1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Cái Tết Tân Mão

BÁC HỒ VÀ CÁI TẾT TÂN MÃO (1951)

NGUYỄN VIẾT CHÍNH

Tết Tân Mão 1951 là cái Tết thứ 5 của Bác Hồ kính yêu ở chiến khu Việt Bắc. Đây cũng là một cái Tết đầy ắp những sự kiện lịch sử trong tiến trình cách mạng Việt Nam và là một cái Tết mang nhiều dấu ấn không thể nào quên của Bác. 60 năm, Tết Tân Mão (2011) này, cảo thơm xin lần giở trước đèn.

Tết Tân Mão năm ấy đến sau chiến dịch Trung du kết thúc được ba tuần. Trước đó, quân và dân ta lại thắng lớn ở Chiến dịch Biên giới nên Tết đó rất vui, vui nhất trong các Tết kháng chiến chống Pháp. Niềm vui như được nhân lên khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta nhận được Thư Chúc mừng năm mới của Bác kính yêu. Thư Bác viết : "Gửi các đơn vị chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân vừa chiến thắng ở Trung du và toàn thể đồng bào Trung du. Nhân dịp Tết ta tôi thay mặt Chính phủ gửi lời thân ái chúc mừng năm mới và khen ngợi đặc biệt các đơn vị chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân vừa chiến thắng ở Trung du và toàn thể đồng bào Trung du đã hăng hái giúp đỡ bộ đội hàng triệu dân công, đã góp một phần lớn vào cuộc chiến thắng to ở Trung du. Sang năm mới, bộ đội và đồng bào phải hăng hái thi đua hơn nữa để đánh thắng giặc những trận to nữa. Chào thân ái và quyết thắng". Ngày 6/2/1951- Hồ Chí Minh. Đặc biệt, đúng vào ngày mồng 1 Tết Tân Mão ấy, cuộc họp Hội đồng Chính phủ đã đã triệu tập dưới sự chủ trì của Bác. Theo hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì, "Cuộc họp Hội đồng Chính phủ được triệu tập đúng ngày mồng 1 Tết. Sáng mồng 1, anh em chúng tôi có người còn ngủ thì Bác đã tới từng phòng chúc Tết. Bác tặng mỗi người một tờ thiếp hồng có bài thơ Xuân: "Xuân nay kháng chiến đã năm xuân/ Nhiều xuân thắng lợi càng gần thành công/ Toàn dân hăng hái một lòng/ Thi đua chuẩn bị Tổng phản công kịp thời". Trong cuộc họp Hội đồng Chính phủ, tôi thay mặt quân đội chúc Tết Bác, cảm ơn Quốc hội và Chính phủ đã hết lòng chăm sóc bộ đội, và hứa hẹn sang năm mới quân đội sẽ cố gắng giành những thắng lợi mới trên chiến trường. Để chuyển sang giai đoạn mới, Đảng ta đã có chủ trương củng cố bộ máy chính quyền. Trong phiên họp, Bác nhấn mạnh phải vận động nhân dân phê bình cán bộ, phê bình chính quyền, như vậy là thực hiện dân chủ một cách thiết thực và sâu sắc. Người nói: "Trong lúc