tục hay nhằm bảo vệ, duy trì giống trâu để phục vụ lao động sản xuất nông nghiệp.

Các bộ phận của trâu hay bò đều có thể dùng làm thuốc, thức ăn trị liệu. Ở đây xin giới thiệu một vài vị tiêu biểu.

- Hoàng ngưu cân, là gân của bò hoặc trâu. Gân động vật nói chung có tác dụng tăng cường các tổ chức thuộc về gân trong cơ thể con người. Nếu bị bệnh thuộc về gân, trong quá trình dưỡng bệnh nên dùng thức ăn có loại gân động vật.
Người Quảng Đông (Trung Quốc) quen dùng gân bò làm thức ăn trị liệu. Thứ tốt phải là gân bò đôi, còn gọi là gân tứ trụ, tức là gân ở bốn chân.

Sau một cơn bệnh nặng, cơ thể suy nhược, tứ chi rã rời, khớp xương mông không linh hoạt, đi đứng không có sức, dùng gân bò (trâu) 500g, đổ 2 chén nước, 1 chén dấm, nấu trong vòng một giờ. Vớt gân ra, ngâm nước lạnh cho bay hết mùi dấm, xắt khúc và thêm vài vị thuốc bắc như Hoài sơn, Kỉ tử, Hoàng kì, nguyên nhục (mỗi vị 20g) đem chưng cách thủy ăn sẽ chóng bình phục. Tuy nhiên, những người bao tử yếu, tiêu hóa kém thì không nên dùng.

Ở Huế, chúng ta quen dùng bún bò gân, cháo gân vừa ngon vừa có ích cho gân. Đó là liệu pháp dĩ hình bổ hình trong y học cổ truyền. Gần cửa Đông Ba có món nhắm gân kiệu truyền thống quen thuộc, hai vị này phối hợp làm cho món ăn tăng thêm hiệu quả? Kiệu chua có tác dụng kích thích tiêu hoá. Người Nhật, Trung Quốc rất thích dùng để ăn kèm với gân thịt. Ngoài ra kiệu chua còn có tính giải độc á phiện, rất lợi cho người nghiện thuốc lá, và là vị thuốc phối hợp để cai nghiện ma túy.

- Cà trâu, cà bò, là từ mà sách thuốc dùng để chỉ tinh hoàn trâu, hay bò. Sách Bản thảo cương mục (TQ) gọi là hòn đá trâu, hòn đá bò, dân gian quen gọi là trứng dái. Đó là loại thức ăn mùa đông của các nhà dưỡng sinh để bồi bổ nguyên dương, rất cần cho người dương khí suy nhược, lưng gối đau mỏi, tinh dịch loãng, tinh trùng yếu, đông y gọi là tinh lãnh bất dục.

Cách chế: một đôi cà bò (hoặc trâu) đánh nát, kẹp nướng hoặc khuấy với một quả trứng gà đem hấp ăn, nếu thêm các vị thuốc sau thì tốt hơn: Kỉ trỉ, nhục thung dung, ba kích, nghiền bột và trộn với thuốc trên, vo viên. Ngày dùng 15g với rượu, có tác dụng bổ thận, cường tinh.
- Ngưu tiễn: Là dương vật bò, trâu; còn gọi là pín trâu, bò. Ngẫu pín là món khai vị, món nhắm quen thuộc, hấp dẫn trong các buổi tiệc tùng. Một lần trong tiệc cưới, có anh bạn không dám đụng đến món gỏi ngẫu pín, hỏi ra anh mới bật mí, là dân buôn bán ăn vào sợ xui.
Ồ! thế thì rất tiếc, bởi lẽ đây là thứ ẩm thực mà đông y đánh giá rất cao về tác dụng tăng cường sinh lực: Ngưu tiễn vị mặn tính ấm (hàm, ôn), bổ thận tráng dương, là loại thịt sinh âm tinh, bổ dương khí, góp phần thúc đẩy sự chuyển hóa cơ bản của cơ thể sản sinh tinh trùng, tăng sức hoạt động của tinh trùng. Sách thuốc "Ăn uống chữa bệnh nam giới" (TQ) có nêu 2 bài thuốc về vị này.

Ngưu tiễn tán (bột dương vật bò, trâu): gồm 1 dương vật bò (trâu), Hạt hẹ 25g, Dâm dương hoắc 25g, Thổ ti tử 15g, Kỉ tử 15g. Đem dương vật bò xắt lát, xếp lên tấm ngói, dùng lửa sấy khô các vị thuốc sao. Tất cả tán mịn, mỗi lần dùng 15-20g với rượu. Thuốc có tác dụng tốt cho người có chứng sợ lạnh, chân tay mát, ban đêm tiểu nhiều, do thận dương bất túc (không đầy đủ), tinh dịch có vấn đề, trở ngại trong việc thụ thai.

Cao nhị tiễn: Gồm 2 loại pín bò (trâu), pín dê và tủy lợn, lượng vừa đủ. Đem rửa sạch, nấu nhừ thành cao. Mỗi ngày dùng 1-2 muỗng. Thuốc có công dụng chữa chứng dịch loãng dễ dẫn đến vô sinh, hoặc tinh hoàn nhỏ mềm suy giảm tính dục, rối loạn cương dương.

Các thức trên nếu biết chế biến đúng cách, bảo đảm an toàn thực phẩm, là loại ẩm thực trị liệu có tác dụng tốt, hoặc ngâm rượu với thuốc bắc cũng là thứ rượu bổ hấp dẫn.
Thưởng xuân mời bạn dùng thử.

P.T

Các tin khác