thực hiện phê bình và tự phê bình, có thể cán bộ sợ bị trù và dân thì có lúc phê bình mười câu chỉ đúng hai, nhưng ta cứ phải đề dân phê bình, nếu không ta sẽ khoá cửa sự phê bình". Chiều mồng 2 Tết, phiên họp kết thúc Bác và một số đồng chí lên đường tới địa điểm Đại hội. Tôi quay về cơ quan dự cuộc họp Đảng uỷ Mặt trận Hoàng Hoa Thám phiên đầu tiên, và tới Đại hội vào đúng ngày khai mạc..." (Bác Hồ với Đại hội Đảng lần thứ II- Võ Nguyên Giáp). Còn trong Nhật ký của Bộ trưởng Lê Văn Hiến ghi lại ngày tết kháng chiến thứ 5 của Bác: "Mùng Một Tết Tân Mão. Vừa sáng, Hồ Chủ tịch đã dậy và đến phòng các vị bộ trưởng, thứ trưởng bắt tay và chúc Tết từng người một. Riêng Bộ Tài chính, Cụ chúc năm mới "phát tài". Mọi người đều vui mừng và bắt tay Cụ trong phòng ngủ. Một vài vị ngủ trưa (dậy muộn) bị Cụ "đột kích" chồm dậy mắt nhắm mắt mở nhảy xuống bắt tay Cụ và bập bẹ một câu nửa mê nửa tỉnh làm ai nấy cười rộ. Ăn sáng xong, Hội đồng Chính phủ họp...". Đây là cái Tết thứ hai các thành viên chính phủ ăn Tết chung, lần trước là Tết Đinh Hợi (1947) họp tại Quốc Oai (thuộc tỉnh Hà Đông, gần Hà Nội) lần này trên chiến khu Việt Bắc, lần trước đang đối phó với sự tấn công của giặc, lần này đã khai thông biên giới chuẩn bị Tổng phản công. Tại kỳ họp Chính phủ này, sau khi nghe chúc Tết của đại diện Quốc Hội (cụ linh mục Phạm Bá Trực), đại diện Chính phủ (cụ Phan Kế Toại, bộ trưởng cao niên nhất) và của Quân đội (Đại tướng Võ Nguyên Giáp), "Đến lượt Hồ Chủ tịch cám ơn và chúc mọi người. Cụ cho mang vào một mâm cam và biếu mỗi vị một quả với câu "khổ tận cam lại" (khổ mãi rồi cái sướng sẽ đến)... Cụ lại dặn các vị có gia đình thì đem về làm quà cho gia đình..." Cuộc họp kéo dài đến tối. Tối hôm đó "Hồ Chủ tịch và các vị bộ trưởng, thứ trưởng chơi lửa trại. Hồ Chủ tịch bắt mỗi người đều có một trò chơi, hoặc làm thơ, hoặc nói chuyện hoặc hát. Bắt đầu là Hồ Chủ tịch rồi đến các vị khác theo thứ tự ABC...". Ngày hôm sau Chính phủ tiếp tục họp cho đến 1 giờ chiều và mọi người lên đường tới địa điểm chuẩn bị cho cuộc họp trù bị Đại hội lần thứ Hai của Đảng diễn ra vài ngày sau đó. Cùng trong ngày mùng Một Tết Tân Mão, Bác còn viết nhiều lá thư chúc Tết các đơn vị quân đội và đồng bào miền Trung Du vừa dành thắng lợi trong trên chiến trường và ký vài sắc lệnh liên quan đến việc giúp vốn cho người nghèo tăng gia sản xuất và giảm án tử hình cho một phạm nhân...".    

Cũng về cái Tết Tân Mão 1951 ấy của Bác Hồ, ông Trần Quốc Phong, lúc bấy giờ đang công tác ở Tòa soạn Báo Sự thật, trong bài "Gặp Bác Hồ mùa xuân năm 1951" kể lại rằng : "Ngày 5/2/1951. Ngày cuối cùng của năm Tân Mão - 30 Tết. Đêm nay, chúng tôi vui liên hoan đón giao thừa. Anh Trường Chinh và anh Hoàng Quốc Việt cùng chung vui đón giao thừa với anh em. (…). Sáng mồng 1 Tết, tiếng trống múa sư tử đã vang lên từ khắp các dãy nhà. Các trò chơi dân gian kéo co, ném còn và sân bóng chuyền vang lên tiếng hò reo cổ vũ. Chúng tôi có những bữa ăn tươi. Có bánh chưng (mỗi người 1/4 cái), thuốc lá, kẹo và rượu mùi. Đêm liên hoan, các bài ca cách mạng trầm hùng vút cao bên ngọn lửa trại rực hồng. Ngày mồng 1 Tết đã qua đi mà Bác vẫn chưa đến. Trưa mồng 2 Tết. Trời chợt hửng nắng xuân. Tất cả đang nghỉ trưa … thì bất ngờ Bác tới. Con ngựa hồng đi bước một từ dưới chân đồi đi lên. Bác đội chiếc mũ lá rộng vành, trùm một chiếc khăn che kín chòm râu và một phần khuôn mặt, chỉ còn lộ ra đôi mắt sáng tinh anh của Người. Đồng chí Dương Bạch Mai nhìn thấy Bác đầu tiên, anh chạy ào xuống đón Bác, vừa chạy vừa hô: Bác Hồ, Bác Hồ muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm! …Cả Đại hội náo nức, reo vui. Những người con trung kiên của Đảng quây quần bên Bác. Tiếng hô lại trào lên: Bác Hồ muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm!... Ai cũng muốn được lại gần Bác, muốn được ôm lấy Bác. Nhiều đại biểu khóc rưng rức. (…). Được quây quần quanh Bác, mọi người như trẻ lại. Bác khỏe, Bác vui, Bác giản dị và chan hòa. Từ nơi Bác tỏa ra một tình yêu bao la tới các đồng chí của Người. Trong những giây phút đầu xuân đầy cảm động ấy, Bác ôm hôn Bác Tôn Đức Thắng và chị Hoàng Thị Ái. Vừa ôm, Bác vừa nói: "Nào, xin chúc cho hai cái xuân già trẻ lại". (…). Tối hôm ấy, buổi liên hoan chúc Tết Bác thật cảm động và vui. Món quà Bác đem đến cho Đại hội là một bó rau cải xanh và mấy quả bí do chính tay Bác gieo trồng, chăm bón quanh ngôi nhà sàn của Bác. Bác muốn nhắc nhở mọi người thực hiện tốt cuộc vận động tăng gia sản xuất. Đó là một trong ba cuộc vận động lớn của Đảng ta sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công: Chống giặc đói - chống giặc dốt - chống giặc ngoại xâm. Đêm liên hoan bắt đầu. Ngồi bên Bác là một nữ sinh đại biểu cho học sinh, sinh viên Sài Gòn - Chợ Lớn. Chị đã đến Đại hội Đảng qua nửa vòng trái đất. Từ Sài Gòn qua Pháp, qua Đức dự Đại hội liên hoan thanh niên - sinh viên dân chủ thế giới. Rồi sau đó, chị qua Liên Xô. Từ Liên Xô đi Bắc Kinh và từ Bắc Kinh chị về Việt Bắc. Chị được đi con đường ngắn nhất như vậy, qua biên giới Việt - Trung chính là nhờ chiến thắng oanh liệt của quân dân ta Thu - Đông 1950. Biên giới phía Bắc được giải phóng, cửa ngõ đi ra các nước anh em chúng ta đã rộng mở…Đại biểu Nam Bộ được mời lên phát biểu đầu tiên. Đồng chí Trưởng đoàn chỉ mới nói được một câu: "Kính thưa Cha" đã bật khóc, nghẹn ngào không nói nên lời...Tất cả các đoàn đều lên chúc Tết Bác và biểu diễn các tiết mục văn nghệ Mừng Đảng - Mừng Xuân. Đồng chí Dương Bạch Mai hát bài: "Đoàn quân đi dưới nắng gắt gay mình đầm mồ hôi..." đến câu cuối cùng anh hát: "Em vẫn mong chờ tới ngày ấy đôi ta cùng... hôn" anh hôn một cái rõ kêu vào má chị Hồ Thị Minh ngồi bên cạnh Bác, rồi chống batoong đi về chỗ ngồi. Bác liền quay lại kêu: "Chú Mai lại đây Bác bảo". Cả hội trường hồi hộp. Đồng chí Dương Bạch Mai quay lên chỗ Bác. Bác đứng dậy và nói: "Thưởng cho chú một điếu thuốc lá". Cả hội trường vỡ òa lên niềm vui chung chan hòa giữa Bác và các đồng chí của Người…".

Mới đó mà 60 năm đã trôi qua. Tết Tân Mão (2011) này, chúng ta lại nao lòng nhớ đến Bác kính yêu. Nhớ đến Bác với cái Tết Tân Mão 60 năm về trước. Nhớ hình ảnh của vị Cha già với khối đại đoàn kết toàn dân trong những năm tháng đầy cam go, gian khổ, ác liệt mà rất đỗi hào hùng. Năm nay, trong lất phất của những cơn mưa phùn, đất nước đang bước vào Xuân. Mùa Xuân của đổi mới, phát triển và hội nhập kinh tế thế giới. Cơ hội có nhiều nhưng thách thức không ít. Nhưng những gì mà Bác đã để lại cho chúng ta, nhất là những di sản về tư tưởng và đạo đức của Người, đã và đang đem đến cho nhân dân ta niềm tin và sinh lực mới để tiếp tục đi lên, vượt qua khó khăn, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và chủ nghĩa xã hội.

Các tin khác